Cẩm Nang | Đau nhức toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Đau nhức toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức toàn thân, có thể do vận động quá mức hoặc do các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện tình trạng nhức mỏi toàn thân dù là nhẹ nhất, bạn cũng không nên chủ quan, nếu tình trạng không cải thiện bạn cần đến bác sĩ ngay. Bài viết này, Hapacol sẽ thông tin đến bạn đọc top 13 nguyên nhân gây đau nhức toàn thân.

1. Triệu chứng của đau nhức toàn thân

Các triệu chứng thường gặp của người bị nhức mỏi hay đau nhức toàn thân bao gồm:

  • Cảm thấy đau khắp người từ tay, chân, thân người, bắp thịt cho đến đau nhức xương khớp toàn thân.
  • Cơn đau trở nặng khi thời tiết thay đổi, vì thế tạo cho người bệnh cảm giác gai gai sốt, sốt ê ẩm toàn thân, sợ gió, sợ lạnh.
  • Cơn đau có thể xuất hiện liên tục và tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Khi cơn đau tái phát, cơ thể người bệnh sẽ luôn bị mệt mỏi khiến người bệnh không muốn làm việc.
  • Vào ban đêm, người bệnh thường rất khó ngủ và ngủ không sâu giấc hoặc thức giấc vào giữa đêm.
Nguyên nhân gây đau nhức toàn thân

Đau nhức toàn thân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

2. TOP 13 nguyên nhân cảm thấy tự nhiên đau nhức toàn thân

Bất kỳ ai cũng từng bị đau nhức toàn thân, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.

2.1 Áp lực, căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ bắp của bạn sẽ có xu hướng căng lên và  giải phóng trở lại khi bạn thư giãn. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, các cơ của bạn có thể không có cơ hội được thư giãn. Cơ bắp bị căng gây đau đầu, đau cơ lưng và vai. 

Xem thêm: 10 cách giảm đau cơ nhanh chóng tại nhà hiệu quả

2.2 Vận động ở cường độ cao

Đau nhức toàn thân sau khi vận động vô cùng phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra khi bắt đầu chương trình rèn luyện mới, kéo dài thời gian luyện tập, tăng cường độ tập luyện… và có thể xảy ra với mọi đối tượng: từ những người ít rèn luyện thể chất cho đến người có thói quen tập thể dục và cả vận động viên chuyên nghiệp. 

Để biết thêm các nguyên nhân khác gây đau cơ khi tập thể dục mời bạn đọc bài viết: Nguyên nhân đau cơ khi tâp thể dục và tập thể dục bị đau cơ phải làm sao?

2.3 Cơ thể bị thiếu nước

Nước là một thành phần thiết yếu cho các hoạt động diễn ra bên trong cơ thể. Khi bạn bị mất nước và các quá trình này không hoạt động tốt, bạn có thể cảm thấy đau đớn về thể chất. Một số dấu hiệu khác cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu nước bao gồm: 

  • Nước tiểu đậm.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc mất phương hướng.
  • Khát cực độ.

2.4 Thiếu ngủ

Các nhà khoa học cho rằng có thể có mối liên hệ hai chiều giữa giấc ngủ và cơn đau: Những người bị đau mãn tính thường khó ngủ và những người bị mất ngủ thường bị đau mãn tính. Lý giải mối quan hệ này, các nhà khoa học cho rằng  theo thời gian, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến kiệt sức. Điều này có thể khiến bạn bị đau nhức toàn thân, uể oải và nặng nề.

Ngoài ra, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng tái tạo các mô và tế bào của cơ thể. Khi cơ thể không có đủ thời gian để sửa chữa và hồi phục, một người có thể bị đau nhức thường xuyên hơn.

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây đau nhức toàn thân

Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến cả tinh thần lẫn thể chất.

2.5 Cúm, cảm lạnh

Khi bị virus cảm cúm, cảm lạnh tấn công, nó sẽ gây sốt và nghẹt mũi, đồng thời có thể làm cho các cơ của bạn đau nhức, đặc biệt là ở lưng, chân và tay. Bạn cũng có thể bị sốt ê ẩm toàn thân hoặc tệ hơn là cảm sốt đau nhức người. Điều này gây ra bởi cơ thể của bạn đã phải cố gắng làm việc hết công suất để chống lại các virus trên.

2.6 Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu hoạt động bình thường, từ đó khiến các mô cơ thể không thể nhận đủ oxy. Khi bị thiếu máu, nhiều bộ phận trong cơ thể bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì không nhận đủ oxy để duy trì hoạt động như bình thường.

Xem thêm: Đối phó với tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ

2.7 Thiếu vitamin D

Nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như thận và cơ, dựa vào canxi để hoạt động bình thường. Ngoài ra, xương của bạn cũng cần canxi để khỏe mạnh. 

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và phân phối lượng canxi. Nếu không có đủ vitamin D để giúp bạn hấp thụ canxi, bạn có thể cảm thấy đau nhức xương khớp toàn thân.

2.8 Viêm phổi 

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hô hấp. Hệ thống này chịu trách nhiệm về hơi thở, đổ mồ hôi và các chức năng quan trọng khác. Nếu bạn không thể thở tốt, cơ thể bạn không thể nhận đủ oxy để giữ cho các tế bào hồng cầu và mô của bạn khỏe mạnh. Điều này có thể gây nhức mỏi khắp cơ thể và đau nhức toàn thân.

2.9 Hội chứng đau cơ xơ hoá

Đau cơ xơ hóa là tình trạng toàn bộ cơ thể, bao gồm cả cơ và xương, có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và nhạy cảm. Nguyên nhân của đau cơ xơ có thể do chấn thương thể chất, hậu phẫu thuật, nhiễm trùng… Các hậu quả khác của tình trạng này bao gồm nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, khó nhớ hoặc suy nghĩ, cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân….

2.10 Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một tình trạng khiến bạn cảm thấy kiệt sức và yếu ớt, bất kể bạn nghỉ ngơi hay ngủ nhiều. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi tập thể dục hoặc căng thẳng tinh thần.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị đau nhức toàn thân, đau cơ, các vấn đề về trí nhớ, đau họng… Đồng thời các cơn đau này cũng khiến bạn không thể ngủ ngon. Không có cách chữa khỏi, nhưng thuốc và vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của tình trạng này.

2.11 Viêm khớp

Viêm khớp có thể do sự hao mòn của cơ thể hoặc có thể là kết quả của tình trạng tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh nằm trong khớp. Đau nhức xương khớp toàn thân là các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp.

2.12 Lupus ban đỏ

Đây là một loại bệnh tự miễn dịch. Theo đó, Lupus ban đỏ khiến hệ thống miễn dịch vốn thường giúp bảo vệ cơ thể của bạn tấn công các mô và cơ quan. Khi bệnh Lupus ảnh hưởng đến khớp hoặc cơ của bạn, bệnh có thể khiến các cơ quan này bị cứng và bạn có thể bị đau nhức toàn thân khi di chuyển.

2.13 Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis)

Bệnh đa xơ cứng là tình trạng hệ thống thần kinh trung ương, trong đó các mô xung quanh tế bào thần kinh của bạn, được gọi là myelin, bị phá vỡ do viêm liên tục. Sự tổn thương này làm gián đoạn khả năng truyền cảm giác của hệ thần kinh. Do đó, bạn có thể cảm thấy nhức mỏi toàn thân, đau, ngứa ran hoặc xuất hiện các cảm giác bất thường khác.

Đau nhức toàn thân khi bị bị đa xơ cứng

Người bị đa xơ cứng có thể gây ra liệt chân nếu không chữa trị kịp thời.

3. Đau nhức người nên làm gì? 

Để cải thiện các cơn đau nhức toàn thân ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tự nhiên sau:

  • Massage tay, chân, vùng vai gáy hoặc bất kỳ nơi nào có cảm giác nhức mỏi.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng. Tuy nhiên không nên vận động quá mức mà chỉ nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội… nếu đang bị đau nhức
  • Duy trì lối sống tích cực, tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau củ, trái cây, hải sản…
  • Căng thẳng có thể gây ra mất ngủ và suy nhược cơ thể, vì thế hãy cố gắng quản lý căng thẳng của bạn. 
  • Nước ấm có thể làm dịu đi các cơn đau. Do đó bạn có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng tại nơi bị đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nhức không kê đơn như Paracetamol.

Lưu ý: Khi các dấu hiệu đau nhức toàn thân kéo dài và tiến triển nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Hapacol 650 giúp cải thiện các tình trạng như sốt ê ẩm toàn thân

Hapacol 650 giúp giảm đau nhức toàn thân nhanh chóng, hiệu quả.

Đau nhức toàn thân khiến người bệnh khó chịu và khó tập trung vào công việc. Vì thế, khi có những dấu hiệu nhức mỏi toàn thân, bạn không nên cố gắng làm việc nặng. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi, kết hợp những cách giảm đau tại nhà và đến bác sĩ thăm khám nếu tình hình tồi tệ hơn.


Nguồn tham khảo:

Why does my body acne?

https://www.healthline.com/health/body-aches#multiple-sclerosis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319985#when-to-see-a-doctor

Các bài viết khác

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa...

NHỮNG DẤU HIỆU NGUY HIỂM KHI TRẺ SỐT CAO VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Sốt là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng không lần nào bé sốt lại giống lần...

Hành trang phòng dịch theo chân trẻ quay lại trường cần có gì?

Suckhoedoisong.vn - Nhiều tỉnh thành bắt đầu cho trẻ mầm non, tiểu học quay lại trường học sau thời gian dài nghỉ...

Nguyên nhân và cách khắc phục đau họng khi nuốt nước bọt

Cảm giác đau họng khi nuốt nước bọt là hiện tượng xuất hiện ở những người bị tổn thương ở cổ họng....

Sốt virus là gì? Sốt virus có lây từ người qua người không?

Sốt virus là một bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng  liệu bạn có biết "Sốt virus là gì?" và...

Bệnh đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Đau mỏi xương khớp không chỉ là căn bệnh ở người cao tuổi, trung niên mà ngày càng có dấu hiệu trẻ...