Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng hay gặp, thế nhưng tại sao trẻ hay mắc phải đến vậy? Để hạn chế tình trạng này và đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ, dưới đây là những thông tin phụ huynh cần biết về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ.
Nguyên nhân chủ yếu do mẹ cho trẻ bú không đúng cách và chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý. Ví dụ như khi mẹ cho bé bú quá no, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vì còn yếu nên hoạt động chưa hiệu quả. Lượng sữa dồn ứ không tiêu hóa được khiến bé bị đầy bụng từ đó xảy ra tình trạng nôn trớ sữa.
Ngoài ra, tư thế bú sai cách làm dẫn đến tình trạng trẻ nuốt phải không khí vào dạ dày, khiến trẻ nhanh no và trẻ bị trớ sữa. Cho bé nằm ngay sau khi vừa ăn no xong, quấn khăn hay quấn rốn quá chặt cũng làm trẻ dễ bị trớ sữa.
Tư thế cho bú sai cách làm trẻ dễ bị nôn
Tuy nhiên, hiện tượng trớ sữa không hoàn toàn là do vấn đề sinh lý. Trong một vài trường hợp, có nhiều khả năng cho thấy bé nhà bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa quá nhiều lần dù có cải thiện cách cho bú thì có thể nghi ngờ bé đang mắc phải các chứng bệnh như:
Tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị hợp lý.
Xem thêm: Những thực phẩm nên bổ sung cho bé mùa nóng
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ, bố mẹ cần thực hiện các bước như sau:
Khi thấy trẻ bắt đầu nôn trớ, bố mẹ cần nghiêng đầu trẻ quay sang một bên để chất nôn không đi vào đường mũi. Sau đó, bạn nhanh chóng làm sạch chất nôn có trong miệng, họng và mũi trẻ (thứ tự là miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc dùng ngón tay quấn băng gạc.
Khum bàn tay lại và vỗ nhẹ hai bên lưng giúp trẻ đẩy hết chất nôn còn sót lại ra ngoài cổ họng.
Sau đó, dùng khăn thấm nước ấm lau cổ và quanh người trẻ, thay quần áo nếu dính bẩn.
Sau khi trẻ nôn hết, bạn cho trẻ một ít nước ấm hoặc dung dịch oresol pha với nước ấm, bón từng thìa nhỏ (với trẻ 6 tháng tuổi). Với trẻ bú mẹ hoàn toàn (dưới 6 tháng tuổi) thì mẹ tiếp tục cho trẻ bú lại từ từ. Sau đó ru trẻ ngủ từ từ, không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Theo dõi tình trạng của trẻ.
Một điều bố mẹ nên nhớ đó là không được cho trẻ sơ sinh bị trớ dùng các loại thuốc có tác dụng chống nôn. Sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Không nên tự ý cho bé dùng thuốc chống nôn
Xem thêm: Mẹ Nên Cho Trẻ Ăn Gì Tăng Sức Đề Kháng?
Để chấm dứt tình trạng trẻ bị nôn trớ sau khi ăn xong, bố mẹ cần thay đổi một vài thói quen không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.Trẻ bị nôn trớ nhiều lần làm gián đoạn việc ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa, mẹ nên cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không nên ép trẻ ăn quá no. Khi trẻ đã ăn xong, vỗ nhẹ sau lưng để trẻ ợ hơi rồi mới cho trẻ nằm sau 20 – 30 phút. Không nên bế xốc hay chơi đùa với trẻ khi vừa ăn no xong.
Hành động massage nhẹ nhàng quanh rốn cho bé cũng giúp làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ. Massage bụng bé xuôi theo đường đi của khung đại tràng giúp gia tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, trẻ đi ngoài dễ hơn, giảm trướng bụng ở trẻ.
Khi cho bé bú, điều chỉnh tư thế sao cho để miệng bé ngậm hết đầu ti, hạn chế trẻ hút phải không khí.
Như vậy cách tốt nhất để hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ hoặc bị sặc đó là mẹ không nên để con vừa nằm, vừa bú sữa. Việc cho bú đúng cách không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn, giúp trẻ ăn ngủ ngon, chóng lớn.
Nguồn tham khảo: https://medlatec.vn/tin-tuc/cha-me-nen-xu-tri-the-nao-khi-tre-so-sinh-bi-tro-sua-s195-n18183