Cẩm Nang | Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao kéo dài và cách xử lý

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao kéo dài và cách xử lý

Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, sốt cao không hạ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi bé sốt, bố mẹ cần hết sức cẩn trọng theo dõi và chăm sóc bé kịp thời để không xảy ra các hậu quả không mong muốn.

Các biến chứng của sốt cao co giật

Trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân có thể dẫn đến co giật, nhất là khi sốt từ 39-40 độ. Sốt cao co giật có thể khiến trẻ gặp các biến chứng như bên dưới.

Động kinh

Trẻ nhỏ trong các trường hợp dưới đây dễ bị biến chứng động kinh nếu sốt cao co giật:

– Dưới 12 tháng tuổi.

– Co giật xảy ra hơn 5 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày.

– Người thân mắc bệnh động kinh.

– Bé có vấn đề về phát triển não, chậm phát triển.

– Bé mắc bệnh viêm não, viêm màng não…

Sốt cao kéo dài ở trẻ gây nhiều biến chứng

Trẻ sốt cao kéo dài dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Tổn thương não

Trẻ sốt 37,5 độ thì bố mẹ không cần phải lo lắng. Sốt co giật do có sự phóng điện bất thình lình của các dây thần kinh. Thông thường trẻ co giật chỉ vài chục giây sau đó hồi phục lại hoàn toàn. Nhưng một khi trẻ em sốt cao co giật kéo dài trên 3 phút rất hại đến tế bào não. Một khi não bé bị tổn thương, có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu đạt, ngôn ngữ, hành động và suy giảm trí nhớ.

Hội chứng rối loạn tic

Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, co giật lâu rất dễ mắc hội chứng này. Đặc điểm là trẻ bị loạn vận động tay chân hay có phát âm không chủ đích, diễn ra đột ngột. Những hành động của trẻ mắc hội chứng này gồm:

– Hay lẩm bẩm, tự nói trong miệng…

– Lắc đầu liên tục, giật cơ hàm đột ngột.

– Thở dốc, la hét, ho.

Tăng động giảm chú ý

Trẻ sốt cao co giật dễ mắc tăng động giảm chú ý nhiều hơn so với trẻ bình thường 2,5 lần. Trẻ rất khó khăn trong việc tập trung vào điều gì đó, hay có những hành động thái quá mất kiểm soát, dễ bị phấn khích… ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển của trẻ.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt không ngủ được

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Thân nhiệt của bé trên 37,5 độ được xem là sốt. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường khi hệ miễn dịch đang chống lại tác nhân xâm nhập. Sốt cao không phải là bệnh, nhưng sốt cao dễ gây co giật.

Sốt cao co giật dễ xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị sốt cao co giật

Khi bé trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi thì não bộ vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện dần, dễ nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Nhiệt độ tăng cao làm não kích thích gây nên co giật.

Đặc điểm khi trẻ co giật: sốt cao không hạ (thường là trên 39 độ C), tay chân căng cứng, trợn mắt, co giật toàn thân (đa phần không kéo dài), cơn co giật sau đó có thể xuất hiện trở lại.

Xem thêm: 5 cách hạ số viêm họng hiệu quả của trẻ tại nhà

Bố mẹ nên làm gì?

Nếu cơn co giật không kéo dài quá 5 phút được xem là không nguy hiểm. Hãy để trẻ qua cơn co giật, sau đó trẻ sẽ bắt đầu trở lại như bình thường. Chú ý theo dõi tình hình của bé nhé!

Với cơn co giật trên 5 phút và lặp lại trong ngày sẽ có nhiều hậu quả cho sức khỏe bé sau này. Khi phát hiện con có dấu hiệu co giật, bố mẹ nên làm gì?

[irp posts=”31948″ name=”BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT”]

– Để bé nằm yên trên mặt phẳng, không lay hay bế bé.

– Nghiêng người trẻ để tránh nước bọt trào lên làm tắc đường thở, tránh tình trạng ngạt do đờm, dãi. Khi co giật trẻ dễ bị nôn, do đó phụ huynh nên đặt đầu bé ngửa ra sau để nếu bé có nôn thì cũng không đi ngược vào phổi làm tắc nghẽn đường hô hấp.

– Không nắm chân tay bé, có thể cởi bớt quần áo tránh vướng víu cho bé. Ngoài ra bạn nên dùng chiếc khăn xô sạch để nhét vào giữa 2 hàm phòng cho việc bé không cắn vào lưỡi.

– Để hạ sốt cho bé, nên sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt ráo nhẹ rồi lau các vùng nếp gấp như nách, bẹn, cổ.

– Trẻ lúc này đang rất mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi tối đa nên nếu muốn hạ sốt cho bé bằng thuốc, bố mẹ dùng viên hạ sốt dạng đặt hậu môn cho bé. Chú ý liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Trẻ sốt cao không hạ nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

– Sau khi cơn co giật đầu tiên qua đi, bố mẹ có thể đưa bé gặp bác sĩ để có thể xử lý nếu có cơn co giật tiếp theo.

Trên đây là những thông tin phụ huynh cần biết khi thấy trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần và sốt cao co giật. Sốt tuy là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đối với trẻ nhỏ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó ngay từ đầu khi có dấu hiệu sốt bố mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe của bé nhé!

Xem thêm: Trẻ Bị Nghẹt Mũi Khó Thở Khi Ngủ Và Sốt Nên Làm Gì?

(Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/bien-chung-cua-sot-cao-co-giat-o-tre/)

Các bài viết khác

Làm sao để trị ê buốt răng sau sinh?

Trị ê buốt răng sau sinh luôn là điều được nhiều người làm mẹ quan tâm. Cơn đau răng có thể không...

Làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của một người. Chúng chỉ tồn tại vài năm và nhanh chóng “nhường chỗ”...

Các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn sau cơn đau đầu ở thái dương

Đau đầu ở thái dương tuy phổ biến nhưng chúng ta cũng không nên quá chủ quan xem nhẹ hiện tượng này....

Có bao nhiêu loại sốt thường gặp ở trẻ và cách xử trí như thế nào?

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, bố mẹ chắc chắn không ít lần cùng con đối phó với những cơn...

Tác dụng tuyệt vời của nước dừa với người bị sốt cao

Nước dừa từ lâu được xem là nước giải khát tự nhiên mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy...

Một số nguyên nhân thường gặp khi bị đau nhức tay trái

Đau nhức tay trái khiến bạn gặp trở ngại trong vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý...