Viêm khớp cổ tay là nguyên nhân gây ra đau cổ tay, tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Các triệu chứng của bệnh khá tương đồng với hội chứng ống cổ tay hoặc viêm gân, nên có khá nhiều người nhầm lẫn giữa việc viêm khớp cổ tay với tình trạng đau nhức gân tay. Hãy cùng chuyên gia Hapacol tìm hiểu cách phân biệt các tình trạng trên nhé!
Viêm khớp cổ tay thường hay xuất hiện ở người cao tuổi nhưng cũng có nhiều trường hợp người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này. Đây là căn bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng viêm khớp ở khu vực cổ tay để có cách chữa phù hợp nhất,
Viêm khớp cổ tay xảy ra khi bề mặt phần sụn ở giữa khớp cổ tay bị mòn dần đi theo thời gian hoặc bị tổn thương, làm lộ phần xương. Khi giữa những khớp xương cổ tay không tồn tại phần sụn đệm, bạn sẽ gặp tình trạng đau nhức do các xương chạm vào nhau hay chèn ép lên dây chằng.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh:
Có 4 loại viêm khớp có khả năng ảnh hưởng lên khớp cổ tay là:
Những người viêm khớp dạng thấp sẽ có khả năng cao bị viêm khớp cổ tay. Lâu ngày, tình trạng viêm khớp khiến bạn khó uốn cong được cổ tay, cản trở thực hiện công việc hay hoạt động thường ngày.
Nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp thường do độ tuổi. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa dần và sụn khớp cũng không ngoại lệ. Khi sụn khớp bị lão hóa, tình trạng viêm nhiễm khiến sụn bị hao mòn, gây ra hiện tượng sưng khớp cổ tay.
Bên cạnh đó, có những lý do phổ biến khiến bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng này:
Không phải ai bị viêm khớp cũng sẽ có những triệu chứng giống nhau, tất cả phụ thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm.
Với các triệu chứng nhẹ, bạn sẽ khó có thể mô tả chính xác cảm giác xuất hiện ở cổ tay cho bác sĩ đánh giá. Đó có khi chỉ là cảm giác bất thường nằm sâu trong cổ tay hoặc đơn giản là cảm thấy đau ở cổ tay khi:
Những người bị viêm khớp nhẹ cũng thường bị cứng cổ tay vào buổi sáng. Sau khi nghỉ ngơi, bạn có thể cảm thấy đỡ hơn nhưng cơn đau lại xuất hiện vào ban đêm. Các hoạt động cũng khiến cơn đau “đến và đi” nhiều lần trong ngày.
Khi bị viêm khớp không quá nặng, bạn có thể cảm thấy đau nhói ở nhiều lúc. Các cử động có khi bị hạn chế và hoạt động thường ngày cũng khó thực hiện hơn. Thậm chí, bạn có khi cảm thấy đau trong khi nghỉ ngơi.
Những dấu hiệu do viêm khớp gây ra cũng rõ ràng hơn. Cổ tay trở nên sưng tấy và khi chạm vào thấy mềm. Chụp X-quang có thể không thấy được khoảng không gian bình thường có trong khớp cổ tay.
Nếu bị viêm khớp nặng, bạn hầu như không thực hiện được các hoạt động dùng đến sức từ bàn tay. Đối với các trường hợp nghiêm trọng và mạn tính, những cơn đau bùng phát vẫn không giảm bớt sau khi nghỉ ngơi.
Hơn thể nữa, phạm vi cử động của khớp cổ tay cũng sẽ bị hạn chế và có khi hình dạng khớp cổ tay sẽ biến dạng khi các mô đã mòn. Bạn thậm chí không muốn ai đụng vào cổ tay của mình.
Viêm khớp nặng gây ra rất nhiều đau đớn, sẽ cần đến các thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định từ bác sĩ để kiểm soát được tình trạng bệnh. Cơn đau cũng có khả năng gây ra lo âu và trầm cảm cho người bệnh, khó tập trung vào những hoạt động khác.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của viêm khớp cổ tay có thể tương tự như hội chứng ống cổ tay hoặc viêm gân, gây đau nhức cổ tay hoặc đau nhức gân tay. Viêm khớp cũng làm tăng nguy cơ cho cả hai tình trạng trên do viêm.
Viêm khớp cổ tay | Những triệu chứng chung | Hội chứng ống cổ tay |
---|---|---|
Sưng | Cảm thấy triệu chứng tệ hơn vào buổi sáng | Có liên quan đến ngón tay cái và những ngón khác, trừ ngón út |
Đỏ | Đau tay | Đau khi lặp lại các cử động tay |
Giảm khả năng cử động | Tê tay | Tê, đau hoặc cảm thấy ngứa ran trên cánh tay |
Đau khớp |
Viêm khớp cổ tay | Những triệu chứng chung | Viêm gân |
---|---|---|
Đau ở ngay vị trí khớp bị viêm | Viêm | Đau xung quanh khớp |
Có xu hướng tiến triển tệ dần theo thời gian | Đau, tê tay | Cảm thấy đỡ hơn khi được nghỉ ngơi và điều trị |
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét, đánh giá các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn cũng như tiến hành khám thực thể. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tay xem có đau, sưng hay không. Vị trí bị sưng cũng giúp xác định được bộ phận bị ảnh hưởng (chẳng hạn như khớp hoặc gân).
Bên cạnh đó, bạn sẽ phải thực hiện các động tác để kiểm tra phạm vi cử động của khớp để xác định mức độ nhẹ, vừa hay nặng, đồng thời để phân biệt với tình trạng khác.
Nếu nghi ngờ mắc viêm khớp cổ tay, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang và xét nghiệm máu để xác định rõ loại viêm khớp bạn đang mắc phải. Xét nghiệm máu giúp phát hiện một số loại protein kháng thể và những chỉ dấu viêm (marker) để loại trừ tình trạng viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp. Trong khi đó, kết quả từ xét nghiệm hình ảnh giúp nhìn thấy tổn thương đang tồn tại ở khớp và mức độ của nó.
Một số biện pháp đơn giản thực hiện được tại nhà có thể giúp bạn hạn chế những nỗi đau từ viêm khớp ở cổ tay. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên kết hợp điều trị tại nhà cùng với các phương pháp điều trị y tế theo chỉ định.
Những biện pháp chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi bạn đảm bảo thực hiện chúng liên tục, từ ngày này sang ngày khác.
Thuốc thường dùng có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ giảm đau:
Phẫu thuật thường không được chỉ định để điều trị viêm khớp ở cổ tay nhưng với một số trường hợp nghiêm trọng hoặc các phương pháp khác không có hiệu quả thì người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật.
Các phẫu thuật thường dùng để điều trị tình trạng này:
Ngoài những phương pháp để giảm đau trên còn có một số cách giảm đau tự nhiên hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo có thể giúp bạn làm giảm các cơn đau viêm khớp cổ tay. Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn biết được nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp cổ tay hiệu quả. Đừng quên theo dõi Hapacol để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!
Nguồn tham khảo:
What Does Wrist Arthritis Feel Like?: https://www.healthline.com/health/arthritis-wrist
https://solife.vn/product/các-cách-bổ-sung-vitamin-c-hiệu-quả-và-những-lưu-ý/205/