Trong hành trình làm mẹ, trẻ sốt cao từ trên 39 độ là một trong nỗi lo sợ thường trực. Trẻ có thể bị sốt vì rất nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân phổ biến nhất có lẽ là phản ứng của cơ thể khi hệ miễn dịch đang chiến đấu chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể trẻ.
Khi bố mẹ bước đầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của trẻ như mặt đỏ bừng và mệt mỏi, không năng động như bình thường hoặc bỏ bữa, bố mẹ hãy nhanh chóng dùng nhiệt kế (tốt nhất là nhiệt kế thủy ngân) để kiểm tra nhiệt độ tại nách. Trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, bố mẹ có thể tiếp tục theo dõi. Và trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ, bố mẹ phải nhanh chóng tìm cách hạ sốt cho trẻ để tránh những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Một hiện tượng hay gặp ở trẻ sốt cao từ trên 39 độ là co giật. Trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng gì? Co giật có thể bị mất hoặc giảm ý thức do bị thiếu oxy não, và tệ hơn có thể dẫn tới tử vong. Nếu co giật kéo dài do sốt cao từ trên 39 độ mà không được hạ sốt kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng lâu dài.
Do đó, bố mẹ hãy bỏ túi 5 bí kíp hạ sốt nhanh dưới đây để dùng ngay khi cần thiết:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc lau mát cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng. Nguyên nhân là khi nước bốc hơi sẽ làm giãn mạch máu từ đó giúp làm mát cơ thể. Mẹ nên tích cực lau mát cho bé, nhưng nên lưu ý là sẽ tập trung lau ở trán, nách và bẹn nhưng không được duy trì lau mát hơn 30 phút. Mẹ cũng cần lau mát trong phòng kín gió, sau khi lau mát xong thì sẽ phải lau khô cho bé hoàn toàn.
Một số mẹ có suy nghĩ rằng lau mát bằng nước lạnh sẽ có hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Nước lạnh sẽ khiến bề mặt da của cơ thể bé hạ nhiệt nhanh chóng, khiến trẻ run rẩy và cơ thể sẽ tìm cách gia tăng thân nhiệt để bé không còn run. Tình trạng này có thể khiến trẻ sốt cao hơn và tệ hơn là có thể cảm lạnh không cần thiết.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé khi bị sốt
Trẻ sốt cao từ trên 39 độ có thể dẫn tới tình trạng mất nước. Do đó, bố mẹ cần tìm cách bù nước cho trẻ. Đối với trẻ còn bú, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn. Trẻ lớn hơn ngoài việc uống thêm nước có thể dùng những thực phẩm dạng lỏng dễ tiêu như cháo, súp hay uống thêm sữa và nước ép trái cây. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng các chế phẩm bù nước và điện giải như oresol.
Một số mẹ thường có quan niệm sai lầm là khi bé bị sốt cao có thể lạnh nên càng ra sức ủ ấm với những bộ quần áo rất dày hoặc đắp mền. Tuy nhiên, những cách làm này sẽ càng khiến thân nhiệt của bé tăng cao. Thay vào đó, mẹ hãy đổi sang những bộ đồ rộng rãi thoáng mát, hút mồ hôi để bé thoải mái hơn và cũng góp phần giúp bé nhanh hạ sốt.
Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C thì mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol. Bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol nhiều lần trong ngày và cách nhau 4 giờ. Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. Theo đó: Hàm lượng 80mg dành cho trẻ 5-8kg hoặc <1 tuổi, hàm lượng 150 dành cho trẻ 10-15kg hoặc 1 -3 tuổi, 250mg dành cho trẻ 16-25 kg hoặc trẻ 4 – 6 tuổi
Sử dụng thuốc cho bé cần đúng liều lượng theo hướng dẫn/chỉ định của bác sĩ
Trong trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp nhưng trẻ sốt cao từ trên 39 độ vẫn không hạ, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Đừng nên để tình trạng trẻ sốt cao từ trên 39 độ kéo dài, sẽ rất nguy hiểm và có thể để lại những di chứng nặng nề.
Nguồn tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/tim-cach-ha-sot-nhanh-cho-be-de-tranh-nguy-hiem-169184287.htm