Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi bạn sẽ trải nghiệm tình trạng chóng mặt khi chuyển từ trạng thái đang đứng, ngồi sang nằm. Vậy thì tình trạng này có gây nguy hiểm không? Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Hiện tượng chóng mặt khi nằm xuống có thể là do sự bất thường xảy ra ở hệ tiền đình – hệ thống trong cơ thể giúp duy trì sự cân bằng. Khi tiền đình bị rối loạn, não bộ không thể kiểm soát các hành động của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế, ví dụ từ đứng sang nằm hoặc ngược lại.
Hiện tượng này được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường xảy ra bất chợt nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài quá vài phút nhưng nó vẫn có thể diễn ra vô cùng dữ dội. (1)
Bạn có thể yên tâm bởi vì đa phần các trường hợp chóng mặt tư thế kịch phát lành tính sẽ tự hết trong vòng vài tuần, nhưng vẫn có số ít trường hợp sẽ chuyển thành bệnh mãn tính.
Ngoài các vấn đề liên quan đến tiền đình, một số bệnh lý sau đây cũng có thể gây nên tình trạng nằm xuống bị chóng mặt: (2)
Tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn rằng chóng mặt khi nằm xuống là do rối loạn tiền đình hay bệnh lý, vì nó cũng có thể xuất hiện trong trường hợp thiếu máu não, căng thẳng quá mức hoặc mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài, say rượu, say nắng,..
Tóm lại, tình trạng nằm xuống bị chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân vì thế nên người bệnh không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế gần nhất để có được sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia.
Xem thêm:
Đau đầu do thiếu ngủ: bạn phải làm sao?
Đi nắng về bị đau đầu, buồn nôn phải làm sao?
Một số triệu chứng thường gặp khi nằm xuống bị chóng mặt là: (2)
Hãy lưu ý rằng ở mỗi người thì các triệu chứng và mức độ của các triệu chứng sẽ khác nhau. Một số sẽ cảm thấy chóng mặt nhẹ khi nằm xuống và tự động hết sau vài giây nhưng lại có trường hợp sẽ cảm thấy cơn chóng mặt dữ dội hơn, có cảm giác buồn nôn, nôn mửa,..Thường thì trước và sau những cơn chóng mặt này thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác lạ.
Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng nằm xuống bị chóng mặt, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn những câu hỏi sau:
Tuỳ vào các triệu chứng đi kèm và tần suất của diễn ra của các cơn chóng mặt mà bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các quy trình như chụp CT, xét nghiệm máu, MRI não,..
Quá trình điều trị tình trạng nằm xuống bị chóng mặt sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra, tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng vì đa phần tình trạng này sẽ tự khỏi sau một thời gian.
Đối với những trường hợp bạn bị chóng mặt thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân thì tốt nhất bạn nên đi đến khoa thần kinh tại các bệnh viện để được điều trị kỹ càng hơn.
Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, thường không cần sử dụng thuốc đặc hiệu vì hầu hết các trường hợp tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bệnh không tự khỏi, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như tái định vị sỏi tai, thuốc, bài tập tiền đình hoặc các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ (thủ thuật Semont, thủ thuật Epley, Semont cải tiến, bài tập Brandt-Daroff) để giải quyết tình trạng chóng mặt khi nằm xuống của bạn.
Sau khi được điều trị trong khoảng 1-2 ngày, có thể bạn sẽ cảm thấy cơ mệt mỏi hoặc đi không vững. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết, vì thế bạn có thể yên tâm nghỉ ngơi. Nếu sau đó tình trạng chóng mặt khi nằm xuống vẫn tái diễn thì bạn nên quay lại bệnh viện để tái khám.
Trong trường hợp chóng mặt do mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc thiếu máu, bác sĩ có thể kê thêm các loại vitamin và khoáng chất, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn.
> Xem thêm:
Các cách giảm đau đầu đơn giản an toàn tại nhà
Tư thế nằm giảm đau đầu ngay lập tức
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng nằm xuống bị chóng mặt, thì sau đây là những điều bạn nên lưu ý:
Tình trạng nằm xuống bị chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Do đó, khi xuất hiện biểu hiện hay các triệu chứng của bệnh đã được nhắc đến trong bài viết của Hapacol, hãy tìm đến cơ sở ý tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Nguồn tham khảo:
https://www.nattoenzym.vn/xay-xam-mat-may-tim-hieu-phong-ngua-va-dieu-tri.html
https://www.nattoenzym.vn/hay-bi-xay-xam-mat-mat-may-nen-uong-gi.html