Cẩm Nang | TRẺ BỊ SỐT KÈM NGHẸT MŨI KHÓ THỞ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

TRẺ BỊ SỐT KÈM NGHẸT MŨI KHÓ THỞ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Trẻ bị nghẹt mũi và sốt do đâu? Muốn điều trị dứt điểm trước tiên bố mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Để bảo vệ sức khỏe của bé trong mùa dịch bệnh, bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!

Những nguyên nhân làm bé sốt & nghẹt mũi

Cảm cúm

Thời điểm giao mùa là lúc bệnh cúm hoành hành. Trẻ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị lây nhiễm từ cộng đồng, thậm chí trong năm trẻ có thể mắc cúm hơn 1 lần. Dấu hiệu điển hình là trẻ bị sốt, ho, nghẹt mũi, đau nhức cơ bắp… Cúm sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu trẻ được chăm sóc tốt.

Cảm lạnh

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở, sốt, ho cũng có thể do bị cảm lạnh. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 3-5 ngày nếu có cách điều trị thích hợp.

Viêm amidan, viêm họng

Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến. Khi bị viêm họng hoặc viêm amidan, bé sẽ bị sốt nhẹ kèm theo ho, chảy nước mũi và dễ bị nghẹt mũi, thở khò khè. Quan sát vùng họng sẽ thấy họng của bé bị sưng đỏ, đau rát vùng amidan, khàn giọng, giọng đặc…

Viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng

Do thời tiết thất thường, ô nhiễm môi trường làm trẻ dễ bị viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng. Khi mắc phải trẻ bị nghẹt mũi khó thở, ho nhiều… làm bé khó chịu.

Khi bị viêm họng hoặc viêm amidan, bé sẽ bị sốt kèm theo ho,..

Trẻ nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt, trẻ em bị sốt

Làm gì để chữa nghẹt mũi cho bé?

Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh như sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi bố mẹ nên tập trung làm giảm các mức độ của triệu chứng để trẻ không bị khó chịu. Những điều nên làm là gì?

Để xử lý khi trẻ bị sốt , đầu tiên cần xác định tình trạng sốt của bé bằng cách đo thân nhiệt mỗi 4 giờ/ lần. Trẻ sốt vừa dưới 38,5 độ C và sốt cao từ 39 độ trở lên. Tích cực lau người cho bé bằng khăn nhúng nước ấm, khi bé sốt trên 38,5 độ thì bố mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Dùng thuốc hạ sốt cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở bố mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng để làm dịch mũi loãng ra, đồng thời dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, làm thông thoáng đường mũi cho bé.

Cho bé uống thêm nước (với trẻ trên 6 tháng tuổi) và bổ sung dung dịch oresol bù điện giải tránh tình trạng mất nước. Uống nhiều nước cũng giúp trẻ giảm ho.

Không ủ ấm quá kỹ cho bé mà hãy để con mặc quần áo mỏng nhẹ, thấm mồ hôi.

Kê đầu bé cao hơn một chút khi ngủ để trị nghẹt mũi cho trẻ.

Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ và thoáng đãng.

Cho bé ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, canh hầm, súp… với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như gà, bí đỏ, rau xanh… Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hơn, cũng như vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

Nếu các phương pháp trị ngạt mũi cho bé không tác dụng, bé vẫn còn sốt, sổ mũi, ho kéo dài thậm chí sốt cao, chán ăn, nôn mửa thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị. Không nên kéo dài thời gian tự điều trị tại nhà hay tự ý mua thuốc cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Để bé luôn khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh

Tăng cường đề kháng cho bé bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, khi trẻ tập ăn cần cho bé ăn nhiều thực phẩm đa dạng vitamin và khoáng chất như rau củ quả, thịt, cá, tôm… Tập cho bé ăn thức ăn từ nhuyễn đến đặc.

Tập cho bé thói quen sinh hoạt cụ thể, khoa học và đúng giờ giấc.

Vệ sinh mũi họng sau khi từ bên ngoài về, rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn.

Đeo khẩu trang phòng bệnh viêm đường hô hấp cho bé

Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài

Luôn mang theo dung dịch sát khuẩn tay khi đưa bé ra ngoài chơi.

Sát khuẩn, khử trùng và vệ sinh các đồ dùng cá nhân của bé, đồ chơi…

Mặc ấm cho bé khi trời chuyển lạnh, đeo khẩu trang nơi công cộng.

Khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở, sốt, ho nên tích cực điều trị từ khi mới khởi phát triệu chứng để bé nhanh hồi phục và ít bị biến chứng.

Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở kèm sốt. Mong rằng sau bài viết này các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức bổ ích khi chăm sóc con trong mùa dịch bệnh rồi nhé!

Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/tre-bi-sot-ho-so-mui-phai-lam-sao-de-con-mau-khoi-benh/

Các bài viết khác

Dấu hiệu, triệu chứng Cúm A và cách điều trị Cúm A hiệu quả

Cúm A được xem là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức...

Cúm A uống thuốc gì để nhanh hết? Lưu ý khi điều trị Cúm A

Cúm A là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng...

Dấu hiệu Cúm A và Covid, cách phân biệt Cúm A và Covid

Cúm A và Covid là những bệnh lây qua hô hấp, có một số dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, hai loại...

Trẻ bị sốt kèm đầy hơi chướng bụng: cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Trẻ bị sốt kèm đầy hơi chướng bụng khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi. Trong trường hợp này phụ huynh phải làm...

Sốt và các bệnh da liễu thường gặp ở bé sơ sinh: Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc chuẩn nhất

Trẻ nhỏ luôn đứng trước nguy cơ nhiễm các bệnh về da nếu không được chăm sóc và phòng ngừa đúng cách....

Vì sao bạn bị đau cơ sau khi luyện tập thể thao?

Đau cơ sau khi luyện tập hay chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát là một dạng điều hòa cơ bắp, có...