Cẩm Nang | Cẩm nang | Sau khi tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không?

Sau khi tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không?

Tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ đang băn khoăn. Vì thế bạn hãy theo dõi bài viết này để hiểu thêm về loại vaccine này nhé! 

Vaccine cúm mùa là gì? 

Vaccine cúm mùa là gì

Vaccine cúm mùa là gì

Vaccine cúm mùa là một loại vaccine được sử dụng phổ biến và đạt hiệu quả cao dùng để chống lại loại virus influenza. Loại virus này là nguyên nhân chính gây ra bệnh cúm mùa, việc tiêm loại vaccine này sẽ giúp cơ thể bạn có được một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi virus gây bệnh  

Những điều cần biết về vaccine Cúm mùa 

Như đã biết thì bệnh cúm mùa lan truyền rất nhanh và rất nguy hiểm, nó gây ra rất nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng và thậm chí là có thể lấy đi sinh mạng của bạn. Do đó mà vaccine cúm mùa ra đời, nó là một vị cứu tinh cho nhân loại. Được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, tiêm vaccine là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa. Vaccine cúm đã được thử nghiệm và sử dụng đạt hiệu quả cao trong suốt 60 năm qua. 

Những đối tượng nên tiêm vaccine Cúm mùa

Ai cũng cần phải tiêm vaccine để phòng chống loại bệnh nguy hiểm này, tuy nhiên các đối tượng sau đây là những đối tượng cần lưu ý vì virus rất dễ xâm nhập: 

  • Người lớn tuổi (trên 65 tuổi)
  • Phụ nữ đang mang thai 
  • Trẻ em (dưới 5 tuổi) 
  • Người có các bệnh lý nền: hen suyễn,đái tháo đường,suy gan, suy thận, ung thư,…
  • Người nhiễm HIV/AIDS
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm mùa.

Đây là nhóm người có hệ miễn dịch khá yếu, là đối tượng tuyệt vời cho virus xâm nhập. Do đó cần phải chú ý tiêm vaccine hàng năm, đúng lịch để tránh được những biến chứng đáng tiếc  

Những đối tượng không nên tiêm vaccine Cúm mùa

Những đối tượng sau đây không nên tiêm vaccine cúm mùa: 

  • Trẻ em (dưới 6 tháng tuổi)
  • Người bị dị ứng với thành phần của vaccine, người bị dị ứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng, 

Các đối tượng sau đây nên thăm khám bác sĩ kỹ càng trước khi quyết định tiêm vaccine: 

  • Người bị dị ứng với trứng hoặc tiền sử dị ứng trứng nghiêm trọng (triệu chứng khác ngoài phát ban sau khi tiếp xúc với trứng
  • Người mắc Hội chứng Guillain-Barré (GBS).
  • Người có sức khỏe không tốt như đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, bị sốt vừa hay sốt cao.

Tiêm cúm mùa có tác dụng gì?

Tác dụng của tiêm vaccine cúm mùa

Tác dụng của tiêm vaccine cúm mùa

Tiêm vaccine là một biện phải bảo vệ sức khỏe cho bạn tốt nhất, vậy tiêm loại vắc xin này có tác dụng gì?

  • Ngăn ngừa bệnh cúm mùa, sốt vi rút một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ những người có nguy cơ mắc bệnh cao và những người có bệnh lý nền tránh được virus gây bệnh. 
  • Bảo vệ cho mẹ bầu và thai nhi hiệu quả. 
  • Không chỉ bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà còn bảo vệ cho sức khỏe của cộng đồng.

Cơ chế hoạt động của vắc xin Cúm mùa

Cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của vaccine cúm mùa nhé! 

  • Vaccine phòng cúm bất hoạt (inactivated influenza vaccine – IIV) 

Loại vaccine này được điều chế từ loại virus cúm không còn hoạt động nữa, hiểu đơn giản là virus cúm được nuôi cấy và bị làm chết bằng nhiệt hoặc các cách khác. Tuy đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn, hệ miễn dịch vẫn còn và vẫn tạo được kháng thể

 IIV thường dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh lý nền. Đối với mẹ bầu thì tiêm vắc xin ngừa cúm đầy đủ trong thai kỳ sẽ bảo vệ cả bà mẹ và trẻ sơ sinh chống lại bệnh cúm mùa. Đây là các loại vaccine mạnh nên người được chủng ngừa có thể xuất hiện các phản ứng như: sốt nhẹ, sưng tại chỗ tiêm, đau cơ,… Bạn không cần phải lo vì nó sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày sau 

  • Vaccine tái tổ hợp (recombinant influenza vaccine – RIV)

Tái tổ hợp là phương pháp không cần sử dụng mẫu virus vaccine và trứng gà trong quá trình thực hiện mà dựa trên việc nuôi cấy tế bào. Tuy vậy,RIV đã được xác nhận về độ an toàn là tương đương với các loại vắc xin cúm khác.

  • Vaccine sống giảm độc lực (live attenuated nasal spray influenza vaccine – LAIV)

Vaccine cúm sống giảm độc lực sử dụng dưới dạng xịt mũi, đây là loại vắc xin có chứa virus gốc nhưng đã được làm giảm độc lực hoặc suy yếu nên nó không thể gây bệnh. LAIV hiện chỉ được sử dụng cho những người từ 2–49 tuổi và phải là những người không mắc các bệnh lý cơ bản. Tuy nhiên nó sẽ không phù hợp với những đối tượng sau đây:

  • Trẻ em (dưới 2 tuổi) hoặc trẻ bị hen suyễn 
  • Người trên 50 tuổi 
  • Phụ nữ mang thai
  • Dị ứng với thành phần thuốc
  • Mắc bệnh lý nền như tim mạch, phổi, gan,…

Các câu hỏi liên quan đến tiêm vaccine Cúm mùa 

Tiêm vaccine cúm mùa có sốt không?

Tiêm vaccine cúm mùa có sốt không?

Vaccine cúm mùa vẫn còn xa lạ đối với một số người và sau đây là những câu câu hỏi thường gặp

Tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không? 

Đây là loại vaccine mạnh nên người được chủng ngừa có thể xuất hiện phản ứng sốt nhẹ nhưng bạn không cần phải lo vì nó sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày sau 

Cúm mùa cần tiêm mấy mũi?

Vaccin cúm Tứ giá Vaxigrip tetra (Pháp)

Liều lượng 0,5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn

  • Trẻ em (6-9 tháng) lần đầu tiên tiêm: 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Sau đó tiêm 1 mũi mỗi năm
  • Trẻ em 9 tuổi trở lên và người lớn tiêm lần đầu: 1 mũi và tiêm lại mỗi năm
  • Vaccine cúm Tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan)

Liều lượng 0,5 ml dành cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi tiêm lần đầu – 2 mũi 

  •  Mũi 1: tiêm lần đầu tiên
  •  Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần và tiêm lại hàng năm

Đối với trẻ em từ 9 tuổi trở lên thì tiêm 01 mũi duy nhất và tiêm lại hằng năm

Vaccine tam giá

Trẻ em (36 tháng đến dưới 9 tuổi) tiêm lần đầu:

  • Tiêm mũi đầu và 1 tháng sau tiêm mũi thứ 2 
  • Sau đó tiêm lại 1 mũi mỗi năm

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn tiêm lần đầu: 1 mũi và sau đó tiêm lại mỗi năm.

Tiêm cúm mùa có tác dụng phụ không?

Phản ứng thường gặp

  • Tại vùng da tiêm: sưng, đau, bầm máu, cứng vùng da tiêm 
  • Cơ thể: sốt, khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, chảy mồ hôi, run 

Phản ứng nghiêm trọng

  • Nổi mề đay, phù mạch nhanh
  • Sốt cao, co giật
  • Khó thở, thở rít, tức ngực
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn
  • Tụt huyết áp, ngất
  • Rối loạn ý thức 

Bên trên chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tất tần tật thông tin về việc tiêm vaccine cúm mùa và cũng như là giải đáp những thắc mắc về loại bệnh này. Hy vọng bài viết của Hapacol sẽ giúp được bạn trong trường hợp mắc phải bệnh. 

Các bài viết khác

Bà bầu bị cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sức khỏe và sự an toàn của thai nhi là mối quan tâm hàng đầu của các bà bầu. Tuy nhiên trong...

Bệnh Cúm mùa có nguy hiểm không? Chi tiết về Cúm mùa từ A-Z

Cúm mùa là loại bệnh ai cũng đã từng bị qua với khả năng truyền nhiễm nhanh chóng. Bệnh cúm xuất hiện...

Trẻ đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Tuy...

Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ bị ho sốt

Trẻ bị ho, sốt do cảm lạnh, cảm cúm… cần được bồi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp nhằm tăng cường sức...

Cùng chuyên gia giải đáp 9 thắc mắc thường gặp về bệnh sởi

Bệnh sởi có lây không? Thời gian ủ bệnh là bao lâu? Có dễ bùng phát thành dịch? Liệu đó có phải...