Cảm cúm là một trong các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là. Đa số mọi người đều vượt qua được căn bệnh này. Tuy nhiên, theo như Hapacol ghi nhận, đôi khi bệnh cảm cúm có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Ngày nay, cảm cúm không còn là vấn đề sức khỏe xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về 9 vấn đề quan trọng liên quan đến cảm cúm.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Cảm cúm được biểu hiện với nhiều dấu hiệu
Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường phát sinh từ tình trạng mũi, họng hay thậm chí là phổi bị nhiễm trùng do virus. Bệnh có thể tương đối nhẹ ở đa số trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có nguy cơ tử vong vì mắc cảm cúm.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng có khả năng gây ra bệnh cảm cúm với những triệu chứng như:
Virus là tác nhân chính gây ra bệnh cảm cúm
Nguyên nhân chủ yếu của cảm cúm bắt nguồn từ virus cúm Influenza A và Influenza B. Các chuyên gia phân biệt hai chủng vi sinh vật này bằng vật chất di truyền của chúng (DNA và RNA).
Virus cúm A có khả năng gây bệnh với mức độ trung bình – nặng ở tất cả độ tuổi. Chúng có thể lây nhiễm cho cả người lẫn các loài động vật khác. Trong khi đó, chủng loại B gây bệnh với mức độ nhẹ và chỉ ảnh hưởng đến con người, chủ yếu là trẻ nhỏ.
Các tiểu loại của virus cúm A được phân biệt bởi hai loại kháng nguyên trên bề mặt virus. Những loại protein này có khả năng thay đổi (đột biến) theo thời gian. Nhóm virus chứa kháng nguyên “đột biến” sẽ trở thành một chủng virus cúm mới.
Chính sự biến đổi đó gây ra nguy cơ gây bùng phát dịch cúm cực lớn. Chẳng hạn như virus cúm H1N1 xuất hiện vào tháng 3/2009 và dẫn theo một trận đại dịch kéo dài đến mùa hè năm 2010.
Bệnh cảm cúm thường cần một khoảng thời gian ngắn cho quá trình ủ bệnh
Virus cúm cần một khoảng thời gian ủ bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể người thì mới có thể bộc phát các triệu chứng. Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian virus xâm nhập vào cơ thể bạn và phát triển. Thông thường, quá trình này sẽ kéo dài 2 ngày. Tuy nhiên, đôi khi chúng chỉ cần 1 ngày hoặc trì hoãn đến 4 ngày tiếp theo.
Một người trưởng thành có khả năng lây truyền virus cúm vào khoảng 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và kéo dài đến tầm 7 ngày sau đó. Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện có thể làm lây lan virus cúm. Từ đó, virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng hoặc mắt. Bạn cũng có thể nhiễm cúm khi chạm vào đồ vật có dính virus.
Không nên chủ quan, xem thường các dấu hiệu của bệnh cảm cúm
Không ít người cho rằng cảm cúm chỉ là một dạng của cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, thực tế đây lại là vấn đề nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt nghiêm trọng, có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh cảm cúm. Mặc dù vậy, nguy cơ biến chứng xảy ra cũng như tỷ lệ tử vong ở những đối tượng dưới đây sẽ cao hơn đáng kể:
Cảm cúm kéo dài có khả năng dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Trong số đó, phổ biến nhất là viêm phổi do nhiễm khuẩn.
Viêm phổi do virus cũng có nguy cơ xảy ra nhưng tình huống này không phổ biến. Mặc dù vậy, tình trạng này có khả năng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số biến chứng khác cũng có thể phát sinh, ví dụ như:
Một người đã từng bị cảm cúm vẫn có khả năng tái phát bệnh nếu không phòng ngừa cẩn thận. Chủng virus gây cảm cúm ở người có đến hai loại (A và B). Do đó, việc đã từng bị nhiễm một loại virus cúm không thể cung cấp sức đề kháng cho cơ thể trước chủng còn lại.
Tiêm ngừa vắc xin định kỳ để phòng chống cảm cúm
Tiêm chủng vắc xin thường niên đầy đủ là biện pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất. Phần lớn vắc xin cúm được điều chế từ virus bất hoạt (đã chết). Trong số đó, loại vắc xin tái tổ hợp (RIV) sẽ không dùng trứng virus để làm thành phần chính hoặc sử dụng trứng gà trong quy trình sản xuất.
Thêm vào đó, vắc xin cúm cũng có loại giảm độc lực (virus còn sống nhưng yếu hơn bình thường), nhưng không phổ biến như hai loại trên. Ngoài ra, một lọ vắc xin có thể chứa 3 – 4 chủng virus cúm.
Đối với loại vắc xin bất hoạt và tái tổ hợp, bạn sẽ tiến hành tiêm vào cơ. Ngược lại, vắc xin giảm độc lực sẽ được dùng dưới dạng thuốc xịt vào mũi.
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên tiêm phòng cảm cúm mỗi năm, vì vắc xin cúm của mỗi năm chỉ được điều chế để ngăn chặn chủng virus dự đoán của năm đó. Đồng thời, khả năng “phòng ngự” của các tế bào bạch cầu trước những loại virus cúm sẽ suy giảm sau một năm.
Chính vì vậy, kể cả khi thành phần chính của vắc xin là chủng virus không thay đổi từ năm này sang năm khác, bạn vẫn nên tiêm ngừa đầy đủ.
Luôn giữ ấm cơ thể là cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả
Bên cạnh vắc xin, bạn còn có thể áp dụng một số quy tắc để tránh bị nhiễm virus cúm từ người khác hoặc lây bệnh cho người xung quanh, chẳng hạn như:
Theo khuyến nghị từ các nhà nghiên cứu, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cũng như người trưởng thành nên tiêm ngừa cảm cúng hàng năm đầy đủ, trừ khi bác sĩ không cho phép bạn áp dụng biện pháp này bởi thể trạng không phù hợp.
Phụ nữ mang thai càng nên chú ý bảo vệ sức khỏe của bản thân
Phụ nữ mang thai vào mùa cúm hoành hành luôn được khuyến nghị tiêm chủng vắc xin bất hoạt để bảo vệ cho cả mẹ và bé. Bên cạnh người cao tuổi và trẻ nhỏ, mẹ bầu cũng là đối tượng dễ gặp phải biến chứng do cảm cúm gây nên.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nguy cơ nhập viện vì cảm cúm ở mẹ bầu từ tuần thứ 14 trở đi cao hơn gấp bốn lần so với phụ nữ không mang thai. Mặt khác, sau khi sinh, nguy cơ nhiễm trùng ở phụ nữ cũng tăng cao, đặc biệt là vào mùa cúm.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng vắc xin giảm độc lực dạng xịt vào mũi không được phép sử dụng ở phụ nữ mang thai. Điều này có thể giải thích rằng tuy các chủng virus này đã được làm suy yếu đáng kể, nhưng độc tố từ chúng vẫn có nguy cơ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng mẹ bầu không nhất thiết phải tránh xa những người vừa sử dụng loại vắc xin giảm độc lực trong thời gian gần.
Thêm vào đó, vắc xin cảm cúm còn đóng vai trò quan trọng với những ai thường xuyên tiếp xúc với trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới năm tuổi. Trẻ ở độ tuổi này là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng do cảm cúm mang lại. Đồng thời, chúng cũng sẽ cần nhập viện điều trị ngay lập tức nếu chẳng may nhiễm bệnh.
Hệ miễn dịch của người mắc bệnh ung thư tương đối yếu. Do đó, họ sẽ có nhu cầu được bảo vệ trước cảm cúm cao hơn người thường. Mặt khác, người rơi vào trường hợp này cũng có tỷ lệ phát sinh biến chứng gia tăng đáng kể.
Vì vậy, người bị ung thư vẫn cần được tiêm phòng cảm cúm đầy đủ. So với loại giảm độc lực, vắc xin bất hoạt an toàn cho người dùng hơn. Do đó, người đang tiếp nhận các liệu trình điều trị cũng có thể sử dụng loại vắc xin này.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi tiêm ngừa vắc xin
Nhìn chung, vắc xin bất hoạt có thể được dùng cho hầu hết mọi người, trừ:
Đồi với vắc xin giảm độc lực dạng xịt, chúng được phép dùng cho những đối tượng khỏe mạnh trong từ 2 – 49 tuổi và phụ nữ không mang thai. Ngoài ra, người thuộc một trong các trường hợp dưới đây cũng không nên dùng loại vắc xin này, bao gồm:
Những ai tiếp cận với người đang bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, cần được chăm sóc cách ly (chẳng hạn như nhân viên y tế, các thành viên trong gia đình người bệnh…) cũng cần phải tiêm phòng đầy đủ. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng vắc xin bất hoạt hơn là vắc xin giảm độc lực.
Bên cạnh đó, những vấn đề sức khỏe dưới đây cũng sẽ khiến bạn cân nhắc trước khi sử dụng vắc xin cúm giảm độc lực, gồm:
Đôi khi, một số người cho rằng bản thân không thể dùng vắc xin, kể cả loại bất hoạt, để phòng ngừa cảm cúm vì lý do dị ứng thimerosal, một loại hóa chất đóng vai trò chất bảo quản trong các lọ vắc xin đa liều. Họ cho biết sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa thimerosal, mắt của họ đã bị kích ứng.
Tuy nhiên, thực tế, kích ứng mắt trong trường hợp này không phải là lý do hợp lệ để bạn không tiêm ngừa cảm cúm. Theo các chuyên gia, chỉ những trường hợp thimerosal gây dị ứng nặng, có nguy cơ tử vong mới không được phép tiêm vắc xin cúm.
Có đa dạng các loại thuốc trị cảm cúm trên thị trường
Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra năm loại thuốc cảm cúm để phòng ngừa cũng như đối phó với các chủng vi sinh vật gây bệnh này. Trong số đó, chỉ có ba loại đủ khả năng chống lại cả hai chủng virus cúm A và B, bao gồm:
Ngược lại, hai loại cuối cùng là amantadine và rimantadine chỉ bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm nhóm A.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cảm cúm chỉ giới hạn trong các tình huống như:
Chính vì vậy, bạn cần lưu ý thuốc cảm cúm không phải là một phương án thay thế cho việc tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm: Thuốc cảm cho bé: Có nên dùng tùy tiện?
Chủ động thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu cảm cúm
Nếu nghi ngờ bản thân bị cảm cúm, bạn nên mau chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị kịp thời. Lúc này, bạn sẽ cần dùng thuốc để điều trị một số triệu chứng cảm cúm, chẳng hạn như sốt.
Tuy nhiên, hãy lưu ý aspirin, một loại thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt, không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
Bên cạnh đó, nếu bạn có nguy cơ phát sinh biến chứng do cảm cúm, bạn nên hợp tác cùng bác sĩ để đưa ra liệu trình phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất. Thuốc cảm cúm (kháng virus) sẽ được ưu tiên cho các đối tượng dễ gặp biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như:
Nguồn tham khảo:
Key Facts About Influenza (Flu). https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm.
Influenza: Questions and Answers. http://www.immunize.org/catg.d/p4208.pdf.
Influenza (flu). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719.