Cẩm Nang | HỘI CHỨNG ĐAU NHỨC TỪ MÔNG XUỐNG BẮP CHÂN PHẢI Ở NGƯỜI LỚN

HỘI CHỨNG ĐAU NHỨC TỪ MÔNG XUỐNG BẮP CHÂN PHẢI Ở NGƯỜI LỚN

Có nhiều nguyên nhân bị đau nhức từ mông xuống bắp chân phải. Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng kèm theo cảm giác tê bì và châm chích ở chi dưới. Cùng Hapacol tìm hiểu các phương pháp giúp cải thiện tình trạng chứng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải qua bài viết sau đây nhé.

1. Những bệnh có triệu chứng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải

1.1 Đau thần kinh tọa

Phần lớn các trường hợp đau nhức từ mông xuống bắp chân phải xảy ra do đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa đặc trưng bởi cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa – dây thần kinh dài nhất và lớn nhất trong cơ thể. Sau đó, cơn đau sẽ lan từ thắt lưng qua hông và mông rồi xuống chân. Mỗi chân có dây thần kinh tọa riêng. Cơn đau có thể kèm theo cảm giác ngứa ran, như bị kim châm hoặc tê ở chân bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân đau nhức 1 bên chân phải

Đau thần kinh tọa gây đau nhức từ mông xuống bắp chân phải

Đau thần kinh tọa có thể từ nhẹ đến đau mất khả năng vận động. Người bệnh thường cảm thấy đau hơn khi hắt hơi, ho, đi vệ sinh hoặc ngay cả khi ngồi.

Hầu hết các cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân phải do đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm trong vòng vài tuần và không dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Nếu cơn đau không biến mất sau một vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ.

1.2 Thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức từ mông xuống bắp chân phải. Thoát vị đĩa đệm là một chấn thương của cột sống (xương sống). Cột sống được hình thành bởi các xương (đốt sống), kéo dài từ đáy hộp sọ đến xương cụt. Giữa các đốt sống là các đệm tròn được gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như bộ đệm giữa các xương, cho phép bạn uốn cong cơ thể và di chuyển dễ dàng. Khi một trong những đĩa đệm này bị rách thì sẽ xuất hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống không những gây đau nhức chân trái hoặc phải mà còn khiến người bệnh bị đau lưng, ngứa ran hoặc tê bàn chân và yếu cơ.

1.3 Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng cột sống và đĩa đệm bị tổn thương, các lớp sụn dần bị bào mòn do quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này dẫn đến việc hình thành nên các gai xương cột sống, chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh tọa, gây nên những cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân phải.

Ngoài ra, thoái hóa cột sống còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như biến dạng cột sống, các bệnh đau nhức xương khớp như thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống, ảnh hưởng đến thị lực,… Bên cạnh cơn đau nhức 1 bên chân phải, người bệnh còn trải qua các triệu chứng như yếu cơ, tê tay, phối hợp tay chân kém linh hoạt, ảnh hưởng đến khả năng vận động, mất thăng bằng gây khó khăn trong việc di chuyển, khó kiểm soát bàng quang và ruột, dẫn đến việc đại tiện, tiểu tiện không tự chủ,…

Khi có dấu hiệu bị thoái hóa cột sống, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cụ thể.

1.4 Viêm khớp vùng chậu

Đau nhức từ mông xuống bắp chân phải do viêm khớp cùng chậu thường ít gặp. Viêm khớp vùng chậu xảy ra do tình trạng nhiễm trùng và viêm tại khớp xương cùng. Bệnh lý này còn gây đau bắp chân, mông và lưng dưới, và có thể lan rộng làm ảnh hưởng đến háng, và đau bàn chân. Cơn đau thường kèm theo biểu hiện co cứng khiến người bệnh khó vận động.

Xem thêm: Nguyên nhân bị đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

2. Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải

Tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải có thể cải thiện được bằng một số phương pháp như sau:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn:

Nhóm thuốc không kê đơn phổ biến là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID), bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu bạn chọn dùng aspirin vì nó có thể gây loét và xuất huyết. Nếu bạn không thể dùng NSAIDS, bạn có thể dùng paracetamol như Hapacol để thay thế.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Dùng thuốc giảm đau để khắc phục chứng đau nhức từ mông xuống bắp chân phải

  • Vật lý trị liệu:

Vật lý trị liệu làm giảm đau nhức 2 bắp chân phải bằng cách giảm áp lực lên dây thần kinh. Một chương trình vật lý trị liệu nên bao gồm các bài tập kéo căng cơ để cải thiện tính linh hoạt của cơ và các bài tập aerobic (chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước).

  • Chườm nóng và/hoặc chườm lạnh

Chườm lạnh có thể giảm đau và viêm, giúp co mạch, giảm tụ máu dưới da, trong khi chườm nóng giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, kích thích tuần hoàn máu và giúp thư giãn các khớp xương. Bạn chỉ cần đặt túi chườm lạnh lên vùng bị đau và giữ trong 20 phút, lặp lại vài lần một ngày. Bạn cũng có thể chuyển sang túi chườm nóng sau vài ngày đầu tiên và cũng giữ trong 20 phút mỗi lần chườm. Nếu bạn vẫn còn đau nhức chân trái hoặc phải, hãy thử chuyển đổi giữa chườm nóng và chườm lạnh để xem cách nào giúp bạn xoa dịu cơn đau tốt hơn.

  • Xoa bóp

Xoa bóp được cho là có tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả, phù hợp với người bị đau nhức 1 bên chân phải. Việc xoa bóp với lực và cường độ thích hợp sẽ giúp đả thông kinh mạch, hỗ trợ khí huyết lưu thông tốt, từ đó giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và giảm đau nhức. Ngoài ra xoa bóp còn giúp thư giãn cơ và các khớp xương, cải thiện tình trạng khớp xương bị căng cứng, từ đó tăng khả năng vận động.

Xem thêm: 11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả mà bạn chưa biết

Nguồn tham khảo:

https://www.mydr.com.au/symptoms/sciatica-symptoms-causes-and-diagnosis/

http://soytethainguyen.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/thoai-hoa-cot-song-that-lung-trieu-chung-nguyen-nhan-cach-ieu-tri/2279735

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk

https://ihr.org.vn/dau-nhuc-tu-mong-xuong-bap-chan-10468.html

Các bài viết khác

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU NHỨC TAI KHI NUỐT NƯỚC BỌT

Đau nhức tai khi nuốt nước bọt gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và cản trở các hoạt động hàng...

ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC BẢ VAI TRÁI DO TẬP THỂ HÌNH

Tập thể hình mang lại những lợi ích không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần. Trong quá trình tập...

7 cách hạ sốt viêm họng hiệu quả của trẻ tại nhà

Sốt cao đau họng dễ gặp ở người lớn và trẻ em, nhất là trong thời điểm giao mùa. Đặc biệt là...

HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM MŨI HỌNG CẤP TÍNH CHO TRẺ EM

Một số thói quen sinh hoạt, hay sự bất cẩn của bố mẹ có thể khiến trẻ dễ bị sốt cao đau...

HƯỚNG DẪN CHA MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT CAO CO GIẬT TẠI NHÀ

Sốt cao co giật ở trẻ có thể xảy ra bất ngờ không lường trước. Chính vì thế, để giảm thiểu rủi...

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG SỐT VIÊM HỌNG Ở TRẺ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Trẻ nhỏ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến sốt cao viêm họng do sức đề kháng còn non nớt....