Cẩm Nang | Một số nguyên nhân thường gặp khi bị đau nhức tay trái

Một số nguyên nhân thường gặp khi bị đau nhức tay trái

Đau nhức tay trái khiến bạn gặp trở ngại trong vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao bị đau mỏi tay trái?

Phổ biến nhất là do dùng lực của tay trái quá nhiều dẫn đến đau cơ bả vai trái. Có nhiều mức độ đau khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra còn có nhiều lý do khác như sau:

  • Gặp vấn đề về cơ xương khớp chẳng hạn thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cổ tay
  • Ở người lớn tuổi, khi trời lạnh sẽ bị nhức xương do đó sẽ khiến họ cảm thấy đau nhức bả vai và cánh tay trái.
  • Bị đau nhức do các tư thế đi đứng hay nằm hoặc ngồi chèn ép mạch máu và dây thần kinh khiến cánh tay bị tê mỏi.
  • Bị chấn thương phần cơ, dây chằng bên tay trái.
  • Thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, kali, B1, B12…
  • Bị đau nhức cũng có thể do trường hợp rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch… gây nên.
  • Tác dụng phụ của thuốc.

Xem thêm: cách chữa đau bả vai trái do tập thể hình

2. Điều trị như thế nào?

2.1 Với cơn đau nhẹ

Tùy vào mức độ và tần suất đau nhức tay trái mà có phương pháp điều trị thích hợp. Khi bạn chỉ thấy cánh tay đau nhói lên và cơn đau không quá nặng thì có thể tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động chỗ đau nhức. Tích cực xoa bóp, chườm lạnh hay dùng cao dán để làm dịu cơn đau.

Với những người vận động tay quá sức, nên dành khoảng thời gian nhất định để nghỉ tay, đồng thời cũng nên hạn chế tập thể dục.

Nếu muốn chườm lạnh giảm đau, bạn dùng túi chườm bỏ vài viên đá lạnh vào trong, sau đó lót thêm 1 chiếc khăn mỏng lên vùng bị đau rồi để túi chườm lên trong vòng 20 phút. Không áp nước đá trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.

Cơn đau thỉnh thoảng xuất hiện với mức độ nhẹ thì bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau có hoạt chất paracetamol như Hapacol, aspirin, ibuprofen… Tuy nhiên không nên lạm dụng quá liều và chỉ dùng khi thấy thực sự cần thiết.

Để trị đau nhức tay trái, bạn có thể dùng băng thun và nẹp cố định lại để không tác động thêm lên các khớp đang bị tổn thương.

Xoa bóp khu vực đau giúp làm dịu cơn đau

Giảm đau bằng cách nghỉ ngơi và xoa bóp

2.2 Với cơn đau nặng và kéo dài

Lúc này bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị triệt để. Trường hợp này có thể được bác sĩ kê thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (nếu nguyên nhân do viêm) như thuốc corticosteroid sẽ làm hạn chế cảm giác đau và giảm viêm nhanh. Cách dùng khá đa dạng như uống trực tiếp, dạng tiêm bắp tay hoặc dạng tiêm tĩnh mạch. Đây là loại thuốc kê đơn và phải có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng khi chưa đi khám.

Một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau nhức cánh tay trái, hữu ích cho bệnh nhân bị hạn chế vận động do đau tay.

Một số trường hợp bị chấn thương nặng sẽ cần phải phẫu thuật.

Nhìn chung, nếu bỗng nhiên cảm thấy đau nhức bả vai và cánh tay trái khó cử động bình thường được, bệnh nhân hãy đến ngay các chuyên khoa về cơ xương khớp để được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm tình trạng, từ đó chẩn đoán nguyên nhân cơn đau dựa vào kiểm tra các hoạt động của hệ thần kinh, chụp CT, chụp X-quang…

Đau nhức bả vai và cánh tay trái khó cử động hãy đến ngay các chuyên khoa về cơ xương khớp

Đau nhức bả vai do tư thế không đúng

3. Làm thế nào hạn chế đau cánh tay?

Muốn sức khỏe xương khớp được bảo toàn, hạn chế các trường hợp gây đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên nhớ:

Thường xuyên vận động, thể dục thể thao đều đặn cho cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai và có sức bền tốt.

Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp, uống collagen hỗ trợ cho hoạt động của khớp và tăng cường hấp thu các dưỡng chất khác thiết yếu cho cơ thể.

Chú ý các tư thế khi làm việc, học tập hay sinh hoạt phải chuẩn. Không nên vận động quá sức hay mang vác nặng gây đau nhức xương khớp.

Nếu bạn thường xuyên làm việc trước máy tính, hãy dành thời gian nghỉ tay mỗi tiếng tầm 5 đến 10 phút. Điều chỉnh độ cao của bàn ghế và máy tính sao cho hợp lý, không gồng cứng tay trong thời gian dài vì rất dễ làm đau nhức tay trái.

Xem thêm: Tìm hiểu về đau nhức bàn tay

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về đau nhức bả vai và cánh tay trái. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa thích hợp.

Nguồn tham khảo:

  • https://acc.vn/dau-nhuc-canh-tay-canh-bao-dieu-gi/
  • https://ihr.org.vn/dau-nhuc-canh-tay-7424.html
Các bài viết khác

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao kéo dài và cách xử lý

Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, sốt cao không hạ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó...

Có bao nhiêu loại sốt thường gặp ở trẻ và cách xử trí như thế nào?

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ chắc chắn không ít lần cùng con đối phó với những cơn...

Tác dụng tuyệt vời của nước dừa với người bị sốt cao

Nước dừa từ lâu được xem là nước giải khát tự nhiên mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy...

Hướng dẫn bố mẹ cách sơ cứu tại nhà khi trẻ em bị sốt cao co giật

Trẻ em sốt cao co giật, tình huống này nên làm gì? Để cơn co giật không gây ảnh hưởng đến sức...

10 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho bé

Tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ...

Me cần chuẩn bị gì trước khi cho bé tiêm chủng?

Tiêm ngừa rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng vẫn có nhiều mẹ băn khoăn không biết tiêm vacxin cho trẻ...