Cẩm Nang | Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Nhiều bố mẹ cho rằng khi bị sốt phát ban, trẻ cần được kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… mới nhanh hết bệnh. Vậy những điều này có thật sự đúng? Hãy cùng tìm hiểu trẻ sốt phát ban kiêng gì trong bài viết dưới đây.

Sốt phát ban là bệnh rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Trẻ sốt phát ban có thể kèm theo ngứa hoặc không.

Tổng quan về sốt phát ban ở trẻ 

Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều sẽ bị sốt phát ban ít nhất 1 lần trong đời. Thế nhưng, tùy theo sức đề kháng mà một số trẻ có thể bị nhiều lần trong khi một số khác lại không.

Bên cạnh đó, các virus gây ra sốt phát ban ở trẻ đa số đều lành tính nên trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc đúng cách, sốt phát ban có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sau này. Vì thế, bố mẹ cần tìm hiểu rõ cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, bao gồm cả sốt phát ban kiêng gì và nên làm gì để bé có thể nhanh khỏi bệnh. 

Những triệu chứng sốt phát ban ở trẻ

Biểu hiện chung của trẻ bị sốt phát ban là sốt nhẹ 37,5- 38 độ C  hoặc sốt cao đến 39,4 độ C. Khi tình trạng sốt giảm thì da của trẻ bắt đầu xuất hiện các vết ban. Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng của trẻ phát ban sau sốt sẽ khác nhau:

Bệnh ban đào

Đối với nguyên nhân sốt phát ban do bệnh ban đào, sẽ có hiện tượng trẻ sốt cao phát ban. Đầu tiên trẻ sẽ sốt cao đột ngột từ 38,8 độ C đến 40,5 độ C và kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày. Một số trẻ sau khi bị sốt có thể kèm các triệu chứng như kén ăn, tiêu chảy, ho, sổ mũi, sưng mắt, sưng hạch bạch huyết, khó chịu….

Đến giai đoạn sau sốt trẻ phát ban, trẻ sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu hồng, rộng khoảng 5mm trên da. Ngoài ra, các vết ban đôi lúc sẽ hơi sưng lên, xuất hiện trên thân người và dần lan ra tay, mặt, cổ, không có cảm giác đau đớn hoặc ngứa, vết ban biến mất khi ấn vào và nhạt dần sau 1- 2 ngày. Vì vậy, nếu mẹ theo dõi thấy bé bị sốt 3 ngày rồi phát ban, rất có thể bé đã bị bệnh ban đào.

Tay – chân – miệng

Trẻ bị sốt phát ban do tay – chân – miệng sẽ kèm theo đau họng, chán ăn và các vết loét quanh miệng. Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng phổ biến của bệnh này là các đốm ban đỏ có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Trẻ bị sốt phát ban do tay – chân – miệng sẽ kèm theo đau họng, chán ăn và các vết loét quanh miệng

Nếu bé trẻ bị sốt và phát ban trong lòng bàn tay hoặc bàn chân thì rất có thể bé đã bị bệnh tay – chân – miệng

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Để trẻ sốt phát ban nhanh hết bệnh, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với chế độ ăn uống

  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu, nước đá và kem vì những thực phẩm này có thể làm bệnh tình của trẻ tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước cam, chanh, hoặc dung dịch nước bù điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước. 

Đối với sinh hoạt

  • Không để trẻ ở nơi chật kín, tù túng hay ẩm ướt. 
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên vùng da phát ban.
  • Không cho trẻ đến những nơi công cộng, đông người nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác. 
  • Hạn chế để da trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất, lông thú nuôi trong nhà để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng.
  • Không nên hạn chế tắm cho bé bởi điều này sẽ khiến trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da gây biến chứng viêm phổi… Thay vì đó, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho con bằng nước ấm vừa đủ.

Đối với trang phục

  • Không mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, việc trùm kín người còn khiến cho trẻ có nguy cơ bị co giật bởi nhiệt độ không thể hạ được. 
Không nên cho bé mặc quá nhiều áo hoặc đắp chăn dày khi bé bị sốt.

Bố mẹ không nên cho bé mặc quá nhiều áo hoặc đắp chăn dày khi bé bị sốt nói chung.

Ngoài những điều trên, ba mẹ nên đọc thêm bài viết Nên làm gì và không nên làm gì khi trẻ bị sốt?” để bỏ túi những lưu ý khi chăm sóc con trẻ bị sốt phát ban.

Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt phát ban nhanh khỏi

Bên cạnh câu hỏi “sốt phát ban nên kiêng gì?”, việc chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo bé nhanh hết bệnh. Cụ thể, bố mẹ cần lưu ý:

  • Nếu trẻ sốt quá cao (trên 38,5 độ), bố mẹ có thể cho trẻ dùng hạ sốt không kê toa paracetamol hoặc ibuprofen. 
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt.
  • Nên thông mũi nước muối loãng và khăn giấy mềm để bé dễ thở hơn.
  • Chế độ ăn cần được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên do việc mệt mỏi khiến bé ăn uống khó khăn nên bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn và ưu tiên chế biến những món mềm, dễ nhai và tiêu hóa.
  • Cho con ăn chế độ dinh dưỡng đa dạng, đặc biệt nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Khuyến khích bé nghỉ ngơi để sức khỏe được phục hồi. 

Lưu ý: Bố mẹ nên đưa trẻ vào viện khi có các dấu hiệu: sốt cao không hạ sau khi đã phát ban, lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê, trẻ bị co giật, trẻ thở nhanh, gấp, mệt, thở khó, phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày…

Trên đây là những thông tin giúp bố mẹ giải đáp câu hỏi “sốt phát ban kiêng gì?”. Theo đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban. Đồng thời tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. 

Để giúp bé hạ sốt nhanh chóng, Hapacol 250 là sản phẩm mà bố mẹ không nên bỏ qua. Thuốc có hàm lượng 250mg paracetamol cùng vị cam dễ uống, vì thế giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, …

Hapacol 250 giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ

Hapacol 250 là thành phần không thể thiếu trong tủ thuốc trong các gia đình có trẻ nhỏ.

Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ như thế nào?

Mặc dù sốt phát ban ở trẻ rất dễ lây lan, thế nhưng bố mẹ vẫn có thể chủ động phòng ngừa cho bé bằng các biện pháp như:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ mắc sốt phát ban.
  • Không đưa trẻ đến khu vực có dịch sốt phát ban.
  • Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia.
  • Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
  • Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin để tăng đề kháng.

Sốt phát ban ở trẻ xảy ra vô cùng phổ biến. Trong một số trường hợp, trẻ phát ban sau sốt có thể tự khỏi bệnh trong khi một số khác cần sự can thiệp của y tế. Vì thế khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ không nên chủ quan mà cần liên tục theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Với hàm lượng 250mg paracetamol, Hapacol 250 giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…, và có thể dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt phát ban. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt dễ uống nên rất phù hợp với các bé.


Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-tre-sot-phat-ban-dung-cach-n171473.html

https://solife.vn/product/30-thực-phẩm-giàu-canxi-bạn-nên-biết/161/

Các bài viết khác

CÁCH HÚT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, nên trẻ rất dễ bị các...

HO NHIỀU KHI SỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ?

Ho sốt là triệu chứng của một số bệnh thường gặp về đường hô hấp, nhưng không phải ai cũng có thể...

Trẻ bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục

Bài viết dưới đây Hapacol sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc: “nên làm gì khi trẻ bị...

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ...

Những thực phẩm nên bổ sung cho bé mùa nóng

Mùa hè nắng nóng, tốt nhất nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ. Hạn chế...

Chuyên gia bày cách ứng phó với tình huống giãn cách xã hội kéo dài

Dantri.com.vn - TS.BS Phạm Lê Duy đưa ra những tư vấn hữu ích để những ngày ở nhà giãn cách xã hội...