Chăm sóc trẻ sơ sinh là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đối với những người vừa mới trở thành cha mẹ. Hệ tiêu hóa của trẻ ngay sau sinh còn chưa được hoàn thiện, điều này có thể gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tình trạng trẻ sơ sinh ít đi ngoài cũng thường xuyên xảy ra, điều này thường khiến nhiều người lo ngại. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu chi tiết tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Tần suất đi ngoài ở trẻ sơ sinh chủ yếu phụ thuộc vào việc bú sữa mẹ hoặc sữa bột bên ngoài. Việc chuyển đổi giữa hai loại sữa này có thể ảnh hưởng đến lượng, màu sắc, và kết cấu phân của bé.
Chi tiết về tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh như sau:
Dưới đây là một số tình trạng đi ngoài bất thường của trẻ sơ sinh:
Phân của bé trở nên lỏng như nước, với số lần đi ngoài tăng cao hơn mức bình thường, đi cùng triệu chứng sốt cao và đi ngoài ra phân đen,… Nếu trẻ 3 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ nhưng đi ngoài đến 5 lần mỗi ngày, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.
Bé rất ít khi đi ngoài, khoảng 3 – 5 ngày một lần, phân lớn, khô cứng, có màu hơi đen, bụng căng cứng và phải rặn nhiều khi đi ngoài…
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, nếu bé không đi ngoài trong khoảng 2 ngày trở lên, có thể là một dấu hiệu rõ ràng của tình trạng em bé bị táo bón.
Nếu bé đi ngoài trên 10 lần mỗi ngày, phân lỏng với bọt (hay là trẻ đi ngoài có bọt màu vàng), kèm theo quấy khóc, và lười bú thì đây là dấu hiệu do rối loạn tiêu hóa gây nên.
Khi trẻ sơ sinh ít đi ngoài hoặc đi ngoài nhiều lần, đồng thời phát hiện màu sắc và kết cấu phân bất thường, bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ quan ý tế để kiểm tra và điều trị. Tránh để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến bé trẻ sơ sinh ít đi ngoài không phải là do tình trạng táo bón như mọi người thường nghĩ, mà chủ yếu xuất phát từ thức ăn mà bé tiêu thụ.
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Với dạng lỏng và không chứa nhiều cặn bã, bé cần tiêu thụ một lượng sữa nhất định để tạo thành phân. Điều này dẫn đến việc tần suất đi ngoài thấp ở các bé đang được bú mẹ. Khi bé chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn ăn dặm và thêm vào đó là thức ăn chất rắn như ngũ cốc, tần suất đi ngoài sẽ trở nên đều đặn hơn và phân sẽ trở nên cứng và sệt hơn.
Trong chế độ ăn uống của trẻ, cần phải cung cấp đủ chất xơ và nước, từ đó có thể giải quyết được tình trạng trẻ sơ sinh ít đi ngoài. Nguồn dinh dưỡng của bé đến hoàn toàn từ mẹ. Vì thế, mẹ cũng nên thêm vào chế độ ăn của mình nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và duy trì đủ lượng nước để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé, từ đó giúp bé duy trì tình trạng đi ngoài tốt hơn.
Để đảm bảo bé đã bú đầy đủ, mẹ có thể kiểm tra bằng cách quan sát các dấu hiệu sau khi bé đã được cho bú. Khi bé đã bú no, gương mặt và cơ thể bé sẽ thư giãn, tay bé sẽ buông lỏng và mở rộng cả lòng bàn tay. Đồng thời, mẹ cũng có thể nhận biết xem bé đã bú đủ chưa thông qua tần suất đi tiêu hàng ngày. Nếu bé thường đi tiêu 6 – 8 lần trong một ngày, nước tiểu có màu vàng nhạt và không có mùi khó chịu, thì có thể chắc chắn rằng bé đã được bú no.
Thực hiện massage bụng cho trẻ sẽ góp phần kích thích sự co bóp của đại tràng và đẩy phân xuống hậu môn, giúp bé dễ dàng đi ngoài hơn. Mẹ có thể thực hiện massage bằng cách đặt ba ngón tay lên bụng bé và thực hiện các động tác theo chiều kim đồng hồ. Nên tập trung massage ở khu vực gần rốn và cách rốn khoảng 5cm. Trong quá trình massage, mẹ có thể áp lực nhẹ nhàng để giúp bé cảm thấy thư giãn và hiệu quả hơn.
Hỗ trợ bé vận động thông qua các bài tập chân là một phương pháp giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng nhấc hai chân của bé lên và thực hiện động tác đạp xe. Việc lặp lại khoảng 10 – 15 lần sẽ giúp bé thực hiện các bài tập một cách hiệu quả.
Nếu trẻ sơ sinh, sau 5 ngày bú mẹ, không có tình trạng đi ngoài và xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, khó rặn, phân cứng, hoặc có máu, cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám. Có thể bé đang gặp vấn đề về táo bón hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, do đó, việc được kiểm tra và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Như vậy, bạn đã cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiện nhận biết và các cách phòng ngừa cũng như chữa trị tình trạng trẻ sơ sinh ít đi ngoài.
Hy vọng với những thông tin trên, có thể giúp bậc phụ huynh xác định được rõ tình trạng của con mình để có những cách xử lý phù hợp và kịp thời.