Cẩm Nang | Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Chúng ta đều biết bàn chân được coi là “bệ đỡ” của cả cơ thể. Đặc biệt, lòng bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo liên quan tới các bộ phận nội tạng như gan, thận, dạ dày… Thế nhưng vị trí này lại ít được quan tâm và chăm sóc. Đối với chứng bị đau nhói lòng bàn chân, nếu không được phát hiện và kiểm tra sớm thì sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến cơ thể và chức năng hoạt động của trẻ. Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy những dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất?

1. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Trong độ tuổi chạy nhảy, hoạt động nhiều, việc chấn thương, tổn thương ở các vị trí tay, chân là điều xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, chấn thương ở các phần bên trong khiến cha mẹ không kiểm soát và khó phát hiện.  Các triệu chứng mà cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân bao gồm:

  • Đau nhói, khó chịu ở lòng bàn chân
  • Sưng phù, đỏ, nóng ở lòng bàn chân
  • Khó đi lại, chạy nhảy
  • Đau lan đến phần gót chân và cổ chân

2. Nguyên nhân bị đau nhói ở lòng bàn chân

Đối với các triệu chứng trên, nguyên nhân có thể do hoạt động chạy nhảy thường ngày của trẻ. Nhưng vẫn có một vài nguyên nhân tác động khác. 

2.1 Chấn thương (bong gân, gãy xương, tổn thương cơ)

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhói ở lòng bàn chân trẻ em. Các chấn thương sẽ đến từ các phần bên trong như xương, cơ… Ví dụ như:

  • Bong gân: Bong gân là tình trạng dây chằng bị giãn hoặc rách. Dây chằng là các mô nối các xương lại với nhau. Nếu dây chằng bị tác động mạnh thường dẫn đến bong gân, có thể do trẻ đã bị trẹo chân hoặc ngã trong lúc vận động.
  • Gãy xương: Thông thường, không ai để ý đến phần xương ở lòng bàn chân. Thế nhưng, xương ở lòng bàn chân có thể bị nứt hoặc gãy nếu trẻ bị té ngã hoặc bị va đập mạnh vào vị trí này. 
  • Tổn thương cơ: Cơ bị căng giãn quá mức khiến trẻ có cảm giác đau và khó chịu, dẫn đến khó khăn trong vận động hàng ngày. 

2.2 Các bệnh lý viêm – nhiễm 

Ngoài những nguyên nhân tổn thương do các hoạt động chạy nhảy hằng ngày của trẻ, việc bị đau nhói lòng bàn chân có thể đến từ các bệnh lý viêm – nhiễm.

  • Viêm gân – viêm khớp: Viêm gân – khớp lòng bàn chân là tình trạng khớp bị viêm, gây đau, sưng, cứng khớp gây giảm khả năng vận động của trẻ. Viêm khớp ngoài nguyên nhân chấn thương ra, bệnh lý này có thể do nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc do nấm.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Đây là tình trạng viêm, sưng đỏ của một túi dịch lỏng ở các khớp. Bao hoạt dịch có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận như cơ bắp, gân và da. Bao hoạt dịch có thể bị viêm do chấn thương phần trong hoặc đến từ bệnh lý tự miễn hay còn gọi là rối loạn hệ miễn dịch. 
 Viêm bao hoạt dịch khớp khiến trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Viêm bao hoạt dịch khớp khiến trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

2.3 Hội chứng bàn chân bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt ngày càng phổ biến ở trẻ em

Hội chứng bàn chân bẹt ngày càng phổ biến ở trẻ em

Đây là bệnh lý có thể xảy ra đối với người lớn và cả trẻ em. Bệnh lý này xảy ra do cấu tạo của lòng bàn chân. Đối với cơ thể phát triển bình thường, lòng bàn chân được cấu tạo 3 vòm để giữ cơ thể cân bằng. Tuy nhiên, với người mắc chứng này, lòng bàn chân sẽ bằng phẳng, không có độ lõm. Cấu tạo này dẫn đến tình trạng đau nhức ở lòng bàn chân, thậm chí ảnh hưởng đến phần cổ chân, cẳng chân, khớp gối… 

3. Cách điều trị tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngày cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị với các phương pháp phù hợp tùy vào nguyên nhân và các triệu chứng.

  • Đối với các sự cố chấn thương 

Đối với các sự cố chấn thương, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định bằng các cách giúp làm giảm đau, giảm viêm như:

  • Nghỉ ngơi theo một khoảng thời gian nhất định tùy vào mức độ nặng – nhẹ
  • Chườm lạnh và dùng thuốc giảm đau
  • Sử dụng băng ép 
  • Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh và hồi phục chức năng của cơ
  •  Đối với tình trạng viêm nhiễm

Nếu trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân do viêm – nhiễm, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, trẻ cần được thăm khám định kỳ theo sự yêu cầu của bác sĩ. 

  • Đối với hội chứng bàn chân bẹt: Cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời. Tránh trường hợp để tình trạng quá lâu dẫn đến tổn thương các bộ phận liên quan. 

4. Làm thế nào để hạn chế tình trạng bị đau nhói ở lòng bàn chân của trẻ?

Sự phát triển của trẻ nhỏ luôn luôn cần được cha mẹ quan tâm một cách kỹ lưỡng. Trẻ cần được phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn trong giai đoạn phát triển của trẻ, như tình trạng bị đau nhói ở lòng bàn chân, ba mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây.

  • Ba mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì nếu thiếu các chất thiết yếu sẽ dẫn đến các bệnh lý sức khỏe không mong muốn ở trẻ. Ví dụ như thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, khớp…
Ba mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ

Ba mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ

  • Cho trẻ đi giày, dép vừa vặn và phù hợp với bàn chân. Nếu đi giày quá rộng hoặc quá chật, trẻ sẽ bị đau chân và gặp khó khăn khi đi lại – vận động. 
  • Chú ý đến quá trình hoạt động của con, giúp con tập luyện thể thao đều đặn. Nhưng, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động hoặc chơi những môn thể thao quá sức. 
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau nếu không có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Vì một số thuốc giảm đau có chứa các tác dụng phụ như suy gan, suy thận… 

Hơn hết, nếu trẻ gặp phải bất kỳ triệu chứng bị đau nhói ở lòng bàn chân nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bài viết khác

Cần làm gì khi trẻ tự nhiên sốt cao

Trẻ tự nhiên bị sốt cao là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào cha mẹ...

Tổng hợp những cách chữa trị bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hoá. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá thường...

[Giải đáp] Nguyên nhân bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

Đa số các trẻ sơ sinh đều bị ọc sữa nhiều lần trong ngày. Đây là tình trạng bình thường khi hệ...

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn bạn cần biết

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở các đối tượng trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh sẽ...

Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?

Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì ở giai đoạn bé còn bú sữa mẹ là vấn đề được các mẹ...

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ: Nguyên nhân và lưu ý cho ba mẹ

Tiêu chảy kéo dài là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tiêu...