Cẩm Nang | Những điều có thể bạn chưa biết về tình trạng đau cơ

Những điều có thể bạn chưa biết về tình trạng đau cơ

Đau cơ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các trường hợp không gây nguy hại gì cho sức khỏe, nó sẽ có thể tự biến mất mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi lúc đau cơ có khả năng là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng đau nhức cơ thường gặp và cách điều trị nhé!

1. Đau cơ là gì?

Đau cơ là gì?

Đau cơ dẫn đến làm việc, sinh hoạt khó khăn

Đau cơ là một tình trạng rất phổ biến, hầu như mọi người đều từng trải qua những cơn đau nhức cơ bắp khó chịu trong cuộc đời.

Bởi vì các mô cơ vân có mặt ở hầu hết các bộ phận của cơ thể nên bạn có thể cảm nhận cơn đau nhức xảy ra ở bất kỳ đâu, điển hình là: cổ, bụng, lưng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhức cơ mà bạn sẽ cảm thấy khó chịu từ nhẹ đến nghiêm trọng.

2. Các triệu chứng đau cơ thường thấy

Các triệu chứng đau cơ thường thấy

Cảm giác khó chịu vì đau nhức cơ

Bên cạnh sự đau nhức và khó chịu ở cơ bắp, một số người bị đau cơ nhận thấy các triệu chứng dưới đây:

  • Căng cứng và mất sức ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Sốt
  • Phát ban
  • Các vết như vết cắn trên da
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đỏ

Nếu có triệu chứng nào nghiêm trọng như sốt rất cao hoặc khó thở, bạn cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Khi nguyên nhân của cơn đau là do căng cơ, chấn thương, căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở một vị trí nhất định.

Nếu cảm thấy đau nhức ở toàn bộ cơ thể, khả năng cao là do nhiễm trùng, thuốc hoặc các bệnh tiềm ẩn khác.

[irp posts=”31132″ name=”Đau nhức toàn thân do đâu? Có nguy hiểm không?”]

3. Nguyên nhân gây đau cơ là gì?

Những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức cơ bắp bao gồm:

Căng thẳng

Căng thẳng

Căng thẳng gây nên mệt mỏi, đau nhức cơ

Căng thẳng khiến cho cơ thể giảm bớt khả năng chống lại bệnh tật. Ở những người đang cảm thấy không khỏe và căng thẳng kéo dài, đau cơ có khả năng xảy khi cơ thể phải cố gắng để chống lại viêm hay nhiễm trùng.

Các triệu chứng khi căng thẳng gồm:

  • Tim đập nhanh hoặc tăng nhịp tim
  • Huyết áp cao
  • Đau đầu
  • Run rẩy
  • Đau cơ ngực
  • Cảm thấy khó thở hoặc thở gấp

Bạn có thể thoát khỏi căng thẳng bằng cách thực hiện các biện pháp giúp thư giãn và tránh để bản thân rơi vào những tình huống áp lực, căng thẳng (nếu có thể).

Thiếu chất dinh dưỡng

Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng

Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng

Một người có thể bị đau nhức cơ bắp khi không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống. Vitamin D đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo các cơ bắp hoạt động. Ngoài ra, vitamin D còn giúp hấp thu canxi nên nếu thiếu hụt vitamin này trong cơ thể sẽ dẫn đến hạ canxi máu.

Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp, ảnh hưởng đến xương và các cơ quan cũng như cơ bắp.

Thiếu nước

cơ thể thiếu nước gây đau cơ

Cơ thể cần bù đủ lượng nước trong ngày

Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến đau cơ. Do đó, bổ sung đủ nước sẽ giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Mất nước khiến các chức năng thiết yếu như thở và tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

Bạn nên theo dõi lượng nước uống hàng ngày. Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo nên uống 6–8 ly nước mỗi ngày (mỗi ly khoảng 150ml). Nếu thời tiết nóng bức hoặc hoạt động thể dục thể thao nhiều, khiến cơ thể đổ mồ hôi thì bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường.

Căng cơ

Căng cơ

Đau nhức do căng cơ

Căng cơ, bong gân hay các chấn thương khác có khả năng gây đau cơ và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Một khu vực sẽ trở nên cứng và đau nếu bị tổn thương. Các động tác kéo căng cơ cũng khiến gây đau nhức cơ bắp.

Một số tình trạng căng cơ và bong gân có khi không cần điều trị nhưng bạn nên nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc sử dụng túi chườm ấm để giảm bớt triệu chứng sưng, viêm.

Tuy nhiên, nếu chấn thương gây đau đớn nghiêm trọng, hạn chế các cử động bình thường hoặc không cải thiện theo thời gian thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ

Tác hại của thiếu ngủ

Thiếu ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Giấc ngủ là khoảng thời gian để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Nếu ngủ không đủ giấc, bạn có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp.

Một giấc ngủ không sâu, ngủ không ngon cũng khiến bạn cảm thấy uể oải và chậm chạp. Điều này có khi gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và khiến bạn khó thực hiện tốt các công việc trong ngày.

Vận động quá sức

Vận động quá sức

Tập luyện quá sức

Tập luyện thể dục quá mức có thể dẫn đến cứng và đau cơ. Các yếu tố sau đây thường khiến cơ dễ bị đau hơn khi tập luyện:

  • Chưa có thói quen tập thể dục trước đây
  • Thử một bài tập mới
  • Tập luyện với cường độ cao hoặc thời gian kéo dài hơn bình thường
  • Không khởi động hoặc giãn cơ đúng cách trước khi tập

Những tình trạng sức khỏe khác

viêm khốp

Đau nhức khớp

Nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau có thể gây ra đau cơ, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu
  • Viêm khớp
  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính
  • Đau cách hồi (đau từng cơn)
  • Viêm da cơ địa
  • Cảm cúm
  • Đau xơ cơ
  • Lupus
  • Bệnh Lyme
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Viêm phổi
  • Bạch cầu đơn nhân

4. Các biện pháp điều trị đau cơ tại nhà

Các biện pháp điều trị đau cơ tại nhà

Bài tập giãn cơ ngón tay

Phương pháp R.I.C.E được nhiều người áp dụng để điều trị các triệu chứng đi kèm với đau cơ.

  • R (Rest) – Nghỉ ngơi: Để cho khu vực bị tổn thương nghỉ ngơi và dừng các hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến chỗ đau.
  • I (Ice) – Chườm lạnh: Sử dụng túi chứa đá viên để chườm lên khu vực ảnh hưởng để giảm đau và sưng. Chườm trong vòng 25–20 phút/lần và thực hiện khoảng 3 lần/ngày.
  • C (Compression) – Băng thun: Sử dụng băng thun đàn hồi băng bó xung quanh khu vực đau nhức để giúp giảm sưng tấy.
  • E (Elevation) – Đưa lên cao: Nếu có thể, hãy đưa cao vị trí bị đau nhức như tay, chân lên cao để giảm thiểu quá trình viêm.

Một vài biện pháp giúp giảm đau nhức cơ tại nhà hữu hiệu khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen
  • Kéo giãn nhẹ nhàng các cơ bị căng cứng
  • Tham gia vào các hoạt động thư giãn, giúp giảm bớt căng thẳng chẳng hạn như tập yoga, thiền…

[irp posts=”27833″ name=”Tìm hiểu những cách giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả”]

5. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ

Tình trạng đau cơ không được cải thiện hoặc ngày một nghiêm trọng có thể là triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn cần được đánh giá và điều trị y tế, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Đau nhức cơ nghiêm trọng mà không biết chính xác nguyên nhân
  • Nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đỏ, sưng và có dấu vết như vết cắn xuất hiện
  • Phát ban
  • Sốt cao
  • Nghi ngờ thuốc đang sử dụng gây ra tình trạng đau nhức cơ (cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi uống thuốc hoặc thay đổi thuốc mới)

Đặc biệt bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu tình trạng đau đi kèm với:

  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Cứng cổ và sốt cao
  • Yếu cơ
  • Không thể cử động vị trí bị đau
  • Nôn, ói
  • Giảm lượng nước tiểu hoặc bí tiểu đột ngột

6. Những mẹo giúp phòng ngừa đau cơ

Những mẹo giúp phòng ngừa đau cơ

Tập thể dục thường xuyên

Nếu cơn đau cơ có nguyên nhân là căng thẳng hoặc hoạt động thể chất quá mức, hãy thực hiện các biện pháp để phòng ngừa tình trạng này trong tương lai:

  • Duỗi cơ trước và sau khi tham gia các hoạt động thể chất
  • Kết hợp khởi động để làm ấm cơ thể và hạ nhiệt sau khi tập thành thói quen trong mỗi buổi tập thể dục
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là những lúc vận động nhiều
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp tối đa
  • Đứng lên và kéo giãn cơ thường xuyên nếu bạn phải ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài khiến bạn dễ bị căng cứng cơ

Những người làm việc phải ngồi lâu nên cố gắng đứng dậy và duỗi cơ ít nhất 60 phút/lần.

Đau nhức cơ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác, không phải do căng thẳng và hoạt động thể chất. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp, giúp giải quyết hoàn toàn cơn đau.
Xem thêm: Bạn đã hiểu rõ về tình trạng đau nhức sống lưng?


Nguồn tham khảo:

What are the causes of unexplained muscle aches? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322869

Muscle Aches. https://www.healthline.com/health/muscle-aches

Các bài viết khác

Cách chữa đau đầu sau sinh không dùng thuốc hiệu quả

Đau đầu sau sinh nói chung hay đau đầu sau sinh mổ nói riêng do nhiều nguyên nhân gây ra như thay...

Tìm hiểu cách chữa đau răng cho bà bầu

Đau răng là một vấn đề sức khỏe mà hầu hết phụ nữ mang thai đều có nguy cơ phải đối mặt....

16 lý do có thể khiến bạn thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống của bạn? Bạn có bao giờ  tự hỏi vì sao...

Những cách hỗ trợ làm giảm đau cơ lưng hiệu quả và an toàn

Đau cơ lưng là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, tình trạng này có...

Đau răng nên ăn gì? 10 món ăn tốt cho người đau răng

Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chúng luôn khiến bạn khó chịu. Khi bị đau răng việc...

Bạn biết gì về tình trạng đau răng cấm?

Răng cấm hay răng hàm số 6, 7 thường mọc vào khoảng 6 và 12 tuổi, các răng này còn được gọi...