Hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em, sốt ớn lạnh có thể khiến bố mẹ rất lo lắng không biết phải làm gì. Liệu bố mẹ nên ủ ấm để trẻ bớt lạnh hay không? Chuyên gia Hapacol sẽ tư vấn cụ thể về cách chăm sóc khi có hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em.
Khi cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường, đặc biệt trong trường hợp trẻ sốt 39 độ trở lên, cơ thể sẽ tự khởi động hệ thống làm mát bằng cách tăng tiết mồ hôi và tăng lưu lượng máu dưới da. Mồ hôi vã ra sẽ khiến trẻ có cảm giác ớn lạnh và rét run.
Đối với trẻ sốt cao từ trên 39 độ, trẻ có thể bị đồng thời sốt co giật và sốt rét run hoặc chỉ xuất hiện một trong hai tình trạng. Bố mẹ cần chú ý theo dõi và có biện pháp hạ sốt nhanh cho bé hoặc đưa bé đến bác sỹ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm: Giải đáp: Bệnh sốt rét lây qua đường nào?
Khi chăm sóc trẻ bị sốt rét run, sốt lạnh run bố mẹ lo con bị lạnh, nên càng ra sức ủ ấm, đắp chăn hoặc để trẻ nằm trong phòng đóng kín cửa tuyệt đối. Đây là việc hoàn toàn sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt cao từ trên 39 độ, càng cố gắng ủ ấm, nhiệt độ trong cơ thể càng tăng cao, và bé sẽ càng sốt rét run hơn nữa. Vì thế, bố mẹ cần chú ý nên để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát và hút mồ hôi trong không gian thoáng mát có không khí lưu thông.
Ngoài ra, bố mẹ được khuyên nên chú ý chườm khăn ấm cho trẻ hoặc lau khăn ấm khắp người, đặc biệt là ở vùng nách và bẹn để giảm thân nhiệt. Lưu ý tuyệt đối không dùng nước lạnh, vì nước lạnh sẽ khiến cơ thể trẻ run rẩy và kích hoạt cơ chế tự động tăng nhiệt độ của cơ thể để bảo vệ trẻ khỏi những cơn run rẩy. Điều này dẫn tới nhiệt độ càng tăng cao sau khi lau bằng nước lạnh.
Đồng thời, bố mẹ nên cho bé lớn ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Với trẻ nhỏ đang bú mẹ, nên tăng lượng bú và cữ bú để bù nước và dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng nước trái cây, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin C.
Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ và trẻ sốt cao không hạ, bố mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol như Hapacol. Bố mẹ đừng nên sốt ruột mà đo nhiệt độ ngay sau khi vừa uống thuốc mà nên chờ tầm 45 phút để thuốc phát huy tác dụng. Nếu sau khi uống thuốc mà trẻ nôn ít thì bố mẹ không cần cho bé uống lại. Nếu như bé nôn quá nhiều, thì bố mẹ nên đợi 30 phút mới cho trẻ uống liều khác.
Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé và cũng kiểm tra những dấu hiệu khác. Trường hợp có những dấu hiệu nguy hiểm, bố mẹ sẽ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ
Nhiều trường hợp sốt rét run vẫn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu có một trong các dấu hiệu sau sẽ được xem là nguy hiểm.
– Trẻ sốt rất cao từ trên 40 độ
– Sốt co giật: trợn mắt, tay chân giật liên hồi
– Sốt cao mê sảng
– Có biểu hiện mất nước: khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong nhiều giờ liên tục
– Nôn nhiều
– Sốt phát ban, da xuất hiện các đốm màu sắc bất thường
– Đã dùng thuốc hạ sốt cho bé nhưng nhiệt độ không hạ
– Bất thường về tri giác: li bì, khó đánh thức, mê sảng…
– Bỏ bú, không thể nuốt thức ăn, không thể uống nước
– Da xuất hiện vết bầm tím hoặc đốm màu đỏ
– Đau đầu dữ dội
– Đau bụng nhiều
– Khó thở, tim đập nhanh
Nếu có một trong các dấu hiệu trên, bố mẹ đừng chần chừ mà nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Hiện tượng sốt cao rét run ở trẻ em khá phổ biến. Bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản khi bị sốt cho bé. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Xem thêm: Sốt Rét Ở Trẻ – Triệu Chứng Và Cách Xử Lý