Cẩm Nang | Chữa trị ngay tại nhà cho bé 8 tháng bị táo bón

Chữa trị ngay tại nhà cho bé 8 tháng bị táo bón

Mẹ lo lắng khi bé 8 tháng bị táo bón khi bước vào giai đoạn ăn dặm, phân bị cứng, khó đi đại tiện. Vậy nên làm gì khi trẻ nhỏ bị táo bón? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu ở bài viết dưới đây cách cải thiện tình trạng này cho con ngay tại nhà nhé!

1. Táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi là gì?

Em bé sơ sinh bị táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp, đặc biệt là trẻ 2-3 tuổi. Đây là tình trạng phân cứng, khó đi, khiến trẻ phải rặn nhiều khi đại tiện. Táo bón có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn đến tắc ruột, cần phải phẫu thuật.

Cách nhận biết sớm táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.

2. Tại sao bé 8 tháng tuổi bị táo bón

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây táo bón khiến trẻ không đi ngoài được:

Yếu tố bên trong:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, nhất là những trẻ không bú sữa mẹ dễ có nguy cơ bị táo bón do thành phần đạm trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra, lượng đạm quá nhiều trong một số loại sữa công thức vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng khiến trẻ bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này.

Nếu bé của bạn 2 tháng tuổi thì bài viết này: Nguyên nhân và cách xử lý cho bé 2 tháng tuổi bị táo bón

Dinh dưỡng bé nạp vào ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng táo bón của bé.

Dinh dưỡng bé nạp vào ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng táo bón của bé.

  • Các cơ bụng và thành ruột yếu: Các cơ bụng và thành ruột cũng là yếu tố tác động tới nguy cơ táo bón. Những trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, thuốc nhuận tràng,… cũng có thể bị táo bón.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm: Trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, trứng, đậu phộng,… cũng có thể bị táo bón.

Yếu tố bên ngoài:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Trẻ 6 tháng bị táo bón, trẻ 9 tháng tuổi bị táo bón thường do ăn thức ăn có quá nhiều chất đạm, chất béo và ít chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết.
Táo bón có thể bắt nguồn từ việc hấp thu quá nhiều chất đạm.

Táo bón có thể bắt nguồn từ việc hấp thu quá nhiều chất đạm.

  • Hành vi nhịn nhịn giữ phân: Trẻ mải chơi, nhịn đi cầu khiến phân to, cứng hơn, gây đau sau khi đi tiêu. Triệu chứng này khiến trẻ sợ đi cầu và lần đi sau sẽ càng đau hơn.
  • Thay đổi môi trường đi vệ sinh: Khi bé được cho đi nhà trẻ, bé có thể gặp khó khăn khi đi vệ sinh ở nơi lạ. Điều này cũng có thể dẫn đến táo bón.

Nguyên nhân khác: Một số bệnh lý có thể gây táo bón ở trẻ em, chẳng hạn như:

  • Bệnh phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ không đi tiêu phân trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn.
  • Bệnh nội tiết – chuyển hóa, chẳng hạn như suy giáp, cường giáp,…
  • Bất thường về thần kinh, chẳng hạn như bệnh não, tủy sống,…
  • Bệnh thần kinh – cơ, chẳng hạn như bệnh bại não,…

3. Chữa trị táo bón cho bé 8 tháng tuổi ngay tại nhà

Táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi không phải là bệnh lý và không gây nguy hiểm sức khỏe trẻ tức thì. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh hoạt hàng ngày của trẻ và thậm chí gây ra một số biến chứng sức khỏe. Cha mẹ có thể chữa trị táo bón cho bé ngay tại nhà với những phương pháp sau:

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con

Mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé đang gặp vấn đề về táo bón. Việc ăn uống không đảm bảo khoa học, thiếu cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là thiếu chất xơ, là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón cho trẻ, đặc biệt là trẻ 8 tháng. Để giải quyết vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên xây dựng một khẩu phần ăn cho bé sao cho đủ và cân đối về các nhóm dưỡng chất, đồng thời tăng cường thêm rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn dặm hàng ngày của bé.

Xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất.

Xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất.

3.2. Cho con uống thêm nước

Tình trạng thiếu nước cũng đóng góp vào vấn đề táo bón ở trẻ nhỏ cũng như người lớn. Do đó, để phòng tránh và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ nên nhớ đảm bảo rằng bé được uống đủ lượng nước cần thiết. Bé 8 tháng bị táo bón có thể sử dụng nhiều loại nước khác nhau như nước lọc, nước canh, súp, cháo, và nước ép trái cây tươi để giữ cho cơ thể đủ nước.

Cho con uống nhiều loại nước khác nhau, đặc biệt là nước lọc.

Cho con uống nhiều loại nước khác nhau, đặc biệt là nước lọc.

3.3. Đổi loại sữa công thức đang dùng

Với những bé sử dụng sữa công thức, ngoài nguyên nhân pha sữa không đúng tỷ lệ gây táo bón, việc lựa chọn loại sữa không phù hợp cũng đóng góp vào tình trạng này. Nếu trẻ bị táo bón và nguyên nhân được xác định là do sữa công thức, mẹ hãy thử thay đổi sang loại sữa khác để cải thiện tình trạng nhé!

3.4. Cho con vận động nhẹ nhàng

Ở tuổi 8 tháng, trẻ vẫn chưa có khả năng tự vận động nhiều. Để đảm bảo sức khỏe và kích thích hoạt động ruột một cách hiệu quả, ngoài việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không nên ép buộc trẻ vận động quá mức và quá sức. Thay vào đó, hãy tạo điều kiện cho trẻ thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi. Việc tập cho trẻ bò và thực hiện các bài tập đạp xe trên giường là những hoạt động phù hợp và thú vị.

Để bé được vận động nhẹ nhàng mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Để bé được vận động nhẹ nhàng mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.

3.5. Cho con sử dụng men vi sinh

Bên cạnh những phương pháp trị táo bón đã được đề cập, một số bậc phụ huynh có thể áp dụng việc sử dụng men vi sinh để cải thiện tình trạng táo bón cho bé 8 tháng bị táo bón. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến nghị rằng, mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại men vi sinh nào cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Việc thảo luận với chuyên gia sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và đạt được hiệu quả trong điều trị táo bón.

4. Khi nào nên đưa bé đi khám?

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng táo bón không được cải thiện, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chú ý đưa trẻ đi khám nếu tình trạng không được thuyên giảm.Chú ý đưa trẻ đi khám nếu tình trạng không được thuyên giảm.

Chú ý đưa trẻ đi khám nếu tình trạng không được thuyên giảm.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội
  • 24 giờ chưa thấy bé đi đại tiện
  • Nôn ói, bụng chướng căng cứng
  • Chậm lớn, khó tăng cân
  • Có máu khi đi đại tiện
  • Thần kinh phát triển chậm
  • Hậu môn có dấu hiệu bất thường
  • Thấy táo bón có dấu hiệu nghi ngờ

Nếu bé đang gặp tình trạng đi ngoài ra máu thì bạn có thể tham khảo bài viết: trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Tóm lại, bé 8 tháng bị táo bón là tình trạng thường gặp nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ bị táo bón nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu táo bón lặp lại nhiều lần hoặc có các biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các bài viết khác

Mẹo chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, Hapacol...

Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ đi ngoài có bọt màu vàng là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Tình trạng này có thể là...

[Giải đáp] Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp, có thể gây mất nước và điện giải cho cơ thể. Để bù đắp lượng...

Trẻ 3 tuổi bị táo bón: Mách mẹ các phương pháp điều trị hiệu quả

Táo bón là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Mẹ cần tìm hiểu...

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này...

Cách điều trị hiệu quả khi trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Tình trạng trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù...