Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy, bé sẽ rất khó chịu và hay quấy khóc. Vì thế các bậc phụ huynh nên lưu ngay những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà để giúp bé vượt qua tình huống này thật nhẹ nhàng và nhanh chóng! Dưới đây là thông tin chi tiết.
Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng bé đi tiêu nhiều hơn bình thường, khoảng 3 lần/ngày trở lên, và phân trở nên lỏng như nước hoặc có thể xuất hiện một tí máu. Trạng thái này kéo dài không quá 14 ngày.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh đang được nuôi bằng sữa mẹ, việc đi tiêu sau khi bú, không sốt, vẫn tiếp tục bú và thể hiện sự vui vẻ trong việc chơi đùa là bình thường. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu từ khoảng 5 – 7 lần/ngày, phân sệt, có mùi chua, có thể có vấn đề về đường tiêu hóa, đây có thể là dấu hiệu của tiêu chảy cấp.
Khi bé bị tiêu chảy, quan trọng là phải kiểm tra nguyên nhân, chẩn đoán đúng và thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể chỉ ra một bệnh cụ thể hoặc vấn đề liên quan đến tiêu hóa của bé.
Có nhiều lý do gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ. Tuy nhiên lý do dưới đây thường được biết đến nhất:
Khi trẻ bị tiêu chảy, các dấu hiệu thường sẽ xuất hiện bao gồm:
Nhận biết sớm các dấu hiệu này và cung cấp chăm sóc đúng cách có thể giúp ngăn chặn tình trạng mất nước và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ.
Một số cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Dưới đây là một số cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mà chúng tôi đã tổng hợp, mẹ có thể áp dụng nhé!
Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em đầu tiên chính là bổ sung thật nhiều nước hơn bình thường.
Ngoài ra, bố mẹ hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng dung dịch bù nước và khoáng chất như oresol cho trẻ. Lưu ý tránh cho trẻ dùng các loại nước giải khát, nước ép trái cây có đường cao, hay thức uống có ga vì chúng có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy của trẻ.
Có quan điểm rằng cho việc cắt giảm khẩu phần ăn sẽ làm tiêu chảy trở nên tốt hơn là không chính xác. Thực tế, cơ thể cần dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Việc cắt giảm khẩu phần ăn có thể khiến cơ thể trẻ thiếu hụt dưỡng chất, gây suy nhược.
Lúc này, bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa (như cháo, súp) và chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày. Đối với trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ, việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ là quan trọng, vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải và các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại tiêu chảy.
Với trẻ ăn dặm, nên ưu tiên các thực phẩm như gạo, khoai tây, cá, thịt heo, thịt gà, sữa chua. Cho trẻ ăn thoải mái, đúng lượng thực phẩm mà trẻ muốn và giữ khoảng cách 3 – 4 giờ giữa các bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt hơn. Uống đủ nước trong quá trình ăn cũng rất quan trọng.
Trẻ bị tiêu chảy cần tránh ăn rau củ có sợi thô, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu đường vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Nếu bạn muốn biết rõ hơn về chế độ dinh dưỡng tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy cấp bạn có thể tham khảo bài viết sau: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
Tổ chức WHO khuyến nghị việc bổ sung kẽm cho trẻ khi bị tiêu chảy theo liều lượng như sau:
Việc tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và tăng số lần bú là quan trọng. Nếu cần thiết, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp bổ sung kẽm khác phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ cũng ảnh hưởng đến tình trạng táo bón ở trẻ. Vậy mẹ nên ăn gì để tốt nhất hãy cùng tham khảo bài viết sau đây: Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì cho bé bú?
Đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng từ thức ăn dặm là quan trọng. Thức ăn cần nấu chín, mềm và loãng, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Bổ sung kẽm không chỉ quan trọng cho sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ nhỏ, mà còn giúp bé phục hồi nhanh chóng và giảm nhẹ tác động tiêu cực của tiêu chảy. Bên cạnh kẽm, cũng cần lưu ý đến các chất khác như vitamin A, C, kali từ trái cây.
Việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn gồm:
Khi dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ, lưu ý rằng nên được sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng!
Hãy ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy ra nước và tình trạng này kéo dài hơn 24 giờ hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau:
Trên đây là những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà mà bố mẹ nên lưu lại để đề phòng khi bé nhà của mình gặp phải. Việc phát hiện kịp thời và chăm sóc sớm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, tránh tình trạng đau nhức kéo dài! Chúc các mẹ thành công!
Hãy follow chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu dụng về sức khỏe cho bé, các mẹ nhé!