Cẩm Nang | NHẬN BIẾT NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT VỊ GIÁC ĐỂ ĐIỀU TRỊ

NHẬN BIẾT NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT VỊ GIÁC ĐỂ ĐIỀU TRỊ

Tình trạng mất vị giác hoặc sốt cao mất vị giác có thể gây ra bởi các vấn đề sức khỏe khác. Vậy bạn đã hiểu đúng về tình trạng mất vị giác chưa và những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm hướng điều trị cho tình trạng này và những vấn đề cần lưu ý.

 

1. Mất vị giác là gì?

Bề mặt lưỡi có hàng ngàn nụ vị giác nhỏ bé. Mỗi nụ vị giác phát hiện một trong năm vị cơ bản: ngọt, mặn, chua, đắng hoặc thơm ngon. Những vị này có thể được phát hiện trên khắp lưỡi, nhưng một số khu vực sẽ nhạy cảm hơn với mỗi vị. Các xung động thần kinh từ các nụ vị giác được truyền đến não và giúp con người phân biệt được các vị khác nhau. Các rối loạn về vị giác hiếm khi làm mất khả năng hoặc đe dọa đến tính mạng, vì vậy vấn đề này thường không được lưu ý nhưng trong một số trường hợp, rối loạn vị giác hoặc sốt cao mất vị giác là kết quả của nhiều vấn đề sức khỏe cần chữa trị khác.

Thông thường, rối loạn vị giác được chia thành nhiều loại, gồm: giảm vị giác, vị giác ma (thấy một vị mà thực ra không có), mất cảm giác với một vị, hoặc mất cảm giác vị giác hoàn toàn.

2. Nguyên nhân mất vị giác

Vị giác bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân liên quan đến các bệnh đường hô hấp như bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, nhiễm trùng cổ họng, viêm tai giữa.

Ngoài ra, còn một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như chấn thương đầu hoặc rối loạn hệ thần kinh.

Mất vị giác cũng có thể xảy ra ở người hút thuốc, viêm lợi hoặc bệnh nha chu hoặc bệnh nhân đang tiến hành xạ trị ung thư hoặc đang sử dụng một số loại thuốc đặc biệt.

Sốt cao mất vị giác đột ngột có thể là triệu chứng sớm của bệnh coronavirus (COVID-19), do hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây ra.

3. Chẩn đoán mất vị giác

Do mất vị giác không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh mà ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống, nhiều người vẫn quyết định sống chung với lũ chứ không tìm cách điều trị.

Khám bệnh kịp thời để tránh các hậu quả không mong muốn

Hãy đến khám với các bác sĩ chuyên khoa khi có hiện tượng mất vị giác

Khi có hiện tượng mất vị giác, bạn có thể đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ trước tiên sẽ tìm kiếm lý do từ các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, nhiễm trùng cổ họng, viêm tai giữa với các biểu hiện như sốt cao mất vị giác, sổ mũi, đau họng… Họ cũng sẽ xem xét lịch sử bệnh của bạn để xác định có phải do bệnh hay các loại thuốc đang sử dụng gây ra tình trạng mất vị giác hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng để kiểm tra xem bạn có mắc các bệnh nha khoa không.

Bác sỹ có thể yêu cầu một số xét nghiệm lâm sàng như:

– Test điện vị giác của Krarup: Dùng dòng điện một chiều cường độ nhỏ từ 0-500 micro ampère, để cực dương vào vào một bên cạnh lưỡi trong 0,5-1 giây sẽ gây cảm giác chua của kim loại. Nếu cho cường độ dòng điện lên đến 300 micro ampère mà không có cảm giác khi so sánh hai bên thì xem như mất cảm giác.

– Test hóa vị giác của Boorstein: Dùng dung dịch ngọt, mặn, chua, đắng, chấm vào bờ bên của lưỡi và so sánh hai bên. Phải chờ 5 phút mới được thử tiếp để kiểm tra mất vị giác tới đâu.

4. Điều trị mất vị giác

Cách chữa tình trạng mất vị giác sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

– Trong những trường hợp đơn giản như mất vị giác do cảm lạnh hoặc cúm thông thường, bác sĩ sẽ không kê đơn mà đợi cho bạn hết bệnh để vị giác trở lại bình thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể cung cấp thuốc xịt tại chỗ hoặc kháng histamin để điều trị bệnh lý vùng mũi xoang.

– Xem xét loại bỏ những thuốc nghi ngờ gây giảm vị giác.

– Bổ sung các chất dinh dưỡng

– Đối với những người bị viêm xoang hoặc viêm tai giữa, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh. Trong những tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn thần kinh hoặc chấn thương đầu, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến những chuyên khoa phù hợp hơn để có phác đồ điều trị phù hợp.

Rối loạn vị giác có thể gây ra sự lo lắng, trầm cảm

Rối loạn vị giác cảm thấy không ngon miệng khi ăn

Rối loạn vị giác có thể gây ra sự lo lắng, trầm cảm vì không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Hiện tại, việc điều trị bệnh tập trung vào tìm nguyên nhân và điều trị theo các nguyên nhân này nên có thể mất nhiều thời gian. Bệnh nhân sẽ cần kiên nhẫn và hợp tác để cải thiện tình trạng mất vị giác về lâu dài. Với một số căn bệnh rõ ràng như tình trạng sốt cao mất vị giác, biểu hiện của Covid-19 hoặc các căn bệnh đường hô hấp, tình trạng mất vị giác sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh.

Nguồn tham khảo:

6 nguyên nhân khiến bạn mất vị giác và cách điều trị hiệu quả

Các bài viết khác

SỐT CAO CO GIẬT Ở TRẺ EM – NGUYÊN NHÂN & CÁCH XỬ LÝ

Hiện tượng sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi (tuy không phải trẻ nào dưới 6 tuổi...

5 CÁCH HẠ SỐT NHANH ĐỂ TRÁNH NGUY HIỂM CHO TRẺ MẸ CẦN BIẾT

Trong hành trình làm mẹ, trẻ sốt cao từ trên 39 độ là một trong nỗi lo sợ thường trực. Trẻ có...

Các loại thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt Hapacol cho trẻ em

Hapacol là nhãn hàng uy tín của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Hapacol chuyên cung cấp các giải pháp giảm...

Những điều cần biết về nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt không STEROID

Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau,...

Trẻ bị sốt rét run phải làm sao? Những sai lầm bố mẹ mắc phải

Hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em, sốt ớn lạnh có thể khiến bố mẹ rất lo lắng không biết...

TẠI SAO CẦN HẠ SỐT NHANH KHI TRẺ SỐT CAO TỪ TRÊN 39 ĐỘ ĐỂ TRÁNH NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM?

Trẻ rất khó chịu và mệt mỏi khi sốt, kể cả khi thân nhiệt trẻ mới hơn 38 độ; trường hợp trẻ...