Cẩm Nang | Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt đang cảnh báo bệnh gì?

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt đang cảnh báo bệnh gì?

Ho có đờm, sổ mũi là tình trạng gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên với sức đề kháng còn yếu thì tình trạng này gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Đặc biệt có một số trường hợp trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy cùng Hapacol tìm hiểu đây là dấu hiệu cảnh báo của việc gì và điều trị sao cho hợp lý nhé!

1. Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt cảnh báo bệnh gì?

Trẻ bị ho có đờm sổ mũi không sốt đang cảnh báo nhiều bệnh tiềm tàng, có thể kể đến như: 

1.1 Cảm lạnh

Cảm lạnh (còn được gọi là cảm, cảm cúm) thường là một trong những căn bệnh phổ biến gây ra các triệu chứng như ho có đờm, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ em. Đây là một tình trạng thường gặp, do các loại virus tấn công vào đường hô hấp gây ra viêm nhiễm và làm ho và sổ mũi xuất hiện.

Cảm lạnh ở trẻ

Cảm lạnh ở trẻ

1.2 Viêm họng cấp

Viêm họng cấp ở trẻ em thường là do vi khuẩn hoặc virus gây nên tình trạng viêm nhiễm ở họng. Các triệu chứng bao gồm ho có đờm, sổ mũi, khó nuốt và đau họng. Trẻ có thể không có sốt ở giai đoạn ban đầu của bệnh, nhưng sau một thời gian, sốt có thể tăng lên đáng kể, thậm chí có thể lên đến mức cao như 40 độ C. 

Khi trẻ bị sốt cao, đặc biệt là khi sốt kéo dài hoặc gây ra các triệu chứng nguy hiểm khác như mất nước, chán ăn, buồn nôn hoặc có cảm giác đau đầu nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được đánh giá và điều trị kịp thời.

1.3 Viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường xảy ra khi dịch tiết từ mũi hoặc họng chảy xuống ống Eustachio – là một ống dẫn từ mũi đến tai giữa, gây nên sưng viêm và mủ tạo thành trong tai.Các triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa ở trẻ em bao gồm đau tai, khó chịu, cảm giác áp lực trong tai, nghe kém và trong một số trường hợp có thể có mủ từ tai chảy ra ngoài. Viêm tai giữa thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc bị viêm mũi và họng, dẫn đến việc dịch tiết lan vào tai.

Trẻ có thể bị viêm tai giữa 

Trẻ có thể bị viêm tai giữa

1.4 Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là một tình trạng viêm ống phế quản ở phổi gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus, thường là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và H.influenzae. Viêm phế quản thường gây ra các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, khó thở, thở khò khè, sốt nhẹ và mệt mỏi. 

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản ở trẻ em thường giảm nhanh chóng sau khi điều trị, đặc biệt nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc hoặc chẩn đoán đúng cách, có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản mãn tính có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phổi hoặc có thể gây ra các vấn đề hô hấp khác.

1.5 Viêm tiểu phế quản cấp

Viêm tiểu phế quản là một bệnh viêm nhiễm cấp tính ở các tiểu phế quản, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và khởi phát chủ yếu ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Các tiểu phế quản có vai trò quan trọng trong việc đưa và dẫn lưu oxy vào phổi, vì vậy khi bị viêm, trẻ thường có xu hướng ho kèm theo đờm.

 Ở một số trẻ, bệnh có thể trở nên nặng, gây thiếu oxy, làm trẻ tím tái, bỏ bú, chán ăn và tăng nguy cơ gặp các biến chứng như suy hô hấp. Vậy nên việc theo dõi và chăm sóc trẻ khi có các triệu chứng viêm tiểu phế quản là rất quan trọng.

1.6 Dị ứng

Dị ứng là một trong những bệnh lý phổ biến có thể gây ra triệu chứng trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt. So với một số bệnh lý khác như hen suyễn hay viêm phế quản, dị ứng thường có mức độ nhẹ hơn và thuyên giảm nhanh chóng sau khi chăm sóc tại nhà. 

Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây kích thích và kích hoạt hệ thống miễn dịch, dẫn đến phóng thích histamin trong niêm mạc hô hấp. Do đó, trẻ bị dị ứng thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, hắt hơi nhiều, có thể có các triệu chứng như mắt chảy nước, ngứa mắt và đôi khi da có thể có các vết đỏ.

1.7 Hen suyễn

Có thể do trẻ bị hen suyễn 

Có thể do trẻ bị hen suyễn

Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh phế quản mạn tính, đặc trưng bởi viêm và co thắt không bình thường của phế quản trong khiến hệ thống phổi bị tổn thương. Bệnh bị kích thích bởi nhiều yếu tố như dị ứng, vi khuẩn, tình trạng tâm lý căng thẳng, vận động quá mức, có thể dẫn đến các triệu chứng như ho kèm đờm, thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, đau tức ngực và khó thở. 

Việc quản lý các yếu tố gây kích thích như tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kiểm soát môi trường sạch sẽ và hỗ trợ trẻ vận động một cách vừa đủ cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị hen suyễn.

2. Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có tự khỏi không?

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Còn thời gian khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe ban đầu của trẻ và quá trình trình điều trị. Chăm sóc đúng cách, nghỉ ngơi và ăn uống cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc thuốc dị ứng tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Trong một số trường hợp, các phương pháp chữa ho có đờm dân gian cũng có thể được áp dụng, như sử dụng nước gừng, nước chanh hoặc mật ong pha loãng để làm dịu họng và giúp giảm ho. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này cần được thảo luận với bác sĩ trước để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ. 

3. Cách điều trị trẻ ho có đờm sổ mũi nhưng không sốt tại nhà

Với những trường hợp không nặng việc điều trị cho trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có thể được thực hiện tại nhà bằng những cách sau:

  • Cho trẻ uống đủ nước hoặc nước ép trái cây, giúp làm mềm và loãng đờm, giảm đau họng và giúp giảm triệu chứng ho. 
  • Chuẩn bị thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, tránh các thức ăn gây kích thích vòm họng.
  • Vỗ nhẹ lưng của trẻ có thể giúp long đờm và hỗ trợ lưu thông máu trong phổi.
  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch tiết và tạp chất trong mũi, giảm kích thích họng. Tuy nhiên, cần lưu ý lấy hết nước mũi ra ngoài trước khi rửa mũi để tránh nước mũi chảy ngược vào trong.

Các biện pháp này mang lại sự an toàn và thoải mái cho trẻ trong quá trình chữa trị ho có đờm.  

Cho trẻ uống đủ nước để bệnh nhanh khỏi 

Cho trẻ uống đủ nước để bệnh nhanh khỏi

4. Khi nào trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt cần đi gặp bác sĩ

Những biểu hiện như sốt cao trên 40 độ, co giật, chán ăn, nôn trớ, khóc liên tục, cơ thể mệt mỏi và suy nhược là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy trẻ đang trong tình trạng nguy hiểm và cần sự can thiệp y tế kịp thời. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị chuyên nghiệp.

Những triệu chứng nghiêm trọng này có thể là biểu hiện của một loạt các bệnh lý, bao gồm nhiễm trùng nặng, viêm phổi, viêm não,…Việc tự ý sử dụng thuốc tại nhà trong những trường hợp này là không phù hợp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng sai cách. 

Cho trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng 

Cho trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng

Trên đây là những chia sẻ của Hapacol về trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt mà cha mẹ cần lưu ý đặc biệt là trong thời tiết giao mùa để tránh những bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ.

Các bài viết khác

Cách Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Trước Và Sau Khi Rụng

Rốn trẻ sơ sinh nếu không biết chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách chăm...

Sốt lúc nóng lúc lạnh có nguy hiểm không? Cách điều trị

Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng lên cao quá mức bình thường và tình trạng sốt lúc nóng lúc lạnh là...

[Giải đáp] Sốt virus ở trẻ mấy ngày khỏi? Cách điều trị

Sốt virus mấy ngày khỏi? Cần chữa trị trong bao lâu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều ba mẹ thắc...

Sốt vàng da là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Sốt vàng da - một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà bạn cần đặc biệt chú ý đặc biệt...

Hướng dẫn cách chăm sóc người bị sốt hiệu quả nhất

Sốt thường là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, đặc biệt là do virus. Đến thời điểm giao mùa, rủi ro bùng...

10 Cách trị ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Cách trị ho có đờm bằng các bài thuốc dân gian được đánh giá cao về tính an toàn, tiện lợi và...