Cẩm Nang | Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân cùng với một số biện pháp xử lý khi gặp trình trạng này.

1. Trình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Máu xuất hiện trong phân của trẻ là một dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Màu sắc của máu trong phân có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể là đỏ thẩm, đỏ tươi, thậm chí có thể là màu đen thâm. Ngoài ra, phân của trẻ cũng có thể có những đặc điểm như đàm nhớt, bọt, mùi hôi khác thường, gây sưng nóng hậu môn, chán ăn, mệt mỏi, đau quặn bụng, và nhiều triệu chứng khác. 

  • Phân màu đen: Màu đen thường xuất hiện do máu trong phân đã chịu quá trình oxy hóa trong đại tràng. Khi hòa tan trong nước, màu sẽ hoàn đỏ trở lại.
  • Phân có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi: Đây là dấu hiệu của máu tươi hoặc chảy máu gần khu vực trước khi trẻ điều tiện.

Tình trạng đi ngoài có máu là một biểu hiện nguy hiểm. Do đó, trong quá trình chăm sóc hàng ngày, cha mẹ cần chú ý để phát hiện vấn đề sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời, nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Trình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Trình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

2. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

Theo số liệu thống kê, đến 90% trường hợp trẻ bị táo bón và ra máu khi điều tiện là do nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường xuất hiện khi táo bón kéo dài, khiến phân trong đại tràng trở nên khô và cứng. Khi trẻ cố gắng điều tiện, hậu môn co giãn quá mức do lực ma sát mạnh từ phân cứng.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc táo bón ra máu:

  • Dị tật đại tràng bẩm sinh: Phình đại tràng, hẹp đại tràng, hoặc bệnh suy giảm bẩm sinh có thể gây táo bón ngay sau vài ngày trẻ chào đời.
  • Bệnh lồng ruột ở trẻ: Gây tắc nghẽn đường ruột, gây đau bụng cùng với nôn mửa và gây tình trạng trong phân có máu.
  • Viêm đường ruột: Viêm nhiễm làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Chế độ ăn không cân đối: Ăn nhiều chất bột đường, thiếu chất xơ và ít uống nước.
  • Cho trẻ uống nhiều sữa bò hoặc sữa công thức giàu protein.
  • Lượng thức ăn hàng ngày quá ít.
  • Ít vận động và thói quen ngồi lâu, xem tivi, sử dụng điện thoại.
  • Nhịn điều tiện: Trẻ có thói quen lười đi đại tiện hoặc ngại nơi vệ sinh. Những trường hợp này kéo dài làm phân càng khô, cứng, tăng nguy cơ bị táo bón ra máu.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

3. Biến chứng khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ mắc tình trạng táo bón kéo dài có thể phải đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp mà phụ huynh cần chú ý:

  • Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng táo bón kéo dài có thể gây căng giãn và tổn thương, tạo nên những vết rách nhỏ trong vùng hậu môn. Điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện nứt kẽ hậu môn, gây đau và khó chịu khi trẻ điều tiện, đồng thời có thể làm gây ra hiện tượng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu.
  • Trĩ: Táo bón kéo dài, kết hợp với việc rặn mạnh trong quá trình điều tiện, có thể chèn ép và làm sưng phù các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Điều này dẫn đến việc xuất hiện trĩ, một tình trạng khi các tĩnh mạch quanh hậu môn và trực tràng bị giãn quá mức, gây ra sưng phù và tạo ra các búi trĩ trong hoặc bên ngoài hậu môn.
  • Viêm ống hậu môn trực tràng: Táo bón kéo dài có thể gây viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc của vùng hậu môn và trực tràng. Biểu hiện thường là rặn mạnh nhưng không thể điều tiện được.
  • Tắc ruột: Phân bị ứ đọng trong lòng trực tràng có thể tạo thành khối phân cứng, gây rối loạn nhu động ruột và dẫn đến tình trạng tắc ruột hoặc bán tắc. Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, sưng căng, khó đại tiện, nôn mửa, và có thể sờ thấy khối phân cưng ở góc đại tràng trái trong ổ bụng.
Trẻ mắc tình trạng táo bón kéo dài có thể phải đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ mắc tình trạng táo bón kéo dài có thể phải đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Cách xử lý và điều trị trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là một tình trạng cần được chăm sóc và tư vấn kỹ lưỡng từ đến bác sĩ để đảm bảo an toàn và chính xác nhất cho trẻ. Tuy nhiên các phụ huynh cũng có thể trang bị thêm cho mình các kiến thức nhằm hỗ trợ và tăng cường sức khỏe đường ruột của trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài cách cơ bản và dễ dàng áp dụng cho trẻ:

4.1 Bổ sung chất xơ

Chất xơ là một thành phần tự nhiên có trong rau củ và trái cây, đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ có khả năng làm cho phân trở nên mềm, xốp và giữ lại được nước trong phân, từ đó giúp giảm thời gian vận chuyển phân qua ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tiện của bé.

Để tận dụng những lợi ích của chất xơ, mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau má, rau diếp cá, rau bina, súp lơ, cải xanh, mồng tơi, rau khoai lang, trái táo, lê, chuối, đu đủ, bưởi, và mận khô. Việc thường xuyên thêm những thực phẩm này vào bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé và ngăn chặn tình trạng táo bón hiệu quả.

4.2 Bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa

Tình trạng táo bón thường xảy ra khi chức năng tiêu hóa gặp cản trở. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột là vô cùng quan trọng để cải thiện hiệu suất của hệ thống này. Mẹ có thể tìm kiếm nguồn lợi khuẩn từ các thực phẩm như sữa chua, tương đậu nành, thức uống lên men, dưa bắp cải, tempeh, phô mai, và những nguồn thực phẩm tương tự.

4.3 Cho bé uống nhiều nước

Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Vì thế, quan trọng nhất là để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

Nhu cầu về nước của mỗi độ tuổi có thể thay đổi, và mẹ cần lưu ý đến những lượng khuyến nghị dưới đây:

  • Trẻ 06 – 12 tháng tuổi: 200 – 300ml/ngày
  • Trẻ 01 – 03 tuổi: 500 – 600ml/ngày
  • Trẻ 03 – 05 tuổi: 1000ml/ngày
  • Trẻ trên 10 tuổi: 1500 – 2000ml/ngày

Đối với trường hợp bé 3 tuổi thì bạn có thể tham khảo cách điều trị táo bón ngay tại đây: Trẻ 3 tuổi bị táo bón: Mách mẹ các phương pháp điều trị hiệu quả

4.4 Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Theo ý kiến của các bác sĩ, thì thời điểm lý tưởng để bé đi đại tiện là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Lúc này, cơ đại tràng co bóp mạnh hơn khoảng 3 lần so với bình thường, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có cảm giác muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có thói quen điều tiện vào buổi sáng. Dưới đây là một số gợi ý để tạo thói quen cho bé đi đại tiện buổi sáng:

  • Uống đủ nước: Việc uống đủ nước giúp duy trì sự linh hoạt của đại tràng, hỗ trợ quá trình điều tiện.
  • Đi dạo sau khi ăn tối: Hoạt động vận động nhẹ sau bữa ăn tối có thể kích thích đường ruột và giúp bé dễ dàng điều tiện vào buổi sáng.
  • Ăn một ít vào sáng sớm: Một bữa sáng nhẹ có thể kích thích hoạt động đường ruột và khuyến khích bé đi đại tiện.
  • Uống bổ sung dầu cá: Dầu cá có chứa axit béo omega-3 có thể hỗ trợ sự linh hoạt của đại tràng, giúp bé điều tiện dễ dàng hơn.
  • Duy trì thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định: Cố gắng tạo ra một thói quen điều tiện vào cùng một thời gian mỗi ngày để giúp cơ đại tràng lựa chọn thời điểm tốt nhất để hoạt động.

4.5 Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Mẹ nên hướng dẫn bé duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ vi khuẩn. Ngoài ra, mẹ cũng cần nhắc nhở bé về việc tránh mút tay hoặc đặt đồ chơi vào miệng để giảm khả năng tiếp xúc với vi khuẩn có thể gây hại.

Ngoài những cách điều trị trên bạn có thể tham khảo thêm: Mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh

5. Khi nào trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu cần đến bệnh viện?

Trẻ gặp tình trạng táo bón đi ngoài ra máu cùng những triệu chứng dưới đây, quý phụ huynh cần đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ có chuyên môn khám và chẩn đoán:

  • Sốt cao.
  • Bé mệt mỏi, quấy khóc, và nôn soi.
  • Đi ngoài ra máu kéo dài trong vòng 3 ngày.
  • Sụt cân nhanh, sức khỏe suy giảm.
  • Sờ thấy cứng bụng.
  • Hình dạng và kết cấu phân khác thường, kéo dài hơn 1 tuần.

    Nhận tư vấn từ bác sĩ là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

    Nhận tư vấn từ bác sĩ là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón
    đi ngoài ra máu

Như vậy bạn vừa cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu. Tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu không phải là hiếm, nhưng cha mẹ cũng phải hết sức cẩn trọng. Nếu sau vài ngày áp dụng điều trị tại nhà mà tình hình táo bón của trẻ không cải thiện, việc quan trọng là đưa bé đến bệnh viện để được khám và có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Các bài viết khác

[Giải đáp] Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp, có thể gây mất nước và điện giải cho cơ thể. Để bù đắp lượng...

Chữa trị ngay tại nhà cho bé 8 tháng bị táo bón

Mẹ lo lắng khi bé 8 tháng bị táo bón khi bước vào giai đoạn ăn dặm, phân bị cứng, khó đi...

Trẻ 3 tuổi bị táo bón: Mách mẹ các phương pháp điều trị hiệu quả

Táo bón là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Mẹ cần tìm hiểu...

Cách điều trị hiệu quả khi trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Tình trạng trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù...

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài có bình thường hay không?

Chăm sóc trẻ sơ sinh là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đối với những người vừa mới trở thành cha...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý tại nhà

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề như nứt kẽ hậu môn,...