Cẩm Nang | Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: Nguyên nhân và lưu ý cho ba mẹ

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: Nguyên nhân và lưu ý cho ba mẹ

Tiêu chảy kéo dài là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe trong giai đoạn phát triển. Do đó, ba mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khi gặp tình trạng này của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích cũng như một số lưu ý quan trọng dành cho ba mẹ. 

1. Chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em xảy ra như thế nào?

Chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi mắc chứng tiêu chảy lâu ngày là đau bụng, quặn bụng và khung đại tràng. Tần suất đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày và kéo dài trong hơn 2 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp kéo dài lâu hơn và có diễn biến xấu hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hơn hết là tính mạng của trẻ. Chứng tiêu chảy này ở trẻ được chia thành 2 loại: Tiêu chảy cấp (kéo dài khoảng 2 tuần) và Tiêu chảy mãn tính (kéo dài hơn 4 tuần).

2. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài

2 dạng tiêu chảy kéo dài trên đều có thể đến từ nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

2.1 Do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Các vi khuẩn thường gặp bao gồm vi khuẩn E.coli, Salmonella, Shigella… Các loại virus như virus Rota, virus Norwalk, virus Adenovirus… Hoặc các ký sinh trùng xâm nhập và tấn công hệ tiêu hóa như giun đũa, giun móc… 

 Tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn

Tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn

Trong các loại trên, virus Rota được cho là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trẻ đi ngoài mức độ nặng và dẫn đến nhập viện. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn hoặc virus có thể khiến trẻ bị nôn mửa, phát sốt sau vài giờ bị nhiễm. 

2.2 Dị ứng 

Tiêu chảy kéo dài do dị ứng có thể xảy ra khi trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như sữa, trứng, tôm, cua… hoặc có thể trẻ không thể dung nạp được lactose – một loại đường có trong thành phần sữa. Tiêu chảy do dị ứng thường xảy ra ngay sau khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm không thích ứng với hệ miễn dịch của cơ thể. Triệu chứng dị ứng sẽ tác động đến hệ tiêu hóa gây ra tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và phát ban… 

2.3 Mắc các bệnh lý về đường ruột

Đối với các bệnh lý về đường ruột cũng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy như bệnh Celiac, viêm ruột, viêm dạ dày, rối loạn chức năng co bóp ruột… 

3. Ba mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị chứng tiêu chảy kéo dài?

Tiêu chảy kéo dài có thể gây tử vong ở trẻ em nếu bị nặng. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây nếu con có triệu chứng tiêu chảy nặng và không thể kiểm soát được. 

  • Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nôn nhiều, đau bụng dữ dội… ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng, khiến cơ thể mệt mỏi, lả đi. Trong thời gian này, đường ruột của trẻ vẫn có khả năng hấp thụ nước. Vì vậy,  ba mẹ cần bổ sung nước hoặc các chất điện giải cho trẻ. 
  • Đối với trẻ dưới 5 tuổi, ba mẹ có thể tham khảo bác sĩ và bổ sung kẽm cho trẻ để kiểm soát được tình trạng tiêu chảy.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh vì kháng sinh có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Kháng sinh nếu dùng trong thời gian lâu sẽ khiến cơ thể “lờn thuốc”. Điều này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài và nặng thêm. 
Đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong giai đoạn này. Ba mẹ cần cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đường, ít chất béo. Khi trẻ được bổ sung đủ chất, niêm mạc ruột sẽ phục hồi tổn thương và giảm tình trạng tiêu chảy. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau – hạ sốt có thể hòa tan trong nước cho trẻ uống. Lưu ý, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, ba mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

4. 3 bước phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ

Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Triệu chứng này cũng khá nguy hiểm nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc con và kiểm soát tình trạng. Vậy để phòng ngừa chứng tiêu chảy ở trẻ, ba mẹ nên thực hiện những điều gì?

4.1 Sử dụng vacxin 

Vacxin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ. Đặc biệt là khi tình trạng tiêu chảy xảy ra do virus Rota. Hiện nay, vacxin Rotavirus đã được nghiên cứu, sản xuất và triển khai sử dụng tại Việt Nam. Vacxin Rotavirus là loại vacxin uống và được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Vacxin Rotavirus có tổng cộng là 2 liệu uống liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần. 

Sử dụng vacxin để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ

Sử dụng vacxin để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ

4.2 Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ăn là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh tiêu chảy. Cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây.

Ngoài ra, cha mẹ cần bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm khuẩn. Thực phẩm cần được nấu chín kỹ trước khi ăn. Thực phẩm sống, chín cần được bảo quản riêng biệt. Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông ở nhiệt độ thích hợp.

4.3 Bảo đảm vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh cũng là một biện pháp quan trọng để phòng bệnh tiêu chảy. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên.

Môi trường sống cũng nên được đảm bảo sạch sẽ để hạn chế tình trạng tiêu chảy nói riêng và các bệnh khác nói chung. Gia đình cần thu dọn rác thải thường xuyên, vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, vật dụng sạch sẽ.

Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹo chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh tại nhà

Việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy trên sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài.

Các bài viết khác

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Chúng ta đều biết bàn chân được coi là “bệ đỡ” của cả cơ thể. Đặc biệt, lòng bàn chân là nơi...

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn bạn cần biết

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở các đối tượng trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh sẽ...

Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?

Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì ở giai đoạn bé còn bú sữa mẹ là vấn đề được các mẹ...

Trẻ đi ngoài nhiều lần và các triệu chứng kèm theo

Trẻ em thường đi ngoài nhiều hơn so với người lớn. Nhưng nếu trẻ đi ngoài nhiều lần kèm theo các triệu...

5 cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày hiệu quả

Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Đi ngoài...

Đi ngoài ra nước là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe gì?

Đi ngoài ra nước là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau,...