Cẩm Nang | [Giải đáp] Nguyên nhân bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

[Giải đáp] Nguyên nhân bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

Đa số các trẻ sơ sinh đều bị ọc sữa nhiều lần trong ngày. Đây là tình trạng bình thường khi hệ tiêu hoá của bé vẫn đang trong giai đoạn dần hoàn thiện. Các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng nhiều cho trẻ, tuy nhiên không được chủ quan và cần có những biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu bất thường. 

1.Tình trạng trẻ bị ọc sữa là gì

Trẻ bị ọc sữa 

Trẻ bị ọc sữa

Ọc sữa được xem là tình trạng sữa trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, sau đó bị trào ra ngoài miệng. Đây là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là khi bé đã ăn no hoặc vặn mình.

2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị ọc sữa

Hiện nay vẫn còn nhiều mẹ đang nhầm lẫn giữa tình trạng ọc sữa và nôn trớ. Thực chất, đây là hai hiện tượng hoàn toàn không giống nhau cho dù xảy ra sau khi bé đã bú no. 

Bé sơ sinh khi bị ọc sữa xảy ra rất dễ dàng, ít hoặc không có lực tác động. Lúc này, thức ăn có trong dạ dày có thể trào ngược lên cổ họng hoặc bé có thể nuốt phải không khí trong khi bú gây nên tình trạng ợ hơi, đi cùng với một số chất lỏng.

Phụ huynh cần phải phân biệt rõ ràng giữa ọc sữa ở trẻ em và nôn trớ để có cách xử lý phù hợp.

3. Nguyên nhân làm trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

3.1 Ọc sữa bệnh lý

Trẻ hay ọc sữa là do hệ tiêu hoá của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Cụ thể là trong giai đoạn đầu, dạ dày của bé nằm ngang và tâm vị co thắt nên rất yếu. Khi trẻ bú quá no, có thể tăng áp lực trong bụng, gây nên tình trạng ọc, trớ sữa. Đây cũng chính là lý do vì sao bố mẹ thường thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất hay bị ọc sữa.

Theo thời gian, hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn thiện hẳn. Có trẻ 3 tháng, hệ tiêu hoá đã được hoàn thiện cơ bản, những cũng có trẻ lên đến 6 tháng thậm chí là 12 tháng. Vì thế, bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa liên tục cũng được cho là hiện tượng thường thấy, có thể xảy ra khi hệ tiêu hoá của con hoàn thiện.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa sau khi bú rất có thể là do:

  • Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều và ép bú sữa quá mức
  • Khoảng cách cữ bú thường quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc bú quá lâu
  • Cho trẻ bú bình sai cách hay sử dụng núm vú bình sữa lớn khiến cho bé nuốt khí vào trong, gây ra căng tức và hậu quả làm cho bé uống sữa thường xuyên bị ọc.
  • Bé vừa bú no đã cho nằm cũng chính là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
  • Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh còn do mẹ quấn tã hoặc băng rốn cho con quá chật

3.2 Ọc sữa sinh lý

Đôi khi, trẻ sơ sinh bị ọc sữa cũng là dấu hiệu của một bệnh lý bên trong cơ thể. Lúc này, ngoài xảy ra hiện tượng ọc sữa, còn có một số triệu chứng kèm theo chẳng hạn như bụng đau bị chướng, nôn có lẫn máu, co giật, sốt cao hoặc đôi khi tiêu phân bất thường.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh trong bệnh lý nội khoa: Một sốc ăn bệnh sẽ làm bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não mủ,…

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh trong bệnh lý ngoại khoa: có nhiều trường hợp, ảnh hưởng của các bệnh lý ngoại khoa có thể kể đến như hẹp phì đại môn vị bị trớ sữa liên tục, sau mỗi lần bú là trẻ ọc sữa. Trong trường hợp lồng ruột, trẻ đột ngột nôn ói nhiều kèm theo tiếng khóc thét dữ dội từng cơn, xanh tái, có thể đi tiểu lẫn máu. 

3.3 Do nhiễm khuẩn hoặc virus

Trẻ sơ sinh khi bị trớ sữa có thể là do nhiễm trùng tai, đường hô hấp và tiết niệu. Ngoài ra, cúm dạ dày – bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường tiêu hoá do virus là nguyên nhân làm bé bị ọc sữa. Lúc này, niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, khiến trẻ sơ sinh ọc bị trớ sữa liên tục, kèm theo nhiều triệu chứng tiêu chảy, chán ăn, đau bụng và thậm chí là sốt cao. 

3.4 Tác dụng phụ của vitamin và một số loại thuốc

Với trẻ bú sữa mẹ, nếu mẹ sử dụng thuốc điều trị (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus và thuốc chống viêm) có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa và khiến cho trẻ bú hay ọc sữa. 

3.5 Trẻ khóc quá nhiều

Quấy khóc nhiều cũng chính là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Bởi trẻ quấy khóc thường xuyên vẫn có thể kích hoạt phản xạ nôn và gây ra tình trạng trẻ bị ọc sữa. Tuy nhiên, đây cũng chính là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. 

4. Trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh khi ọc sữa nhiều lần là hiện tượng phổ biến thường chỉ xảy ra trong tuần đầu sau sinh và có thể sẽ tự biến mất sau khoảng 6 – 24 giờ. Chính vì thế, thay vì lo lắng cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của con để có hướng xử lý kịp thời, nếu tình trạng trở sơ sinh bú xong bị ọc sữa kéo dài. 

5. Cần làm gì khi trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong ngày

Cần làm gì khi trẻ ọc sữa 

Cần làm gì khi trẻ ọc sữa

Điều đầu tiên ba mẹ cần làm khi thấy trẻ bị ọc sữa đó là:

  • Sử dụng khăn mềm và lau sạch miệng bé và dung dịch nôn. Thay toàn bộ quần áo cho bé để không bị dính mùi hôi của sữa bị ọc.
  • Cho bé nằm úp hoặc nằm nghiêng sang 1 bên phòng trừ trường hợp bé nôn thì chất nôn sẽ không tràn vào khí quản gây sặc. Sau đó, khum bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng cho bé từ dưới lên trên.
  • Không nên cho bé ăn ngay sau khi đã nôn. Thay vào đó hãy chia nhỏ khẩu phần ăn cho từng bữa để bé dễ dàng hấp thụ.
  • Không cho bé sử dụng bất kỳ thuốc chống ọc nào khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi kỹ tình trạng của bé, nếu có xuất hiện dấu hiệu nào bất thường nêu trên đây, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời.

Với những thông tin trên đã một phần nào giúp các bậc cha mẹ yên tâm hơn và có cách xử trí kịp thời khi trẻ bị ọc sữa nhiều lần. Nếu trường hợp trẻ bị ọc xuất hiện thêm những biểu hiện khác ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời kiểm tra. 

Các bài viết khác

Trẻ sốt cao mắt đỏ: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sốt cao mắt đỏ chính là một dấu hiệu cảnh báo của một loại sốt do virus gây ra, đôi khi...

Cần làm gì khi trẻ tự nhiên sốt cao

Trẻ tự nhiên bị sốt cao là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào cha mẹ...

Tổng hợp những cách chữa trị bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hoá. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá thường...

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhói ở lòng bàn chân

Chúng ta đều biết bàn chân được coi là “bệ đỡ” của cả cơ thể. Đặc biệt, lòng bàn chân là nơi...

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn bạn cần biết

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở các đối tượng trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh sẽ...

Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?

Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì ở giai đoạn bé còn bú sữa mẹ là vấn đề được các mẹ...