Bệnh sốt xuất huyết do bị nhiễm virus Dengue, muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn) là động vật trung gian truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Sốt xuất huyết có 4 tuýp gồm virus DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Sốt xuất huyết ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu bệnh ở trẻ xuất hiện như thế nào? Cần chăm sóc ra sao? Dưới đây là những thông tin mẹ cần biết về sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ.
Muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn) là động vật trung gian truyền virus
Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt đột ngột kéo dài, thân nhiệt cao. Sau vài ngày sốt, hiện tượng xuất huyết xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay tiểu ra máu.
Không phải trẻ nào cũng bị hiện tượng xuất huyết, có những trường hợp bệnh tình chỉ biểu hiện các triệu chứng như sốt, ho, đau họng cho nên bố mẹ rất dễ nhầm với viêm họng.
Nhìn chung diễn biến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là biến chứng sốc có thể dẫn đến tử vong. Bệnh được chia thành 4 cấp độ:
Nên nhớ triệu chứng xuất huyết không phải lúc nào cũng xảy ra ở tất cả người bị nhiễm bệnh, thế nhưng bệnh nhân vẫn có thể xảy ra hiện tượng sốc. Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh.
Các trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ tử vong là do sốc nặng. Hội chứng sốc bao gồm nhiều triệu chứng trong đó thân nhiệt giảm xuống đột ngột (dưới mức bình thường), đặc biệt nếu lúc đó bệnh nhân có uống thuốc hạ sốt kết hợp với tụt thân nhiệt do sốc thì rất nguy hiểm. Người bệnh sẽ có biểu hiện lờ đờ, thậm chí có thể lơ mơ, mê sảng. Đi kèm hiện tượng này là tụt huyết áp.
Để hạn chế tình trạng trên, ngay từ khi trẻ sốt, bố mẹ nên chú ý theo dõi và đưa con xét nghiệm để xác định xem có phải bị sốt xuất huyết hay không. Chữa trị kịp thời chính là cách kiểm soát tình trạng bệnh của trẻ.
Sốt xuất huyết không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy hiểm
Sau khi được bác sĩ xác định tình trạng bệnh, tùy theo đó mà bố mẹ có chế độ chăm sóc phù hợp cho trẻ bị sốt xuất huyết. Nếu bệnh của trẻ ở cấp độ 1, trẻ có thể điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ, hẹn ngày tái khám.
Bố mẹ nên nhớ khi có chỉ định theo dõi tại nhà tức là giám sát tình hình của trẻ liên tục và có những biện pháp can thiệp bất cứ lúc nào. Thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ bằng cách nhét nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn hoặc cho bé ngậm trong miệng vài giờ một lần.
Để trẻ được nghỉ ngơi tuyệt đối, không cho mặc quần áo quá dày hoặc để trẻ ngủ trong phòng kín gió. Khi thân nhiệt trên 38,5 độ C thì bố mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt Hapacol với liều lượng từ 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ để hạ sốt, các liều cách nhau 4- 6 tiếng/lần cho đến khi tình trạng sốt thuyên giảm. Cần đo lại nhiệt độ sau khi uống thuốc hạ sốt khoảng 1 tiếng.
Không nên dùng aspirin vì chất này sẽ làm rối loạn đông máu, có thể gây chảy máu kéo dài, đặc biệt là đối với trẻ bị sốt xuất huyết.Thân nhiệt trong ngưỡng 38,5 độ trở xuống thì bạn không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà hãy lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm để cơ thể trẻ cảm thấy mát mẻ.
Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại tình trạng mất nước do sốt. Bạn có thể pha nước với dung dịch oresol để cân bằng điện giải cho trẻ. Có thể thay thế oresol trong trường hợp không có sẵn bằng cách cho trẻ uống nước gạo rang hoặc nước muối. Cách làm như sau: lấy 2 thìa cà phê muối ăn, 8 thìa cà phê đường bỏ vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Cho trẻ uống từ từ trong ngày.
Bố mẹ đừng quên cho trẻ sốt xuất huyết uống thêm nước cam, chanh tươi để có tăng cường vitamin C. Đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất, chú ý chọn nấu các thức ăn dễ tiêu hóa, kích thích vị giác của trẻ. Khi thấy trẻ ăn ít hoặc bị nôn ra sau khi ăn, bạn cần chia nhỏ bữa sao cho cung cấp đủ năng lượng cho trẻ trong ngày, không để trẻ bị kiệt sức, mất năng lượng vì bệnh. Với trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều lần hơn và kéo dài thêm thời gian cho mỗi cữ bú.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ tránh muỗi sinh nở
Khi trẻ có những triệu chứng sau cần đưa ngay đến bệnh viện:
Khi trẻ sốt từ 2 – 7 ngày nếu có một trong các dấu hiệu sau cần nghĩ đến sốt xuất huyết nặng và phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
– Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách:
Làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng khi xảy ra dịch sốt xuất huyết
Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.
Sốt xuất huyết ở trẻ có thể tự điều trị tại nhà nếu ở cấp độ nhẹ và bố mẹ có thể hoàn toàn kiểm soát được diễn biến của bệnh nếu biết cách chăm sóc đúng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ biết những gì cần làm khi trẻ bị sốt xuất huyết rồi nhé!
Nguồn tham khảo:
http://benhvien108.vn/phat-hien-va-cham-soc-tre-sot-xuat-huyet-tai-nha.htm