Cẩm Nang | Cẩm nang | Nguyên nhân gây đau họng đau tai và cách điều trị

Nguyên nhân gây đau họng đau tai và cách điều trị

Đau họng và đau tai là hai triệu chứng khá phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua ít nhất một lần. Đây là những tình trạng gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai hiểu và nhận biết được nguyên nhân và những tác động tiêu cực mà nó mang lại. Trong bài viết này, Hapacol sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết những vấn đề xoay quanh loại bệnh này để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời.

1. Đau họng đau tai là bệnh gì

Các bộ phận tai, mũi, và họng trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy  khi một bộ phận bị ảnh hưởng, cũng có thể tác động đến các cơ quan khác. Khi bạn trải qua đau họng, thường đó là dấu hiệu của bệnh viêm họng. Tuy nhiên, nếu đau họng kèm theo cảm giác đau rát ở tai, thì có khả năng bạn đang mắc phải tình trạng viêm họng đau tai (1). 

Đau họng đau tai là một biến chứng của viêm họng, và nguyên nhân phần lớn là do tính chủ quan của người bệnh trong việc chăm sóc và điều trị khi bạn bị viêm họng. Khi không xử lý tình trạng viêm họng cẩn thận, nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn và lan rộng lên vùng tai, gây ra viêm và đau tai.

Đau họng đau tai thường có thể do biến chứng của bệnh viêm họng gây ra

Đau họng đau tai thường có thể do biến chứng của bệnh viêm họng gây ra

2. Nguyên nhân gây đau họng đau tai

Đau họng đau tai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: 

  • Dị ứng: Một số người dễ bị dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, lông thú nuôi, hoặc bụi bẩn. Những tác nhân này có thể kích thích phản ứng dị ứng tự nhiên, gây viêm nhiễm từ màng nhầy đến khoang mũi và tai, dẫn đến đau họng và đau tai. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, và mắt ngứa. 
  • Viêm amidan: Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, khi amidan bị nhiễm khuẩn, gây đau họng và có thể lan đến đau tai. Triệu chứng bao gồm đau họng khi nuốt, sưng hạch bạch huyết, và sốt. 
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: Đây là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở thanh thiếu niên, với triệu chứng đau họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách và háng, mệt mỏi, và đau cơ bắp. 
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau họng đau tai ở người bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau họng đau tai ở người bệnh

  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Đây là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan đến ống Eustachian và tai giữa, gây đau tai và các triệu chứng khác. 
  • Trào ngược axit dạ dày: Trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản có thể gây viêm họng và đau tai. Triệu chứng bao gồm ợ nóng, miệng có vị chua, và đau rát. 
  • Viêm xoang mãn tính: Viêm xoang mãn tính xảy ra khi hốc xoang bị viêm trong thời gian dài, gây đau họng, đau tai khi nuốt nước bọt, và các triệu chứng khác như nghẹt mũi và răng hàm trên đau. 
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng: Hít khói thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể kích thích mắt, mũi, miệng, gây đau họng và đau tai. 
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Rối loạn này có thể gây ra đau họng và đau tai, cùng với khó khăn trong việc điều khiển các chuyển động của hàm. 
  • Nhiễm trùng răng hoặc áp xe: Áp xe răng có thể gây đau xung quanh hàm và lan đến tai, kèm theo sưng hạch bạch huyết ở cổ và các triệu chứng khác như đau khi nhai và nuốt.

3. Triệu chứng đau họng đau tai

Các triệu chứng điển hình của đau họng đau tai bao gồm: 

  • Đau họng và cảm giác rát mỗi khi nuốt nước bọt. 
  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ C
  • Đau ở vùng amidan. 
  • Sưng hạch ở cổ. 
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể. 
  • Xuất hiện xuất huyết trong họng. Ho và có đờm.

4. Cách chẩn đoán đau họng đau tai

Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các quy trình kiểm tra sau khi thu thập thông tin về tiền sử bệnh và triệu chứng của bạn. Nếu nghi ngờ về viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu để kiểm tra. Các xét nghiệm thường bao gồm: 

  1. Xét nghiệm máu.
  2. Nội soi mũi họng để kiểm tra một cách chi tiết mô mũi họng và xác định nguyên nhân gây đau họng và đau tai. 
  3. Đo nhĩ lượng tai giữa. Xét nghiệm này đo áp suất trong tai giữa để xác định có dấu hiệu nhiễm trùng tai giữa hay không. 
  4. Nội soi thanh quản.
  5. Kiểm tra trào ngược axit đối với trường hợp nghi ngờ trào ngược axit gây ra triệu chứng.
Bệnh cần được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời

Bệnh cần được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời

Dựa trên kết quả của các kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phù hợp để giảm bớt triệu chứng và chữa trị tình trạng của bạn.

5. Điều trị đau họng đau tai

Để điều trị tình trạng đau họng và đau tai, có hai loại phương pháp chính: tự chăm sóc tại nhà và điều trị y tế.

5.1. Điều trị tại nhà

Với tình trạng bệnh nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc sử dụng thuốc có hướng dẫn của người có chuyên môn. Bên cạnh đó, hãy chú ý nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ. Uống đủ nước để giữ cổ họng và mũi không bị khô bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm để điều hòa lượng nước trong không khí. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc viên ngậm trị viêm họng có sẵn ở các cửa hàng hiệu thuốc. Ngoài ra, hãy súc miệng bằng nước muối và hạn chế ngậm đá lạnh hoặc ăn kem có thể giúp giảm triệu chứng nhanh hơn.

5.2. Điều trị y tế

Bác sĩ sẽ xác định liệu bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bạn. 

  • Đối với trường hợp trào ngược axit, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng axit hoặc các loại thuốc khác để kiểm soát triệu chứng. 
  • Trong tình huống viêm họng và đau tai liên quan đến dị ứng hoặc viêm nhiễm, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc có chứa thành phần hydrocortisone, prednisolone hoặc thuốc chống dị ứng theo toa.

6. Dấu hiệu cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn chỉ cảm thấy một chút đau họng ù tai, và triệu chứng không kéo dài, bạn có thể tự áp dụng các biện pháp chăm sóc bản thân tại nhà như thường xuyên súc họng bằng dung dịch nước muối biển, uống nhiều nước hơn đi kèm nghỉ ngơi đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu thời gian bị bệnh kéo dài đi kèm một số triệu chứng sau, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Sốt cao (trên 38°C). 
  • Đau họng đau tai nghiêm trọng. 
  • Tai chảy máu hoặc mủ. 
  • Chóng mặt. 
  • Cứng cổ/gáy. 
  • Ợ nóng và trào ngược axit thường xuyên. 
  • Đau răng hoặc áp xe răng.

7. Cách phòng tránh đau họng đau tai

Để phòng ngừa viêm họng và đau tai, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện: 

  • Điều trị bệnh viêm họng sớm: Để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh và giảm nguy cơ viêm đau tai, bạn nên điều trị viêm họng sớm ngay khi bạn phát hiện các triệu chứng.
  • Dinh dưỡng cân đối: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Vận động thể dục: Thường xuyên tập luyện và chơi thể thao giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. 
  • Hạn chế nước đá lạnh: Tránh uống nước đá lạnh có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vùng cổ họng. 
  • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt vào mùa đông hoặc thời tiết lạnh, hãy giữ ấm cho vùng ngực, cổ và tai để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu và thuốc lá: Thuốc lá và bia rượu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, vì vậy hạn chế sử dụng chúng là tốt cho sức khỏe. 
  • Súc miệng với nước muối: Súc miệng hàng ngày bằng nước muối pha loãng có thể giúp làm sạch khuẩn và bảo vệ cổ họng.

Trên đây là những chia sẻ của Hapacol về bệnh đau họng đau tai. Hy vọng với những thông tin chúng tôi tổng hợp, bạn đã có đủ những kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình thật tốt.

Nguồn thảm khảo:

https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/dau-hong-dau-tai-do-dau-lam-the-nao-de-chua-tri/

Các bài viết khác

Cúm B là bệnh gì? Những thông tin quan trọng về Cúm B

Cúm B thường xuất hiện rộng rãi trong giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông xuân. Bệnh này có thể dễ...

Nguyên nhân và cách chữa trị đau rát họng có đờm

Đau rát họng có đờm là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nguyên nhân thường...

Khắc phục tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng

Nhiều người vẫn hay thắc mắc “Khàn tiếng nhưng không đau họng có vấn đề gì nguy hiểm hay không?” Để giải...

Nguyên nhân bị viêm xoang mãn tính và cách chữa trị

Viêm xoang mãn tính tuỳ vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị nội hoặc ngoại khoa....

Tìm hiểu về viêm đa xoang: Nguyên nhân và điều trị

Viêm đa xoang - căn bệnh về đường hô hấp gây ra rất nhiều triệu chứng phiền toái cho cuộc sống người...

Tìm hiểu viêm phế quản cấp: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cây khí - phế quản, thường diễn ra sau khoảng thời gian nhiễm trùng...