Cẩm Nang | Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở bài viết này, cùng Hapacol tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân cũng như cách khắc phục triệu chứng này cho con trẻ tại nhà.

1. Hiện tượng bé đi ngoài có bọt màu vàng là gì?

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, từ 5-7 lần. Phân của trẻ sơ sinh có màu vàng, hơi mềm là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn 10 lần/ngày, phân lỏng, có bọt, kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú,… thì có thể là dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay nếu tình trạng này kéo dài hoặc có các dấu hiệu khác đi kèm.

Hiện tượng đi ngoài có bọt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Hiện tượng đi ngoài có bọt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé đi ngoài có bọt

Ngoài vấn đề đến từ hệ tiêu hóa, tình trạng trẻ đi ngoài có bọt màu vàng còn do những nguyên nhân sau:

2.1. Do sử dụng sữa công thức

Hiện nay, sữa công thức trên thị trường rất đa dạng, với nhiều thành phần hoạt chất phù hợp với từng cơ địa của trẻ. Sữa công thức vừa tiện lợi, vừa bổ sung dinh dưỡng cho bé khi lượng sữa mẹ không đủ.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ sơ sinh mà có những loại sữa công thức phù hợp. Đường lactose là một hoạt chất nhạy cảm với hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ dị ứng hoặc không dung nạp lactose trong sữa công thức rất dễ bị tiêu chảy, đặc biệt có nguy cơ cao bé đi ngoài phân lỏng, có bọt.

Sữa công thức cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài sủi bọt.

Sữa công thức cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài sủi bọt.

2.2. Do loạn khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng kém, dễ mắc các bệnh tiêu hóa phổ biến, trong đó có rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, khiến nhu động ruột của trẻ tăng lên. Các vi khuẩn có hại thường tồn tại trên các vật dụng sử dụng hàng ngày cho bé như bình sữa, núm ti giả, đồ chơi,… Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bé sử dụng, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn. Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng và đi nhiều lần là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm bài viết: Trẻ sơ sinh ít đi ngoài có bình thường hay không? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả.

2.3. Do bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa quen với các loại thức ăn mới nên dễ gặp hiện tượng đi ngoài ra bọt. Theo các nghiên cứu y khoa, nguyên nhân của tình trạng này là do hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với các loại thức ăn dặm.

Tình trạng đi ngoài ra bọt thường chỉ kéo dài trong vài ngày và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài ra bọt kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, quấy khóc,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ăn dặm các thực phẩm mới có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

Ăn dặm các thực phẩm mới có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

3. Bé đi ngoài phân sủi bọt có đáng lo ngại không?

Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là tình trạng khá phổ biến tại Việt Nam. Tình trạng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 2-3 ngày và có thể tự khỏi.

Bên cạnh đó, triệu chứng đi ngoài có bọt vàng diễn ra thời gian dài sẽ khiến con trẻ bị mất nước, đuối sức có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường như suy tạng, suy hô hấp,… Vậy nên nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, quấy khóc,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Mách cha mẹ cánh phòng tránh việc bé đi ngoài có bọt

Trẻ đi ngoài có bọt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về đường tiêu hóa hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp. Vậy, làm thế nào để phòng tránh việc bé đi ngoài có bọt? Tham khảo ngay một số cách phòng tránh Hapacol đã tổng hợp được dưới đây.

4.1. Giữ gìn vệ sinh các vật dụng cho bé

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó rất dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sủi bọt. Một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng này là vệ sinh sạch sẽ mọi thứ tiếp xúc với bé.

Với bình sữa và núm ti giả, cha mẹ cần rửa sạch bằng nước nóng hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng sau mỗi lần sử dụng. Đồ chơi cũng cần được giặt giũ thường xuyên, từ 2-3 lần mỗi tuần.

Cha mẹ và người thân trong gia đình cũng cần vệ sinh tay thường xuyên trước khi tiếp xúc với bé. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn.

Cần đảm bảo vệ sinh đồ chơi xung quanh con trẻ.

Cần đảm bảo vệ sinh đồ chơi xung quanh con trẻ.

4.2. Đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng của mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ.

Những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị… có thể khiến trẻ đi ngoài có bọt màu vàng. Những món ăn này có thể khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra và chất lượng sữa. Ngoài ra, các chất béo trong các món ăn này cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân nhầy có bọt.

Lượng sữa đầu của mẹ tiết ra khi bé bắt đầu bú thường khá lỏng, chứa nhiều nước và ít chất dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng ở trẻ, mẹ nên bỏ sữa đầu và cho trẻ bú phần sữa mẹ đặc hơn. Phần sữa này có màu trắng đục, sánh và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ mà con bú.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ mà con bú.

4.3. Bổ sung cho bé các dưỡng chất, vitamin cần thiết

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt, dễ bị tổn thương. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn uống của trẻ ăn dặm cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm: Chất đạm, chất béo, Carbohydrate, Vitamin và khoáng chất.

Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Cha mẹ cần lưu ý đến tình trạng dị ứng thực phẩm của trẻ để tránh cho trẻ ăn phải những loại thực phẩm này. Một số dấu hiệu của dị ứng thực phẩm bao gồm: phát ban, sưng phù, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy.

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho trẻ, bao gồm: Kẽm, selen, crom, vitamin B1, vitamin B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C).

Triệu chứng trẻ đi ngoài có bọt có thể khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, thậm chí là mất nước. Hy vọng cha mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp phòng tránh trên để bảo vệ sức khỏe cho con.

Các bài viết khác

5 cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày hiệu quả

Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Đi ngoài...

Đi ngoài ra nước là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe gì?

Đi ngoài ra nước là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau,...

Mẹo chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, Hapacol...

[Giải đáp] Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp, có thể gây mất nước và điện giải cho cơ thể. Để bù đắp lượng...

Chữa trị ngay tại nhà cho bé 8 tháng bị táo bón

Mẹ lo lắng khi bé 8 tháng bị táo bón khi bước vào giai đoạn ăn dặm, phân bị cứng, khó đi...

Trẻ 3 tuổi bị táo bón: Mách mẹ các phương pháp điều trị hiệu quả

Táo bón là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Mẹ cần tìm hiểu...