Cẩm Nang | Cẩm nang | Khắc phục tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng

Khắc phục tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng

Nhiều người vẫn hay thắc mắc “Khàn tiếng nhưng không đau họng có vấn đề gì nguy hiểm hay không?” Để giải đáp câu hỏi này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hapacol. Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng và biện pháp xử lý hiệu quả.

1. Khàn tiếng là gì

Khàn tiếng nhưng không đau họng là hiện tượng thay đổi âm thanh khi nói, làm cho giọng trở nên thô, khàn và không mượt mà. Đây là một vấn đề rất phổ biến, ước tính khoảng 1/3 dân số toàn cầu trải qua ít nhất một lần trong đời. Khàn tiếng có thể xảy ra ở cả người trưởng thành và trẻ em. Tuy nhiên, đối với một số người phải nói thường xuyên như như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khàn tiếng có thể tự khắc phục trong vài ngày. Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài hơn hai tuần mà không rõ nguyên nhân, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để đề phòng các nguy cơ liên quan đến tổn thương dây thanh hay bệnh phát triển thành các biến chứng khác.

Khàn tiếng nhưng không đau họng là bệnh gì?

Khàn tiếng nhưng không đau họng là bệnh gì?

2. Nguyên nhân bị khàn tiếng

Khàn tiếng có thể xảy ra mà không kèm theo đau họng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: 

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và ảnh hưởng đến dây thanh quản, đặc biệt là vào buổi sáng. Nguyên nhân này thường gặp phổ biến, tuy nhiên, có thể có trường hợp bị khàn tiếng những không rõ nguyên nhân. Vì khàn giọng không nhất thiết phải kèm theo các triệu chứng như ợ hơi và ợ chua, những biểu hiện của trào ngược dạ dày và tá tràng.
  • Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả do khối u hoặc viêm nhiễm. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn tiếng.
  • U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm: Đây được hiểu là người bệnh sẽ có khối u trên dây thanh âm. Trường hợp này thường xảy ra ở những người phải thường xuyên sử dụng giọng nói với tần suất cao như giáo viên hoặc MC.
  • Ung thư: Việc bị khàn tiếng có thể là một trong các dấu hiệu sớm của một số loại bệnh ung thư như ung thư vòm họng hoặc ung thư thanh quản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các loại ung thư khác như ung thư gan hoặc phổi có thể lan rộng đến khu vực họng và gây khàn tiếng, mặc dù không gây đau họng.
  • Liệt dây thần kinh thanh quản: Dây thần kinh này có thể bị tổn thương sau phẫu thuật như mổ tuyến giáp.
Khàn tiếng thường liên quan đến nhiều nguyên nhân 

Khàn tiếng thường liên quan đến nhiều nguyên nhân

3. Tại sao bị khàn tiếng nhưng không đau họng

Khàn tiếng nhưng không đi kèm cảm giác đau họng là một tình trạng bình thường. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần phải đến trực tiếp các phòng khám uy tín để được các bác sĩ kiểm tra thực tế. 

4. Khàn tiếng nhưng không đau họng có nguy hiểm không

Thông thường, khàn tiếng thường đi kèm với những bệnh lý phổ biến như viêm thanh quản, viêm họng hoặc viêm amidan. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài (đặc biệt là trên 2-3 tuần), điều này có thể là tín hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm như ung thư thanh quản. 

Một số bệnh nhân bị khàn tiếng nhưng không đau họng nguyên nhân là do ung thư thanh quản. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian sau, khi bệnh phát triển nặng hơn có thể gây ra khó thở, khó nuốt, đau họng, ho ra máu, và thậm chí mất tiếng hoàn toàn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể di căn và gây nguy hiểm đến tính mạng(1). 

Ngoài ung thư thanh quản, còn có các bệnh lý khác như u vòm họng và u tuyến giáp. Các bệnh này cũng có các triệu chứng tương tự như khàn tiếng, mệt mỏi, ho, nhưng chúng thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Do đó, dù có đau họng hay không, nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời.

5. Khắc phục tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng

Có nhiều phương pháp điều trị khàn tiếng tuỳ theo mức độ. Dưới đây là 2 cách được ứng dụng nhiều nhất.

5.1. Sử dụng thuốc

Thuốc là giải pháp giúp trị khàn tiếng nhưng không đau họng với thời gian nhanh và mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn cần xác định rõ nguyên nhân và tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn. Dưới đây là một vài nhóm thuốc được chỉ định khi điều trị khàn tiếng bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc nhóm kháng sinh: Nếu khàn tiếng do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để giảm viêm và điều trị nhiễm trùng. 
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Các loại thuốc này giúp giảm sưng và viêm trong dây thanh quản, từ đó cải thiện khàn tiếng. Các loại thuốc kháng viêm chứa thành phần aspirin hoặc ibuprofen có thể được sử dụng. 
  • Thuốc giảm đau chứa thành phần paracetamol hoặc acetaminophen có thể giúp giảm đau và khó chịu liên quan đến khàn tiếng. 
  • Một số thuốc kháng histamin chứa các thành phần như loratadine hoặc cetirizine có thể được sử dụng. 
  • Thuốc chứa corticosteroid giúp giảm sưng và viêm, từ đó cải thiện tình trạng khàn tiếng. 

5.2. Sử dụng phương pháp dân gian

Việt Nam là một trong những quốc gia nổi tiếng trong việc ứng dụng đông y cổ truyền trong việc điều trị bệnh. Sau đây là một vài mẹo chữa khàn tiếng từ thiên nhiên rất an toàn và hiệu quả bạn có thể áp dụng để loại bỏ khàn tiếng:

  • Kha tử kết hợp với mật ong: Kha tử là một liệu pháp dân gian được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để giảm đau rát họng và khàn tiếng. Bạn có thể ngâm quả kha tử khô trong nước nóng, sau đó thêm mật ong và muối để làm nước uống. Phương pháp này giúp giữ cho giọng nói của bạn trở nên trong trẻo và tự tin hơn. 
  • Chữa khàn tiếng bằng mật ong kết hợp với chanh tươi: Mật ong được biết đến với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, trong khi chanh tươi chứa lượng lớn vitamin C giúp làm dịu cổ họng. Bạn có thể ngâm lát chanh vào mật ong để làm thuốc ngậm giúp khắc phục tình trạng khàn tiếng và làm dịu cổ họng. 
  • Sử dụng gừng: Gừng với tính năng ôn hòa và kháng viêm có thể giúp giảm khản giọng. Đơn giản chỉ cần đun gừng trong nước sôi, lọc nước và uống. Bạn cũng có thể thêm một ít chanh hoặc mật ong để làm thuốc trở nên dễ uống hơn. 
  • Chanh tươi kết hợp với muối hạt: Muối hạt có khả năng sát khuẩn và làm sạch cổ họng. Hãy ngậm lát chanh tươi rắc muối hạt lên để giúp giảm khàn tiếng và làm sạch cổ họng.

Khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều loại bệnh. Vì thế, người bệnh cần phải thật chú ý và nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám khi tình trạng bệnh kéo dài. Mong rằng những chia sẻ của Hapacol đã giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Các bài viết khác

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mô hôi hiệu quả

Cảm lạnh thường xuất hiện với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, và đau họng. Vậy cách chữa cảm lạnh...

Cúm B là bệnh gì? Những thông tin quan trọng về Cúm B

Cúm B thường xuất hiện rộng rãi trong giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông xuân. Bệnh này có thể dễ...

Nguyên nhân và cách chữa trị đau rát họng có đờm

Đau rát họng có đờm là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nguyên nhân thường...

Nguyên nhân gây đau họng đau tai và cách điều trị

Đau họng và đau tai là hai triệu chứng khá phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua...

Nguyên nhân bị viêm xoang mãn tính và cách chữa trị

Viêm xoang mãn tính tuỳ vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị nội hoặc ngoại khoa....

Tìm hiểu về viêm đa xoang: Nguyên nhân và điều trị

Viêm đa xoang - căn bệnh về đường hô hấp gây ra rất nhiều triệu chứng phiền toái cho cuộc sống người...