Cẩm Nang | Cẩm nang | Nguyên nhân đau khớp gối và các phương pháp điều trị

Nguyên nhân đau khớp gối và các phương pháp điều trị

Các cơn đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khó chữa cho người bệnh. Là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau nên chúng ta không được có thái độ chủ quan với căn bệnh này. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau khớp gối và điều trị như nào là đúng? Cùng chuyên gia Hapacol tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

1. Tìm hiểu về bệnh đau khớp gối

Đau đầu gối là tình trạng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đây thường là một dấu hiệu cho thấy có sự tổn thương hoặc vấn đề xảy ra trong khu vực khớp gối, bao gồm các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch.

Đau khớp gối và những triệu chứng thường gặp 

Đau khớp gối và những triệu chứng thường gặp

2. Nguyên nhân bị đau khớp gối

Có 2 nguyên nhân chính gây đau khớp gối gồm: chấn thương đầu gối và các bệnh lý về xương khớp gây nên.

2.1. Chấn thương đầu gối 

Đầu gối là một khớp phức tạp, có nhiều cấu trúc như xương, sụn, dây chằng và bao hoạt dịch, do đó dễ dàng bị tổn thương khi gặp các tác động mạnh, chơi thể thao quá mức, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Các dạng chấn thương đầu gối và triệu chứng đi kèm có thể bao gồm:

  • Bong gân: tình trạng tổn thương một số bó sợi hoặc giãn dây chằng, gây đau, sưng và bầm tím quanh khớp gối.
  • Tổn thương dây chằng: dây chằng chéo trước thường bị giãn hoặc đứt, dẫn đến đau khớp gối, sưng và hạn chế vận động.
  • Tổn thương sụn chêm: rách sụn chêm có thể xảy ra khi xoay gối đột ngột hoặc mang vác vật nặng, gây đau và sưng nề. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mảnh sụn có thể lọt vào giữa khe khớp, gây hiện tượng kẹt khớp.
  • Gãy xương: trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy khi có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Gãy xương gây đau, bầm tím và có thể tê liệt cử động. 
  • Trật khớp: hiện tượng này xảy ra khi đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao dễ bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.
  • Gây viêm bao hoạt dịch gối.

2.2. Các bệnh lý khác về xương khớp 

Thoái hóa khớp gối

Là quá trình tự nhiên của lão hóa cơ thể, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác như tai nạn, béo phì, vận động quá nặng, không thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống thiếu chất, có thói quen hay ngồi xổm. Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối và vận động khó khăn ở khớp gối.

Viêm khớp gối

Khi bị viêm khớp, xương sụn trơn bị mòn đi, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn. Viêm khớp gối thường xuất hiện vào sáng sớm và kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài.

Viêm khớp dạng thấp

Là bệnh lý tự miễn gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau khớp, cứng khớp và có thể dẫn đến biến dạng khớp.

Bệnh gout

Là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout có thể tác động lên khớp gối và gây đau.

Bệnh gout xảy ra nhiều ở người lớn

Bệnh gout xảy ra nhiều ở người lớn

Bàn chân bẹt

Lòng bàn chân phẳng có thể gây căng thẳng cho các dây chằng bên của đầu gối, khiến khớp gối dễ bị lệch và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

3. Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng thường thấy khi đau khớp gối 

Các triệu chứng thường thấy khi đau khớp gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp khi mắc các vấn đề về đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối:

  • Khớp gối có thể bị sưng và cảm giác cứng sau khi thức dậy hoặc sau các hoạt động vận động.
  • Khi khớp gối bị viêm hoặc bị tổn thương, khu vực này có thể trở nên đỏ, nóng và nhạy cảm khi chạm vào.
  • Cảm giác khớp gối yếu hoặc không ổn định có thể xảy ra sau khi gặp chấn thương hoặc do các vấn đề cơ bản về dây chằng và cấu trúc khớp gối.
  • Tiếng kêu lạo xạo có thể là dấu hiệu của việc tổn thương hoặc mài mòn sụn trong khớp gối.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối một cách đầy đủ, có thể có vấn đề về cơ hoặc cấu trúc trong khớp gối.

Đôi khi để giảm đau khớp gối, người bệnh đã áp dụng sai phương pháp điều trị khiến cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc có các dấu hiệu đặc biệt như:

  • Đầu gối yếu và (hoặc) không thể chịu lực.
  • Chân hoặc đầu gối biến dạng rõ rệt.
  • Bị sốt, kèm theo mẩn đỏ, đau và sưng ở đầu gối.
  • Đau đầu gối nghiêm trọng sau chấn thương.

4. Các phương pháp trị đau khớp gối

Vậy phương pháp nào hiệu quả trong việc giảm đau khớp gối?

4.1. Dùng thuốc theo chỉ định 

Điều trị đau đầu gối bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc có chứa các thành phần được sử dụng để giảm đau và điều trị các vấn đề cốt lõi gây đau đầu gối:

  • Steroid
  • Corticoid 
  • Colchicine
  • Tramadol 
  • Celecoxib
  • Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen được sử dụng phổ biến như thành phần giảm đau chính cho các loại thuốc hỗ trợ giảm đau khớp gối).
Thuốc điều trị đau khớp gối

Thuốc điều trị đau khớp gối

4.2. Vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị đặc biệt để giúp giảm đau đầu gối và cải thiện chức năng của khớp gối. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ xây dựng các chương trình tập trung vào các cơ xung quanh đầu gối và giúp khớp trở nên ổn định hơn. Một số bài tập vật lý trị liệu thông thường được sử dụng:

  • Bài tập điều chỉnh chuyển động nhằm giảm áp lực lên khớp và giảm đau.
  • Bài tập cải thiện tính linh hoạt và thăng bằng giúp giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện sự ổn định của khớp gối.
  • Đệm lót vòm (Arch support) giúp giảm đau và giúp đi lại được thoải mái hơn.
  • Nẹp hỗ trợ được sử dụng để bảo vệ và nâng đỡ khớp gối. 

Vật lý trị liệu thường được thiết kế dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người với mục tiêu chính là giảm đau, cải thiện chức năng và tăng cường sự ổn định của khớp gối. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện các bài tập và phương pháp vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa.

4.3. Tiêm thuốc 

Trong một số trường hợp, khi điều trị đau khớp gối thông qua các phương pháp khác không hiệu quả hoặc khi vấn đề đau đầu gối nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc hoặc các chất khác trực tiếp vào khớp để giảm đau và cải thiện tình trạng khớp gối.

  • Tiêm thuốc giúp giảm các triệu chứng viêm khớp, giảm đau và sưng. Hiệu quả của tiêm corticoid có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của khớp gối và bệnh lý cơ bản.
  • Một số bệnh viện sẽ sử dụng tiêm các hoạt chất có chứa thành phần là axit hyaluronic để cải thiện khả năng vận động của khớp, giảm đau và cải thiện vận đồng người bệnh.  
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): PRP được tạo ra bằng cách tách riêng các thành phần giàu tiểu cầu từ máu của bệnh nhân và sau đó được tiêm trực tiếp vào khớp gối. 

5. Phòng ngừa đau khớp gối 

Để phòng ngừa đau nhức xương khớp do vấn đề đau khớp gối gây ra, bạn có thể áp dụng những biện pháp hữu ích sau để giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa khớp gối.

  • Ngừng tập luyện hoặc tránh thực hiện các động tác gây đau.
  • Tăng cường độ tập luyện từ từ để tránh gây quá tải cho khớp gối và cơ bắp.
  • Thực hiện tập thể dục thể thao đúng cách.
  • Các bài tập như aerobic, yoga, bơi lội, đạp xe… giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của cơ tứ đầu và gân kheo, từ đó hỗ trợ ổn định và bảo vệ khớp gối.
  • Chuyển sang các môn thể thao khác như bơi lội, vận động không tải hoặc tham gia các hoạt động thể thao ít gây áp lực lên khớp gối.
  • Duy trì cân nặng để giảm tải lực lên khớp gối.
  • Sử dụng miếng đệm đầu gối và giày thích hợp.

Hapacol tin rằng với nội dung được đề cập ở trên, bạn đã có cho mình đủ kiến thức để phòng ngừa bệnh đau khớp gối. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến đau đầu gối hãy nhanh chóng liên hệ chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Nguồn tham khảo:

https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-dau-goi/

Các bài viết khác

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa...

Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú dành cho các mẹ

Cảm cúm là một căn bệnh vô cùng phổ biến và cũng dễ điều trị. Tuy nhiên, với mẹ bầu đang cho...

7 mẹo trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian mà bạn nên biết

Cảm cúm là một căn bệnh do siêu vi trùng gây nên, dù vậy căn bệnh này cũng dễ chữa và có...

7 cách trị đau khớp gối tại nhà an toàn và hiệu quả

Đau khớp gối là vấn đề phổ biến ở nhiều người đặc biệt là ở người trung niên trở lên. Tình trạng...

Viêm khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp gối là một bệnh lý liên quan đến mô sụn và cấu trúc xương trong khớp gối, gây đau và ...

Tìm hiểu về bệnh đau khớp vai và các biện pháp phòng ngừa

Bệnh đau khớp vai là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của...