Cẩm Nang | Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không

Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không

Đau đầu ngón tay là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan bỏ qua triệu chứng này khiến bệnh ngày càng nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Hapacol sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này ở bài viết dưới đây.

1. Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì?

1.1 Đau nhức đầu ngón tay là dấu hiệu bệnh Raynaud

Dấu hiệu đau nhức đầu ngón tay chỉ ra rằng các mạch máu ngoại vi đang phản ứng quá mạnh với điều kiện môi trường lạnh, gây co thắt và làm giảm lưu thông máu đến ngón tay, chân, tai và mũi. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất xuất phát từ sự co thắt của các mạch máu ở đầu ngón tay.

Đau nhức đầu ngón tay là tình trạng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi.

Đau nhức đầu ngón tay là tình trạng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi.

Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác lạnh ở ngón tay.
  • Màu da biến đổi khi tiếp xúc với lạnh hoặc căng thẳng. Da trở nên trắng xanh do hiện tượng bị dồn nén bên trong mạch máu, sau đó da lại chuyển sang màu đỏ khi máu bắt đầu tuôn ồ ạt ở bên trong.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ở ngón tay.
  • Xuất hiện vết loét ở đầu ngón tay.
  • Đau đớn ở ngón tay, đặc biệt là ở phần đầu.

Phương pháp điều trị:

  • Tránh tiếp xúc với lạnh và giảm căng thẳng. Sử dụng găng tay để giữ ấm cho các đầu ngón tay.
  • Ngừng hút thuốc lá vì nó có thể làm co mạch máu ở đầu ngón tay.
  • Hạn chế sử dụng caffeine.
  • Ngâm tay trong nước ấm để cải thiện lưu thông máu. (1)

1.2 Nhức đầu ngón tay có thể do bệnh thần kinh ngoại

Đối với một số người đang mắc bệnh tiểu đường có thể bị ảnh hưởng đến với hệ thống dây thần kinh, gây ra cảm giác đau, tê, và ngứa ran ở cả tay và đặc biệt là ở các đầu ngón tay. Hiện tượng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, thường tạo ra cảm giác đầu ngón tay bị nhức.

Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ngón tay.

Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ngón tay.

Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Cảm giác tê, ngứa ran ở đầu ngón tay như có kiến bò trong lòng bàn tay,
  • Các ngón tay nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các đồ vật xung quanh.

Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Kiểm soát huyết áp ở mức độ ổn định.
  • Xây dựng một lối sống khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Thực hiện hoạt động thể chất đều đặn.
  • Ngừng hút thuốc lá để giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh.

1.3 Đau đầu ngón tay do tay bị tê cóng

Tình trạng tê cóng ở đầu ngón tay diễn ra phổ biến khi thời tiết trở lạnh. Da cùng với mô dưới bề mặt da không được bảo vệ bởi găng tay sẽ bị cứng đơ do tay phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tình trạng tê cóng là bàn tay lạnh, cảm giác cứng, đau nhức ẩn sau từng đốt ngón tay hoặc thậm chí là mất cảm giác toàn bộ tay. Khi tình trạng tê giảm đi, biểu hiện đau tại các điểm đầu ngón tay sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Trời lạnh là nguyên nhân dẫn đến ngón tay bị tê cóng

Trời lạnh là nguyên nhân dẫn đến ngón tay bị tê cóng

Để giảm nhẹ tình trạng đau ở đầu ngón tay do tê cóng, người bệnh cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Che chắn da khi tiếp xúc với điều kiện môi trường lạnh. Nếu bất đắc dĩ gặp thời tiết lạnh, cách làm ấm hiệu quả là đưa tay vào nách để giữ ấm.
  • Làm ấm khu vực bị tê buốt bằng cách ngâm tay, chân trong nước ấm (từ 37 đến 42 độ C) trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút.
  • Tránh ủ ấm da đang tê buốt trực tiếp bằng các nguồn nhiệt độ như bếp lò, đèn nhiệt, hoặc lò sưởi để tránh nguy cơ gây bỏng da.

1.4 Đầu ngón tay bị nhức do viêm khớp ngón tay

Đau ở đầu ngón tay là một triệu chứng phổ biến thường xuất hiện trong các trường hợp viêm khớp và thoái hóa khớp. Bệnh này gây cảm giác đau khớp ở ngón tay cái, giữa các ngón tay hoặc khu vực gần móng.

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Trong giai đoạn đầu, tình trạng viêm khớp gây nên cảm giác nóng rát ở các ngón tay, đặc biệt là phần đầu ngón tay.
  • Ở giai đoạn bệnh nặng hơn, phần xương sụn bắt đầu mòn đi làm cho người bệnh có cảm giác đau ở đầu ngón tay khi thực hiện các hoạt động tay nhiều.

Để giảm nhẹ tình trạng này, có thể sử dụng hơi nóng hoặc hơi lạnh để giảm cơn đau. Bên cạnh đó có thể thực hiện một số bài tập trị liệu để giảm đau một cách hiệu quả.

1.5 Đầu ngón tay bị đau nhức do vấn đề về da

Đau đầu ngón tay là một tình trạng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn như bệnh zona, viêm mô tế bào,… kèm theo những biểu hiện khác như viêm da, bong tróc da, nứt nẻ da, sưng ở đầu ngón tay hoặc nhiễm trùng tại vùng này. Trong trường hợp này, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia Da liễu là cần thiết để được điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Ngoài ra các bệnh như đau tim, loãng xương, viêm xơ cơ, mụn nước,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau nhức đầu ngón tay.

Bệnh zona, viêm mô tế bào,.. cũng là nguyên nhân gây hiện tượng đau nhức đầu ngón tay.

Bệnh zona, viêm mô tế bào,.. cũng là nguyên nhân gây hiện tượng đau nhức đầu ngón tay.

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhức đầu ngón tay

Đau đầu ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm vết thương, nhiễm trùng, bệnh lý về da, bệnh lý về khớp,… Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Đối với đau đầu ngón tay do vết thương: Trường hợp này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác dựa trên vết thương trên da. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương.

Đến các trung tâm uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Đến các trung tâm uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Đối với các bệnh bị nhức đầu ngón tay thì xét nghiệm máu và chụp X quang là phương thức thường được sử dụng nhất. Tuy nhiên nếu các xét nghiệm trên chưa thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho bệnh thì người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh khác chuyên sâu hơn hoặc các xét nghiệm kiểm tra thần tổn thương thần kinh.

Trên đây là những chia sẻ từ Hapacol về bệnh đau đầu ngón tay và các phương pháp chẩn đoán hiệu quả. Đau đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, khi gặp triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Các bài viết khác

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài có bình thường hay không?

Chăm sóc trẻ sơ sinh là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đối với những người vừa mới trở thành cha...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý tại nhà

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề như nứt kẽ hậu môn,...

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là hiện tượng thường thấy ở những người đang mắc các vấn đề về...

Cách Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Trước Và Sau Khi Rụng

Rốn trẻ sơ sinh nếu không biết chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách chăm...

Sốt lúc nóng lúc lạnh có nguy hiểm không? Cách điều trị

Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng lên cao quá mức bình thường và tình trạng sốt lúc nóng lúc lạnh là...

[Giải đáp] Sốt virus ở trẻ mấy ngày khỏi? Cách điều trị

Sốt virus mấy ngày khỏi? Cần chữa trị trong bao lâu? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều ba mẹ thắc...