Cẩm Nang | Cách Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Trước Và Sau Khi Rụng

Cách Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Trước Và Sau Khi Rụng

Rốn trẻ sơ sinh nếu không biết chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh chưa? Cùng tìm hiểu cách chăm sóc rốn cho bé ngay tại đây.

1. Những điều cần làm khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng gì? Dụng cụ vệ sinh rốn

dụng cụ vệ sinh cuốn rốn

  • Que bông vô trùng hoặc bông vô khuẩn
  • Gạc vô trùng.
  • Sử dụng dung dịch eosin 1% hoặc cồn 70 độ vệ sinh rốn 
  • Gạc rốn cho trẻ sơ sinh

Bạn nên mua các dụng cụ này từ các hiệu thuốc uy tín để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Bạn cũng nên rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh rốn cho bé

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng

Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh rốn cho bé.

Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh rốn cho bé.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm cồn 70 độ, nước muối sinh lý 0,9%, bông vô trùng, gạc vô trùng.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm cồn 70 độ, nước muối sinh lý 0,9%, bông vô trùng, gạc vô trùng.

Dùng bông hoặc gạc sinh thấm khô và vệ sinh vùng rốn cho trẻ.

Dùng tăm bông thấm dung dịch để bắt đầu vệ sinh rốn cho trẻ. Lau nhẹ nhàng từ trước ra sau cuống rốn, đồng thời dùng tay còn lại giữ dây cuống rốn trong quá trình vệ sinh.

Sau đó, quan sát, kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn của trẻ như cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng nề đỏ,…

Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn.

Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn.

Để hở phần rốn và không cần băng rốn. Mặc tã thấp hơn rốn của trẻ. Không cần bôi thuốc vào rốn của trẻ.

Rửa tay lại sau khi vệ sinh rốn cho bé.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh là một quá trình tự nhiên và không gây đau đớn cho bé. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ cắt dây rốn của bé, để lại một phần khoảng 2-3 cm trên bụng bé. Phần dây rốn này sẽ dần khô, chuyển màu và rụng đi sau khoảng 5-15 ngày. Thời gian rụng rốn có thể dao động tùy theo từng bé, nhưng thường không quá 3 tuần. Sau khi rụng rốn, vết thương sẽ mất khoảng 7-10 ngày để lành hoàn toàn.

Sau khi rốn bé rụng, đây là các bước chăm sóc khoa học và đảm bảo không gây nhiễm trùng cho bé:

  • Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh rốn cho bé.
  • Chuẩn bị một chiếc khăn mềm, xà phòng loại dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh và một chiếc khăn để lau khô.
  • Đổ đầy nước ấm chậu tắm của con. Vệ sinh rốn sau khi rụng cho bé sau khi đã rửa mặt, mắt, tóc và những phần khác trên cơ thể.
  • Lấy khăn mặt, nhẹ nhàng lau trong và xung quanh rốn, rửa sạch vùng này.
  • Sau khi tắm bé xong; lau khô người cho con.
  • Rửa tay lại sau khi vệ sinh rốn cho bé.

Việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ. Nhiều ba mẹ băn khoăn “có nên vệ sinh rốn cho trẻ 3 tháng tuổi” thì đối với trẻ 3 tháng tuổi, thông thường cuống rốn đã rụng và vết thương ở rốn đã lành lặn. Tuy nhiên, việc vệ sinh đúng cách vẫn cần được duy trì để đảm bảo vùng rốn của trẻ sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

2. Cách nhận biết rốn bị nhiễm trùng

Nếu không được chăm sóc đúng cách phần cuống rốn của bé sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ thường xuyên và đúng cách, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, nên đưa bé đến bệnh viện nếu có một trong các dấu hiệu như sau:

  • Trẻ bị sốt
  • Phần cuống rốn có mùi hôi hoặc chảy mủ ở chân cuống.
  • Da quanh rốn đỏ lên.
  • Bé khó chịu, khóc khi bị chạm vào rốn.
  • Phần rốn bị sưng hoặc chảy máu

Bé sơ sinh có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng còn non nớt do đó chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khá quan trọng vì để hạn chế hết mức có thể các nguy cơ nhiễm trùng từ bên ngoài.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh rất quan trọng

Nếu rốn của bé có dấu hiệu bất thường cần đưa đi khám ngay

3. Các lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé sơ sinh

Sau khi trẻ được sinh ra, phần dây rốn sẽ được y tá kẹp lại nhằm giữ cho cuống rốn sạch sẽ. Khi kẹp rơi ra mẹ nên vệ sinh vùng rốn cho bé ít nhất 1 lần/ngày. Dùng khăn mềm để lau vùng rốn cho bé.

Trong thời gian chờ phần cuống rốn của bé rụng hoàn toàn, mẹ vẫn tắm rửa vệ sinh cơ thể cho bé bình thường. Chỉ cần chú ý không làm ướt phần cuống rốn là được.

Còn nếu cuống rốn bị ướt, để hạn chế nhiễm trùng nên lau khô bằng khăn mềm. Mỗi khi khu vực này bị dính bẩn mẹ có thể chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bằng cách dùng miếng gạc hay bông thấm nước muối sinh lý làm sạch và lau khô lại sau đó.

Vệ sinh cuống rốn để tránh nhiễm trùng cho bé

Vệ sinh cuống rốn cho bé hàng ngày

Mặc quần áo cho bé đúng cách

Vì rốn trẻ sơ sinh rất nhạy cảm do đó khi mặc quần áo cho bé, mẹ nên cẩn thận tránh cọ xát vào khu vực này. Khi mặc tã cho bé, mẹ nên tránh chạm vào phần rốn của bé, để cho cuống rốn tiếp xúc với không khí sẽ nhanh khô hơn. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh lúc này là mẹ nên mặc quần áo cho bé không nên che phủ phần rốn đi, để hở ra ngoài thì cuống rốn sẽ nhanh rụng hơn.

Cho cuống rốn tự rụng

Kể từ lúc ra đời, cuống rốn của bé sẽ tự rụng trong khoảng 5 – 15 ngày, trung bình là 8-10 ngày. Nhưng nếu qua thời điểm đó bé vẫn chưa rụng cuống rốn thì sao? Mẹ đừng lo lắng quá, vì thực tế vẫn có trường hợp rụng cuống chậm. Tốt nhất hãy để cuống rốn rụng tự nhiên, không nên tự ý tác động vào. Tuy nhiên nếu thấy cuống rốn của bé chảy máu hay chảy nước vàng, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám ngay nhé! Tuy cuống rốn rụng nhưng lỗ rốn vẫn có thể chưa lành hoàn toàn, có thể nổi mẩn đỏ nhưng sẽ hoàn toàn khỏi trong 2 tuần.

Hạn chế cọ xát vào rốn

Cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh mẹ nên nhớ đó là không tự ý dùng bông gạc thường hay tã để phủ lên rốn trẻ vì nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn. Việc quấn tã quanh rốn dễ phát sinh  vi khuẩn cũng như rốn bị hạn chế tiếp xúc với không khí sẽ lâu khô và lâu lành hơn. Ngoài ra mẹ cũng không nên sờ vào cuống rốn của bé hay tự ý bôi thuốc không rõ nguồn gốc.

Để bé không bị nhiễm trùng rốn, mỗi ngày bé cần mẹ vệ sinh rốn đúng cách như sau:

  • Sau khi tắm xong cho bé, mẹ chuẩn bị các dụng cụ sau như: tăm bông sạch, dung dịch vệ sinh rốn (nếu có) hoặc bông tẩm cồn y tế 70 độ, nước muối sinh lý 0,9%. Mẹ nên rửa tay sạch trước khi lau rốn cho bé nhé!
  • Tiếp theo lấy tăm bông hoặc gạc mềm thấm hết nước ở rốn của trẻ. Sau đó dùng tăm bông tẩm dung dịch vệ sinh hoặc nước muối lau nhẹ nhàng xung quanh rốn. Cẩn thận không làm tổn thương đến gốc rốn và cầm đầu dây của cuống rốn khi lau. Mẹ nên chú ý lau toàn bộ vùng rốn, nhưng chỉ lau 1 chiều, không nên chà xát qua lại.
  • Sau khi vùng rốn của trẻ khô ráo sạch sẽ hoàn toàn, mẹ bắt đầu quấn tã và mặc quần áo cho bé. Nên nhớ không dùng phấn rôm hay bất kì loại thuốc nào bôi lên rốn trẻ sơ sinh.

4. Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh và các vấn đề ba mẹ cần cảnh giác

  • Sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ bị cắt bỏ, để lại một phần khoảng 3-4 cm trên bụng.
  • Sau 8-10 ngày sinh, rốn trẻ sẽ bắt đầu rụng, đến ngày 15 thì liền hoàn toàn. Một số bé có thể rụng sớm hoặc muộn hơn, thậm chí kéo dài đến 3 tuần. Điều này hoàn toàn bình thường nếu bé vẫn ăn, ngủ tốt.
  • Trong quá trình rụng rốn, có một số biểu hiện bất thường mà cha mẹ cần lưu ý như:
    • Rốn rỉ máu: Việc cọ xát cuống rốn vào tã có thể khiến con chảy máu. Tuy nhiên tình trạng này có thể cầm hoặc tự lành được.
    • Rốn không rụng: Nếu sau 10 ngày kể từ khi sinh và vẫn chưa có dấu hiệu của cuống rốn, cha mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra xem có phải do dịch tích hay không.
    • Rốn bị viêm nhiễm: Nếu vùng da xung quanh cuống rốn có màu đỏ, sưng đỏ, nóng hoặc có dịch trắng, vàng từ cuống ra ngoài, cha mẹ cần gọi bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc cho bé sau khi rụng rốn là:

  • Giữ vệ sinh vùng da xung quanh cuống rốn khô ráo và sạch sẽ. Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm, cha mẹ nên lau nhẹ nhàng bông gòn hoặc khăn giấy để làm khô và giảm kích ứng.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da như: ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá, hóa chất… Nếu bé tiếp xúc với các yếu tố này, cha mẹ nên che chắn cho bé hoặc mang theo kem chống nắng khi ra ngoài.
  • Không cho bé uống các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé uống thuốc không được chỉ định hoặc uống quá liều lượng, có thể gây ra các biến chứng như buồn nôn, tiêu chảy…
  • Không để bé tự ôm hay vuốt ve vùng da xung quanh cuống rốn. Điều này có thể làm tổn thương da và gây ra các vết loét.

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh mẹ nên biết. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã học được cách chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe cho con yêu rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh/

Các bài viết khác

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý tại nhà

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề như nứt kẽ hậu môn,...

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là hiện tượng thường thấy ở những người đang mắc các vấn đề về...

Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không

Đau đầu ngón tay là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan bỏ qua triệu chứng này...

Sốt lúc nóng lúc lạnh có nguy hiểm không? Cách điều trị

Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng lên cao quá mức bình thường và tình trạng sốt lúc nóng lúc lạnh là...

[Giải đáp] Sốt virus ở trẻ mấy ngày khỏi? Cách điều trị

Sốt virus mấy ngày khỏi? Cần chữa trị trong bao lâu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều ba mẹ thắc...

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt đang cảnh báo bệnh gì?

Ho có đờm, sổ mũi là tình trạng gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên với sức đề kháng còn yếu thì...