Cẩm Nang | Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng là điều kiện cần thiết trong thời gian điều trị F0 tại nhà. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi hơn, cũng như giảm khả năng tái nhiễm lần tiếp theo. Vậy F0 cần ăn uống như thế nào?

Nhu cầu dinh dưỡng cho người F0

Cách chăm sóc F0 ở nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế đề xuất, nhằm hạn chế diễn biến nặng, người chăm sóc phải theo dõi người bệnh có nguy cơ thường xuyên cũng như cho người bệnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Với những trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm cải thiện và hỗ trợ hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng.

Trong thời gian điều trị F0, người bệnh có thể bị mất vị giác hay khứu giác, khiến họ gặp khó trong ăn uống do đó rất cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng.

Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân nào cũng có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao do hệ miễn dịch bị tấn công, tiêu hao năng lượng nhiều. Như vậy nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ rất dễ dẫn đến hệ quả suy dinh dưỡng. Khi cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh lâu khỏi thậm chí trở nặng hơn, nhất là đối với các đối tượng người cao tuổi, có bệnh nền, sức khỏe yếu…

Ăn trái cây tươi, rau xanh các loại và gia vị mạnh (gừng) để tăng đề kháng

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh

Chăm sóc F0 tại nhà như thế nào?

Với người bệnh nhiễm ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng

Hệ miễn dịch một khi không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian phục hồi của bệnh, tăng tỉ lệ biến chứng cũng như tỉ lệ tử vong.

Chế độ dinh dưỡng cho F0 kết hợp với phương pháp điều trị phù hợp sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng, giúp người bệnh nhanh khỏi từ đó giảm chi phí cho điều trị tại cơ sở y tế.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người F0

Ở nhà ăn uống bình thường, đầy đủ các bữa và quan trọng là cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng cách đa dạng các loại thực phẩm.

Nếu người bệnh mệt mỏi, sốt, ho có thể cho uống thêm sữa hay ăn các thực phẩm chế biến từ sữa bổ sung thêm bên cạnh các bữa ăn chính.

Tăng cường ăn nhóm thực phẩm giàu protein (như thịt, cá, đậu đỗ, hạt các loại) nhằm ngăn chặn tình trạng teo cơ cũng như tăng đề kháng cho cơ thể.

Thường xuyên ăn trái cây tươi hoặc uống nước ép trái cây, ăn thêm rau xanh các loại và gia vị mạnh (tỏi hay gừng) cũng rất tốt để tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại virus.

Người mắc COVID-19 khi bị sốt, tăng thân nhiệt, mất nước do đó cần phải uống đủ lượng nước (tối thiểu 2 lít/ngày) và có thể uống thuốc hạ sốt đi kèm nếu sốt cao trên 38,5 độ C.

Người bị F0 cần ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng

Bổ sung các nhóm thực phẩm cho người bị F0

Một số lưu ý về dinh dưỡng khi điều trị F0 tại nhà

Dù là người bệnh hay người bình thường, trong mỗi bữa ăn hàng ngày cũng cần đảm bảo ăn uống đầy đủ theo tháp dinh dưỡng dựa trên quy tắc đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, sữa và chế phẩm từ sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ màu vàng  và màu xanh thẫm.

  • Người bệnh tuy có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn nhưng vẫn không nên bỏ bữa, cần phải ăn đủ 3 bữa chính trong ngày và cũng như tăng cường ăn thêm các bữa ăn phụ.
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt (theo khuyến nghị lượng đường dưới 10% tổng năng lượng nạp vào trong bữa ăn).
  • Nếu không mắc chứng dị ứng nào nghiêm trọng, người bệnh không nên kiêng cữ trong ăn uống.
  • Với người bệnh có thể trạng gầy hay trẻ nhỏ mắc COVID-19 cần phải được bổ sung thêm những thực phẩm nhiều năng lượng và protein như sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Trong quá trình điều trị F0 tại nhà, không nên cho người bệnh ăn nhiều thức ăn ngọt nhiều đường hay quá nhiều muối. Không uống rượu, bia.
  • Chế biến thực phẩm cần đảm bảo đạt chuẩn an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm quá hạn sử dụng, hâm đi hâm lại nhiều lần, đồ ôi thiu.
  • Tuân thủ các biện pháp 5K tại nhà, người bệnh cần được cách ly tại chỗ riêng biệt và ăn uống riêng. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Nếu người bệnh muốn dùng thực phẩm chức năng bổ sung cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là một số hướng dẫn cách chăm sóc F0 ở nhà. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết thêm các thông tin cần thiết về dinh dưỡng cho người mắc COVID-19.

(Nguồn: https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/f0-ieu-tri-tai-nha-nen-an-gi-e-mau-hoi-phuc-)

Các bài viết khác

Cách dùng 4 loại thuốc hạ sốt cho trẻ em an toàn

Khi trẻ bị sốt, nhất là những trẻ đã từng có tiền sử bị sốt cao co giật, các bậc cha mẹ...

Cảm cúm là gì? 6 dấu hiệu cảm cúm dễ nhận biết

Cảm cúm rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh sẽ khiến bạn mệt mỏi...

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em thường gặp phải các vấn đề sức khỏe, trong đó tiêu chảy là một...

Vì sao liều giảm đau hạ sốt 650mg paracetamol phù hợp với thể trạng người Việt trong thời đại mới?

Chuyên gia cho biết, thể trạng thấp bé của người Việt gần 2 thập kỷ trước phù hợp với liều giảm đau...

7 cách chữa đau răng do sâu răng hiệu quả

Một trong những tác hại của sâu răng là khiến men răng cũng như lớp ngà răng bị phá hủy, làm cho...

Tiết lộ 6 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức quai hàm dai dẳng

Cơn đau nhức quai hàm có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân...