Cẩm Nang | SỐT ĐAU HỌNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Ở NGƯỜI LỚN

SỐT ĐAU HỌNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Ở NGƯỜI LỚN

Sốt đau họng tuy rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu về các triệu chứng cũng như cách khắc phục nếu không may gặp phải. Nhận biết như thế nào? Xử lý ra sao khi bị sốt đau họng? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu cho thấy bạn bị sốt đau họng

Khi bị sốt đau họng, cơ thể sẽ biểu hiện 2 dấu hiệu đặc trưng nhất đó là:

  • Đau rát vùng cổ họng mỗi khi nuốt nước bọt hay ăn uống.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao lên tới >38 độ, cảm thấy sức, uể oải và khó chịu.

Ngoài ra người bệnh sẽ có cảm thấy chán ăn, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nhiều, khó ngủ…

Tình trạng sốt đau họng thông thường có thể tự chữa khỏi trong vòng 3-4 ngày nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và được điều trị đúng cách. Thế nhưng nếu để tình trạng sốt cao kéo dài có thể dẫn tới các biểu hiện nguy hiểm như:

  • Sốt co giật
  • Có hiện tượng động kinh
  • Sùi bọt mép
  • Nặng nhất có thể dẫn tới bại liệt

Trong trường hợp người bệnh được áp dụng nhiều biện pháp hạ nhiệt tại nhà nhưng tình trạng sốt cao đau họng vẫn không thuyên giảm, cần được đưa đến trung tâm y tế nhanh chóng.

Xem thêm: Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống

Sốt đau họng và những điều cần biết

Khi bạn bị sốt cao đau họng, điều này cho thấy cơ thể đã bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân thường do virus và vi khuẩn, môi trường sống và cảm cúm.

Trong đó những loại virus và vi khuẩn gây bệnh gồm: virus cúm, sởi…; các loại vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu.

Viêm họng sốt thường đến từ virus

Virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng sốt

Thay đổi môi trường, thời tiết cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh. Thời tiết nóng lạnh thất thường, bụi bẩn từ khu công nghiệp, từ xe cộ hay khói thuốc lá, rơm rạ, bếp than cũng là tác nhân tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể.

Khi gặp phải hiện tượng viêm họng sốt cao cùng lúc, người bệnh cần chườm khăn mát để hạ thân nhiệt. Liên tục uống nhiều nước trong ngày để làm mát cơ thể và bù lại lượng nước đã mất đi. Người bệnh nên thường xuyên uống nước ấm để làm dịu cơn đau ở cổ họng, làm loãng dịch đờm và chống khô niêm mạc cổ họng.

Người bệnh cần chú ý khi thấy những bất thường xảy ra như: sốt cao nhiều ngày không giảm, chóng mặt, nôn mửa liên tục… Sau khi thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên môn tai – mũi – họng, một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt thường được chỉ định như: paracetamol, aspirin… Nhìn chung, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà liều lượng dùng sẽ được cân nhắc phù hợp đối với từng loại thuốc.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng sốt cao đau họng, người bệnh cũng cần kết hợp vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối ấm; bỏ thói quen hút thuốc hay tránh xa môi trường nhiều khói thuốc, bụi bẩn; giữ ấm cơ thể và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.

Xem thêm: Đau họng nên uống gì? 7 thức uống trị rát cổ họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Điều trị sốt đau họng

Sử dụng thuốc

  • Sốt đau họng không có thuốc điều trị hiệu quả mà điều trị bằng cách giảm các triệu chứng của bệnh, các loại thuốc được sử dụng như
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn để hạ sốt cho người bệnh như paracetamol. Nếu bạn bị đau họng do nhiễm khuẩn thì nên sử dụng thuốc kháng sinh để có hiệu quả tốt hơn và đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế được khả năng lây lan và phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng khác như viêm họng liên cầu khẩn.
  • Viên ngậm đau họng: Sử dụng viên ngậm để giảm đau họng, do viên ngậm đau họng có chất kháng khuẩn và gây tê cục bộ để làm dịu cổ họng ngay tức thì.
  • Thuốc xịt mũi: Nhiều trường hợp sốt đau họng còn có triệu chứng nghẹt mũi thì bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi để giảm cảm giác khó chịu khi bị nghẹt mũi.

Điều trị tại nhà

Đối với người bị sốt đau họng nhẹ, bạn có thể không sử dụng để điều trị mà sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau đâu cũng có khả năng phục hồi.

  • Uống nhiều nước: Khi bạn bị sốt cơ thể sẽ bị mất nước, nên việc uống nhiều nước để có thể bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể, lưu ý nên sử dụng nước ấm không được sử dụng các món ăn hay nước uống lạnh.
  • Súc miệng bằng nước muối khi vệ sinh răng miệng hàng ngày để giúp làm sạch và diệt khuẩn vùng mũi và cổ họng. Nước muối còn có tác dụng làm loãng dịch nhày trong mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi. Nên sử dụng các loại thức ăn lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
  • Hạn chế tắm và sử dụng khăn ướt để lau người toàn thân, đặc biệt ở những vùng nách, bẹn, cổ để làm giảm thân nhiệt và hạ sốt.

Xem thêm: 7 cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà, an toàn, hiệu quả

Phòng ngừa sốt đau họng

Sốt đau họng dễ mắc phải nếu chúng ta không có biện pháp phòng tránh bệnh hợp lý. Thực hiện những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn không gặp lại căn bệnh khó chịu này nữa.

– Tập thói quen uống nước ấm, chia nhỏ nhiều lần trong ngày. Không uống nước đá thường xuyên vì dễ gây tổn thương cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

– Hàng ngày súc miệng bằng nước muối sinh lý; nước muối có tác dụng khử khuẩn hiệu quả. Giữ không gian bên trong khoang miệng luôn được sạch sẽ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

– Không lạm dụng rượu bia, các đồ uống có cồn hay chất kích thích gây hại, đặc biệt là thuốc lá.

– Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bị viêm họng, hay những người có bệnh về đường hô hấp.

– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với người bị sốt viêm họng.

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu có vấn đề bất thường xảy ra trong khoang miệng và vùng họng.

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm

Định kỳ đi khám sức khỏe để phát hiện và can thiệp kịp thời bệnh vùng họng

Nhận biết và xử lý các triệu chứng sốt cao viêm họng không hề phức tạp. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng phổ biến này và có cách tự bảo vệ mình, nâng cao sức đề kháng trong thời điểm dịch bệnh nhé!

Xem thêm: Cách chữa trị đau họng tại nhà đơn giản an toàn

Các bài viết khác

SỐT TIÊU CHẢY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA

Sốt cao đi ngoài (tiêu chảy) khá phổ biến, khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể... Vậy đặc...

TÌM HIỂU VỀ ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HẠN CHẾ

Đau đầu căng cơ là một loại đau đầu căng thẳng có liên quan đến việc các cơ ở đầu bị siết...

TRẺ BỊ SỐT ĐI NGOÀI NÔN TRỚ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?

Khi phát hiện những triệu chứng ở trẻ như bé sốt cao đi ngoài , trẻ bị nôn và tiêu chiến, trẻ...

Tìm hiểu những cách giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả

Cơn đau nhức khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Cơn đau có...

Mách bạn những cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Khi bị đau răng, bạn nên tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hẹn lịch được...

Viêm khớp cổ tay: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp cổ tay là nguyên nhân gây ra đau cổ tay, tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi....