Nắm rõ các đặc điểm riêng biệt của bệnh sẽ giúp bạn phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết dễ dàng hơn. Thêm vào đó, điều này còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa.
Sốt xuất huyết hay sốt siêu vi đều là những vấn đề sức khỏe phát sinh do virus xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng thường thấy nhất là sốt cao đột ngột và các triệu chứng khác tương tự nhau, nên các triệu chứng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn. Việc phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết có thể giúp bạn mau chóng có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời, từ đó nâng cao khả năng hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, việc hiểu rõ những điểm khác nhau giữa hai tình trạng trên còn giúp phòng bệnh hiệu quả hơn. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết, hãy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết của Hapacol dưới đây nhé.
Trước khi tìm cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết, bạn sẽ cần hiểu rõ về các bệnh lý này trước.
Theo nhiều chuyên gia, thuật ngữ sốt siêu vi đề cập đến trường hợp nhiệt độ cơ thể tăng lên để kháng lại sự tấn công của virus.
Mặc dù bệnh tương đối phổ biến, nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho sốt siêu vi. Các biện pháp hiện tại chỉ có thể xoa dịu triệu chứng, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.
Sốt siêu vi là một dạng nhiễm trùng nên đối tượng dễ mắc bệnh nhất sẽ gồm những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, sức đề kháng của một người có xu hướng giảm khi thời tiết thay đổi đột ngột. Điều này tạo điều kiện cho các chủng vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công hơn, bao gồm cả virus. Do đó, giai đoạn giao mùa là thời điểm sốt siêu vi dễ bùng phát nhất.
Mặt khác, vì các chủng virus là tác nhân chủ yếu khiến bạn bị sốt trong trường hợp này nên sốt siêu vi hoàn toàn có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Những con đường lây nhiễm phổ biến nhất gồm:
Thêm vào đó, bạn còn có thể bị lây bệnh gián tiếp thông qua hành động tiếp xúc với vật dụng ở chỗ công cộng, chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…, vô tình bị dính dịch chứa virus.
Không những thế, đôi khi, những virus gây sốt siêu vi còn có nguy cơ lây nhiễm qua:
Thông thường, cơn sốt siêu vi có khả năng kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Trong thời gian này, bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng như:
Phần lớn trường hợp, sốt siêu vi không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có thể hết sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà chủ quan. Thực tế, nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng sốt do nhiễm virus có nguy cơ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như:
Từ lâu, bác sĩ vấn luôn đánh giá phòng ngừa là cách chữa bệnh hiệu quả nhất. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng sốt siêu vi xảy ra ở mình, bạn nên áp dụng một số quy tắc sinh hoạt như sau:
Khác với sốt siêu vi, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm đáng lưu tâm nhất. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe này đặc biệt phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới, chẳng hạn như Việt Nam.
Trong khi nguyên nhân gây sốt siêu vi có thể xuất phát từ nhiều chủng siêu vi trùng khác nhau, tác nhân chủ yếu đứng sau sốt xuất huyết là virus dengue. Bên cạnh đó, nguyên nhân sốt xuất huyết còn phải kể đến muỗi vằn, vật trung gian truyền bệnh.
Ngoài bị muỗi vằn đốt, bạn còn có nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết qua đường máu, chẳng hạn như nhận máu hay dùng chung kim tiêm từ người bệnh. Trẻ sơ sinh cũng có thể lây bệnh từ mẹ.
Không những thế, thay vì dễ dàng phát sinh vào những thời điểm giao mùa như sốt siêu vi, sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Điều kiện ẩm thấp trong thời gian này giúp muỗi vằn thuận lợi sinh sản và phát triển, từ đó “phân phát” virus dengue bằng cách hút máu người.
Mặt khác, sốt xuất huyết còn có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, tương tự sốt siêu vi, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nhất.
Sốt xuất huyết được chia thành ba giai đoạn chính với những triệu chứng gồm:
Tương tự sốt siêu vi, sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
Tránh để muỗi đốt là phương pháp chủ yếu dùng để phòng ngừa sốt xuất huyết. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần:
Như vậy, có thể thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tình trạng sốt cao đột ngột, thân nhiệt tăng cao do virus tấn công là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết đơn giản nhất là quan sát những dấu hiệu đặc trưng, ví dụ như xuất huyết dưới da (sốt xuất huyết) hay sổ mũi, ho nhiều và có xu hướng tiêu chảy (sốt siêu vi).
Bạn có thể tham khảo thêm bảng so sánh dưới đây để nắm rõ các điểm khác nhau giữa hai tình trạng sốt siêu vi và sốt xuất huyết.
Sốt siêu vi | Sốt xuất huyết | |
---|---|---|
Nguyên nhân | Nhiều chủng virus gây bệnh khác nhau | Virus dengue
Muỗi vằn (vật trung gian) |
Thời gian phát bệnh | Tùy vào loại virus gây bệnh, có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày hay thậm chí là 2 tuần | 7 – 10 ngày |
Triệu chứng | + Sốt cao đột ngột (>= 39ºC) + Có dấu hiệu viêm đường hô hấp + Các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy…) + Đau nhức cơ |
+ Sốt 39 – 40ºC và khó hạ sốt + Đau nhức ở trán và hốc mắt + Sung huyết + Buồn nôn, chán ăn + Xuất huyết dưới da + Đau cơ và khớp |
Con đường lây nhiễm | + Tiếp xúc với vật đã bị virus bám trên bề mặt + Quan hệ tình dục + Máu (dùng chung kim tiêm, truyền máu, chế phẩm máu không tiệt trùng…) + Mẹ sinh con |
+ Chủ yếu do muỗi vằn đốt + Máu + Mẹ sinh con |
Điều trị | Chủ yếu là điều trị triệu chứng:
+ Hạ sốt (uống paracetamol, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát…) + Uống nhiều nước + Nghỉ ngơi nhiều + Chú trọng dinh dưỡng |
|
Phòng ngừa | + Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh + Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh + Hạn chế tiếp xúc với người bệnh + Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi |
Chủ yếu phòng ngừa muỗi vằn đốt:
+ Dùng thuốc chống côn trùng + Không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển (vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nơi nước đọng…) + Trang bị lưới chống muỗi + Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ |
Nguồn tham khảo:
Read How Viral Fever and Dengue are Different From One Another. https://www.news18.com/news/india/read-how-viral-fever-and-dengue-are-different-from-one-another-2294323.html
Monsoon-Related Illnesses in India: Malaria, Dengue, and Viral Fever. https://www.tripsavvy.com/malaria-dengue-viral-fever-3971402
Viral or dengue fever? Know the dealing facts. https://www.thedailystar.net/news-detail-153485