Cẩm Nang | Có bao nhiêu loại sốt thường gặp ở trẻ và cách xử trí như thế nào?

Có bao nhiêu loại sốt thường gặp ở trẻ và cách xử trí như thế nào?

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ chắc chắn không ít lần cùng con đối phó với những cơn sốt khác nhau. Vậy những nguyên nhân khiến bé sốt là gì và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt ra sao? Tìm hiểu tại đây nhé!

Sốt mọc răng

Sốt mọc răng rất phổ biến, đa phần trẻ nào cũng sẽ trải qua. Từ tháng thứ 4 đến thứ 7 trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và dần hoàn thiện cho đến khoảng 3 tuổi.

Vì sao mọc răng ở trẻ lại gây sốt? Nguyên nhân là khi răng bắt đầu nhú lên khỏi nướu, phần nướu bị sưng tấy và dễ nhiễm trùng, nhất là khi bé bị ngứa răng hay gặm cắn đồ vật mang vi khuẩn vào miệng.

Dấu hiệu sốt mọc răng ở bé:

Bé hay bị chảy dãi, chép miệng nhai nhiều hơn bình thường.

Thích gặm cắn đồ vật, ngậm ngón tay.

Trẻ biếng ăn, hay quấy khóc, hay khó chịu. Kiểm tra phần nướu thấy sưng đỏ thì chính là dấu hiệu của sốt mọc răng.

Mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ

Trẻ trong giai đoạn mọc răng có thể bị sốt nhẹ

Trẻ sốt mọc răng thường có biểu hiện sốt nhẹ nên bố mẹ không cần quá lo lắng, thường chỉ là sốt 37,5 độ hoặc hơn 1 chút, trẻ vẫn chơi đùa bình thường. Lúc này, bố mẹ có thể:

Lau người cho bé bằng nước ấm.

Vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng cho bé bằng nước sạch, sau đó dùng khăn thấm nước muối sinh lý lau miệng bé.

Tăng cữ bú cho bé hoặc cho bé uống thêm nước.

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi có thể do vi khuẩn hoặc các loại virus gây ra. Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi dễ làm bé bị sốt. Dấu hiệu nhận dạng sốt siêu vi như sau:

Bé mệt mỏi, đau nhức người. Sốt 37,5 độ trở lên. Thậm chí thân nhiệt của bé có thể lên tới 40 độ C dẫn tới tình trạng trẻ em sốt cao co giật.

Một số triệu chứng khác đi kèm như viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, hay là sốt kèm phát ban ở trẻ

Để biết rõ nguyên nhân gây sốt là gì, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà.  Không nên chủ quan khi thấy trẻ sốt kèm ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng… nên đưa bé đi gặp bác sĩ kịp thời.

Thường xuyên theo dõi tình trạng sốt của bé

Theo dõi tình trạng sốt ở trẻ thường xuyên

Sốt do cảm lạnh

Vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô nhất là vào cuối năm. Đây là lúc trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên do virus, dẫn đến sốt cảm lạnh. Các dấu hiệu nhận biết: Bé bị đau họng, hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho, sốt từ nhẹ tới vừa, đau nhức, biếng ăn…

Để khắc phục thì mẹ nên chú ý vệ sinh cho bé bằng nước ấm, tốt nhất là lau người cho bé sạch sẽ trong môi trường kín gió. Bên cạnh đó cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé để bé nhanh khỏe như ăn thức ăn nấu mềm, ít gia vị, dễ tiêu.

Chú ý cho bé uống nhiều nước hoặc bú nhiều cữ hơn.

Hút dịch mũi cho bé trường hợp bé bị ngạt mũi.

Sốt do cảm cúm

Cảm cúm do virus cúm gây ra. Cảm cúm rất dễ bị nhầm với cảm lạnh nhưng cảm cúm lâu hồi phục hơn và các triệu chứng cũng có mức độ nặng hơn.

Thời gian ủ bệnh cúm từ 3-7 ngày, sau đó bé bắt đầu có các triệu chứng sốt (trên 37,5 độ), ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, kém ăn…

Cúm có thể thuyên giảm sau 5 ngày và các triệu chứng hoàn toàn hết sau 1-2 tuần. Thế nhưng bố mẹ không nên chủ quan vì vẫn có rủi ro biến chứng khi bệnh trở nặng. Ghi nhớ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt và không nên chủ quan, luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

Để tránh bị cúm, bố mẹ nên

cúm từ 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại hàng năm.

Đeo khẩu trang cho bé nơi công cộng, giữ vệ sinh cá nhân cho bé nhất là vào những thời điểm dịch cúm bùng phát.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, cá, các loại rau xanh, vitamin từ các loại trái cây…

Vào mùa lạnh bố mẹ chú ý giữ ấm cho bé.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách chăm sóc bé khi bị sốt bố mẹ cần biết. Mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã biết cách bảo vệ sức khỏe của con hơn rồi nhé!

(Nguồn:  https://jiohealth.com/bao-chi/chi-tiet/phan-biet-6-loai-sot-o-tre-em-ba-me-can-nam)

Các bài viết khác

Làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của một người. Chúng chỉ tồn tại vài năm và nhanh chóng “nhường chỗ”...

Các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn sau cơn đau đầu ở thái dương

Đau đầu ở thái dương tuy phổ biến nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan xem nhẹ hiện tượng này....

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao kéo dài và cách xử lý

Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, sốt cao không hạ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó...

Tác dụng tuyệt vời của nước dừa với người bị sốt cao

Nước dừa từ lâu được xem là nước giải khát tự nhiên mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy...

Một số nguyên nhân thường gặp khi bị đau nhức tay trái

Đau nhức tay trái khiến bạn gặp trở ngại trong vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý...

Hướng dẫn bố mẹ cách sơ cứu tại nhà khi trẻ em bị sốt cao co giật

Trẻ em sốt cao co giật, tình huống này nên làm gì? Để cơn co giật không gây ảnh hưởng đến sức...