Cẩm Nang | Cẩm nang | SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Sốt cao và tiêu chảy khá phổ biến ở người lớn. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường khó chịu, mệt mỏi, chán ăn…Vậy nguyên nhân dẫn đến sốt cao kèm tiêu chảy là gì, có phương pháp nào để điều trị tại nhà hay không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Nguyên nhân sốt cao và tiêu chảy

Sốt cao kèm tiêu chảy được xem là triệu chứng của tiêu chảy cấp mà nguyên nhân có thể đến từ việc người bệnh bị nhiễm khuẩn đường ruột như staphylococcus, salmolenna, shigella. Việc nhiễm khuẩn có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và tiếp xúc với phân của những người bệnh…

Đặc điểm thường gặp là đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày và tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày thậm chí đến vài tuần, phân lỏng, kèm chất nhầy, phân có mùi và lẫn máu.

Ngoài ra người bệnh còn bị sốt trên 37 độ, có cảm giác khô miệng, mất nước.

Hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh khác như viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt, các bệnh về dạ dày…

Triệu chứng sốt đi ngoài là gì? Có nguy hiểm không?

Những đặc điểm dễ nhận biết nhất của hiện tượng sốt cao đi ngoài thường gặp đó là:

  • Đau bụng, đi ngoài trên 3 lần một ngày.
  • Tiêu chảy kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần.
  • Phân lỏng, kèm theo chất nhầy và sủi bọt, trường hợp nặng phân có lẫn máu.
  • Thân nhiệt nóng, sốt trên 37 độ, hay có cảm giác ớn lạnh.
  • Cả người mệt mỏi, suy kiệt, cổ họng khô, khát nước.

Trong trường hợp người bệnh bị đau bụng đi ngoài kèm theo sốt nhẹ, nếu được chăm sóc đúng cách thì triệu chứng sẽ giảm dần và tự khỏi sau vài ngày.

Thế nhưng nếu hiện tượng sốt tiêu chảy kéo dài trên 1 tuần sẽ khiến cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược trầm trọng. Thậm chí, nếu lên cơn sốt cao có thể gây sốc phản vệ hoặc co giật, mất nước nặng dẫn tới suy thận, hôn mê, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Những cách khắc phục tình trạng sốt tiêu chảy (sốt đi ngoài)

Bổ sung điện giải

Việc đi ngoài nhiều lần, thân nhiệt tăng khiến cơ thể mất nước khá nhiều và huyết áp sẽ hạ thấp. Lúc này người bệnh cần bổ sung điện giải cho cơ thể để bù lại sự mất cân bằng điện giải, thiếu hụt ion.

Cách thực hiện: pha gói bột Oresol với nước lọc và uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước đường pha cùng chanh muối để nhanh chóng bù lại lượng muối khoáng bị mất đi.

Nếu cơ thể không hấp thụ được Oresol qua đường uống, tình trạng sốt tiêu chảy không thuyên giảm thì người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất.

Khi bị sốt kèm tiêu chảy cần bổ sung nước và chất điện giải

Người bệnh nên bổ sung nước và chất điện giải

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy

Nhằm điều trị dứt điểm tình trạng sốt kèm tiêu chảy, bác sĩ sẽ chủ động kê cho bệnh nhân một số loại thuốc có tác dụng ngưng cơn tiêu chảy như Loperamid, berberin, imodium…

Đây là những loại thuốc có phản ứng lên thành ruột giúp giảm co bóp của nhu động ruột, nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của hệ tiêu hóa. Một số loại thuốc khác như bismuth subsalicylate giúp giảm lượng phân tiêu chảy cũng được sử dụng khá phổ biến.

Hạ sốt cho cơ thể

Đối với cơn sốt thì bạn nên sử dụng khăn chườm nước ấm lau cơ thể để hạ thân nhiệt, đắp trán bằng khăn ướt. Không mặc quá dày hay quấn chăn quanh người, nằm trong phòng thoáng khí. Sử dụng thuốc hạ sốt giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu, mệt mỏi trong người.

Dinh dưỡng cho người bị sốt cao và tiêu chảy

Để khắc phục tình trạng sốt cao và tiêu chảy, chế độ dinh dưỡng khá quan trọng. Người bệnh cần ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng và tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm dễ gây chướng bụng như đồ nếp, hải sản, rượu bia hay đồ ăn nhiều dầu mỡ. Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

Khi bị sốt cao kèm tiêu chảy nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng

Người bệnh cần ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng

Bổ sung thêm sữa chua để tăng lợi khuẩn cho đường ruột. Khi bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, và đặc biệt là những bào tử lợi khuẩn như Bacillus, chúng có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhanh chóng đào thải những vi khuẩn gây nên bệnh tiêu chảy. Đồng thời, chúng giúp hình thành lớp màng sinh học để ngăn chặn sự xâm lấn của vi khuẩn gây hại đến hệ tiêu hóa và tiết ra những enzyme, vitamin kích thích tiêu hóa để cơ thể tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn, từ đó giảm triệu chứng bệnh, nhanh chóng phục hồi.

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về sốt cao và tiêu chảy ở người lớn. Nếu áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục những triệu chứng bệnh tại nhà nhanh chóng. Ngoài ra, để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chúng ta cần có chế độ ăn uống lành mạnh, nhất là ăn thực phẩm hợp vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường vận động để có sức đề kháng tốt, có thói quen sinh hoạt khoa học…

Xem thêm: Cách hạ sốt cho người lớn nhanh và an toàn

Cách phòng tránh sốt tiêu chảy (sốt đi ngoài) hiệu quả

Sốt tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp, Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời. Do đó việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sốt tiêu chảy là điều rất cần thiết

Dưới đây là một số cách phòng tránh sốt tiêu chảy hiệu quả:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Đây là nơi vi khuẩn có thể dễ dàng bám lên trong quá trình chúng ra sinh hoạt hằng ngày để lây lan bệnh tiêu chảy. Nên cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ,…
  • Rửa sạch thực phẩm: Trước khi ăn, cần rửa sạch tất cả các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả tươi. Nên rửa rau củ quả dưới vòi nước chảy trong ít nhất 20 giây bằng nước muối để loại bỏ được những vi khuẩn gây bệnh.
  • Không ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng: Thực phẩm đã hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm và sốt tiêu chảy.
  • Không ăn thực phẩm ở những nơi không đảm bảo vệ sinh: Thực phẩm ở những nơi không đảm bảo vệ sinh có thể bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm và sốt tiêu chảy.

Hy vọng những thông tin trên Hapacol có thể giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng sốt cao kèm tiêu chảy ở người lớn

Các bài viết khác

TÌM HIỂU CÁC BỆNH LÝ VỀ ĐAU NHỨC MU BÀN TAY VÀ ĐẦU NGÓN TAY

Bàn tay và bàn chân của con người là một cấu trúc phức tạp và tinh tế. Các cơ và khớp ở...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG VÀO MÙA LẠNH

Đau nhức khớp xương, chẳng hạn như đau nhức xương khớp chân, đau nhức khớp gối hay đau nhức xương khớp toàn...

5 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ

Có nhiều phương pháp điều trị đau xương khớp tại nhà như: tập thể dục, chườm nóng và chườm lạnh, massage, tinh bột nghệ...

BÉ SƠ SINH BỊ HO LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ VÀ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bé sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Dựa theo các dấu hiệu mà bố mẹ có thể biết được đây...

ĐAU KHỚP TAY: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bàn tay được cấu tạo bởi nhiều xương, cơ và dây chằng khác nhau cho phép bạn sử dụng chúng một cách...

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH CHĂM SÓC

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng đi ngoài bất thường, kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt… Nếu biết...