Cẩm Nang | 3 mẹo giúp giảm đau nhức cơ bắp tay, đau cánh tay tại nhà

3 mẹo giúp giảm đau nhức cơ bắp tay, đau cánh tay tại nhà

Mỗi chúng ta đều có thể trải qua cơn đau nhức cơ bắp tay ít nhất một lần, có thể đến bệnh viện hoặc điều trị tại nhà. Vậy bạn biết gì về tình trạng đau nhức bắp tay, căng cơ bắp tay? Nguyên nhân nào gây ra đau  cơ bắp tay? Cách giảm đau nhức cánh tay hiệu quả là như thế nào? Hãy cùng chuyên gia Hapacol tìm hiểu nhé.

1. Đau nhức cơ bắp tay là gì?

Những sinh hoạt thườnhttps://hapacol.vn/tin-tuc/10-cach-lam-giam-dau-co-hieu-qua-tai-nha/g ngày bị ảnh hưởng khi đau nhức cơ bắp tay

Cơn đau xuất hiện ở khu vực nằm giữa vai và khuỷu tay được gọi là đau nhức cơ bắp tay. Đôi khi sự khó chịu này còn lan đến vùng lưng gần đó, đồng thời gây khó khăn cho việc gấp khuỷu tay lại hoặc sử dụng cơ bắp tay để làm việc.

Cơ bắp tay không chỉ là bộ phận cơ thuộc phần trước của cánh tay trên mà còn là một trong những cơ bắp hoạt động nhiều nhất trong cơ thể.

Do đó, mặc dù không phải là vấn đề cần lưu ý nhiều, nhưng đau nhức bắp tay có khả năng khiến cuộc sống của bạn đình trệ bằng cách gây hạn chế những sinh hoạt thường ngày, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục
  • Làm việc nhà
  • Hoàn thành trách nhiệm công việc

Xem thêm: Đau nhức toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

2. Các triệu chứng đau nhức cơ bắp tay phổ biến

Thông thường, người bị đau nhức, căng cơ bắp tay thường dễ dàng cảm nhận được:

  • Cơn đau nhói phát sinh ở cánh tay trên làm đau nhức hai cánh tay hoặc đau nhức một bên cánh tay
  • Có âm thanh phát ra mỗi khi bạn cử động cánh tay
  • Chuột rút cơ bắp
  • Bầm tím
  • Đau nhức ở khuỷu tay
  • Vai và khuỷu tay trở nên yếu hơn bình thường

3. Nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay

Đau nhức bắp tay hoặc đau nhức hai cánh tay khi bị chấn thương do rèn luyện thể chất

Phần lớn trường hợp, đau nhức bắp tay phát sinh từ việc chấn thương do rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, trong vài tình huống, đau cơ bắp tay còn có thể là hệ lụy của một số yếu tố khác. 3 tình trạng dưới đây là tác nhân đứng đằng sau các triệu chứng thường thấy nhất, bao gồm: 

Chấn thương vật lý

Các cơ bắp tay có thể bị rách do chấn thương vai hoặc khuỷu tay.

Trong trường hợp này, chấn thương liên quan đến thể thao rất phổ biến, đặc biệt nếu bạn phải lặp đi lặp lại một động tác cụ thể nhiều lần, ví dụ như ném bóng.

Dùng bắp tay quá nhiều trong khi luyện tập thể lực cũng có thể dẫn đến cơn đau.

Ngoài ra, cơn đau cơ bắp tay còn có khả năng xuất hiện bởi:

  • Sử dụng cánh tay quá mức, chẳng hạn như cố sức nâng một hộp sách nặng lên cao.
  • Té ngã gây rách gân.

Tình trạng sức khỏe

Đôi khi tình trạng đau nhức cơ vai cũng có nguy cơ chuyển biến sang đau nhức bắp tay.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, đau bắp tay hay đau nhức xương cánh tay có thể đại diện cho một số vấn đề liên quan đến tim.

Mặt khác, người bị rối loạn lo âu cũng có xu hướng đau cơ bắp tay, trong trường hợp các cơ này căng cứng. 

Ngoài ra, viêm khớp có thể gây đau nhức, cứng khớp, sưng và tấy đỏ. Các loại viêm khớp phổ biến có thể gây đau nhức cơ bắp tay bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, viêm khớp thoái hóa.

Cuối cùng không thể bỏ qua các bệnh lý thần kinh có thể gây đau nhức cơ bắp tay do chèn ép dây thần kinh. Các bệnh lý thần kinh phổ biến có thể gây đau nhức cơ bắp tay bao gồm hội chứng ống cổ tay, hội chứng cánh tay tê mỏi, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Những nguyên nhân khác

Theo các chuyên gia, việc sử dụng steroid cũng có thể được xem là yếu tố dẫn đến đau nhức cơ bắp tay.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là dùng chung kim tiêm. Nếu đầu kim đã bị nhiễm trùng, vi sinh vật sẽ theo đường tiêm xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu tấn công các tế bào, bao gồm cả cơ bắp tay. Trường hợp này tuy hiếm nhưng vẫn có khả năng xảy ra. 

4. Một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến đau nhức bắp tay

Đau khớp cũng có nguy cơ chuyển sang đau nhức bắp tay.

Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay

Đám rối thần kinh cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh nằm giữa cổ và vai, kết nối các dây thần kinh tủy sống với cánh tay. Mỗi bên cổ sẽ có một “mạng lưới” dây thần kinh như vậy.

Do đó, bất kỳ chấn thương nào khiến cơ cổ và vai kéo căng về hai hướng ngược nhau đều có khả năng tổn thương đến tùng thần kinh cánh tay, dẫn đến cơn đau nhức cơ bắp tay xuất hiện. 

Trong số đó, chấn thương thể thao cùng tai nạn xe cộ thường là tác nhân phổ biến nhất cho sự thương tổn ở tùng thần kinh cánh tay.

Ngoài ra, sự viêm nhiễm, hiện diện của khối u hoặc xạ trị cũng góp phần tác động đến “mạng lưới” thần kinh này. 

Khi tùng thần kinh chịu tổn thương, bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng, ví dụ như:

  • Cánh tay hơi tê
  • Mất sức ở cánh tay
  • Cảm giác đau nhói hoặc nóng rát phát sinh trên cánh tay, gây ra hiện tượng đau nhức cánh tay phải hoặc đau nhức cánh tay trái hoặc đau nhức 2 cánh tay.
  • Tê liệt cánh tay cũng như một số bộ phận xung quanh, bao gồm bàn tay và vai

Nếu các dấu hiệu trên bộc lộ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị kịp thời.

Trong trường hợp các thương tổn kéo dài hay không được chữa trị hiệu quả, chấn thương vĩnh viễn hoàn toàn có khả năng diễn ra. 

Liệu pháp điều trị vấn đề sức khỏe trên chủ yếu là nghỉ ngơi nhiều và vật lý trị liệu.

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: không thường phát sinh

Triệu chứng kinh điển: đau nhức cánh tay, suy yếu ở cánh tay hoặc vai

Dấu hiệu không bao giờ xảy ra ở tình trạng chấn thương tùng thần kinh cánh tay: đau ở khu vực phía trước và giữa cổ

Mức độ nghiêm trọng: chủ yếu cần bác sĩ điều trị và chăm sóc

Bầm tím bắp tay

Vết bầm tím đại diện cho tình trạng tổn thương của các mao mạch (tĩnh mạch), gây nên sự tích tụ máu.

Điều này giải thích cho sự hiện diện của màu xanh tím ở hầu hết các vết bầm tím. 

Thông thường, vết bầm tím ở bắp tay là hệ quả của việc bạn bị chấn thương nhẹ.

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: không thường phát sinh

Triệu chứng kinh điển: đau nhức liên tục ở phần cánh tay trên, sưng và bầm tím bắp tay

Dấu hiệu luôn xảy ra với tình trạng bầm tím bắp tay: chấn thương bắp tay gần đây

Mức độ nghiêm trọng: có thể tự điều trị tại nhà hoặc để vết bầm tự biến mất

Viêm tủy xương cánh tay trên

Viêm tủy xương của cánh tay trên là một dạng nhiễm trùng xương do vi khuẩn.

Khoảng 40 – 50% trường hợp xuất phát từ Staph Aureus, còn gọi là tụ cầu vàng.

Tình trạng này tương đối khó chẩn đoán vì nhiễm trùng có thể phát sinh từ bất kỳ miệng vết thương hở ngoài da nào. 

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: hiếm gặp

Triệu chứng kinh điển: sốt không quá cao, vết thương phẫu thuật phát đau

Dấu hiệu luôn xảy ra với tình trạng viêm tủy xương cánh tay trên: cánh tay trên đau nhức và sưng đỏ

Mức độ nghiêm trọng: cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Căng cơ cánh tay trên tái phát liên tục

Tình trạng căng cơ ở cánh tay trên lặp đi lặp lại liên tục do hoạt động quá độ cũng có mối liên hệ mật thiết với cơn đau nhức cơ bắp tay.

Độ phổ biến của tình trạng sức khỏe: không thường phát sinh

Triệu chứng kinh điển: cánh tay trên đau nhức, tê và suy yếu

Dấu hiệu không bao giờ xảy ra ở tình trạng tái phát căng cơ cánh tay trên liên tục: chấn thương cánh tay trên, cường độ đau dữ dội

Mức độ nghiêm trọng: có thể tự điều trị tại nhà

5. Cách giảm đau nhức cơ bắp tay hiệu quả mà không phải ai cũng biết

Cơn đau nhức cơ bắp tay sẽ làm chậm nhịp điệu cuộc sống của bạn lại bằng cách cản trở các hoạt động thường ngày. Tuy vậy, bạn có thể kiểm soát sự khó chịu này bằng một số biện pháp dưới đây, chẳng hạn như:

Không nên lạm dụng cơ hay vận động quá sức

Một người khỏe mạnh có thể bị đau nhức cơ bắp tay sau khi thực hiện các động tác bình thường như:

  • Cử tạ
  • Chơi golf
  • Ném bóng
  • Nâng vật nặng lên cao
  • Đưa đón trẻ đến trường

Vì loại chấn thương này thường phát triển chậm theo thời gian, nên nó rất khó để ngăn chặn. Đồng thời, việc phục hồi cũng sẽ trì trệ nếu bạn tiếp tục cố gắng sử dụng cơ bắp tay để vận động.

Do đó, lúc này, điều bạn cần làm là tạm thời để các cơ nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt hạn chế những hoạt động cần nhiều sức lực. 

Điều trị tại nhà giúp phục hồi nhanh chóng

Có thể điều trị tại nhà khi bị đau nhức cánh tay phải hoặc đau nhức cánh tay trái hoặc đau nhức hai cánh tay

Chấn thương bắp tay có thể khiến bạn đau đớn, nhưng không quá nghiêm trọng để bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tương tự với đau nhức xương khớp, đối với đau nhức cơ bắp tay, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau nhanh thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen hay naproxen để xoa dịu tình hình hiện tại. Ngoài ra, 3 mẹo nhỏ sau đây cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau nhức cơ bắp tay:

  • Chườm lạnh: nhiệt độ thấp sẽ giúp bạn xoa dịu khu vực sưng tấy. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biện pháp này. Hãy chỉ áp túi chườm lạnh (hoặc vải sạch bọc đá viên) lên vùng sưng trong 20 phút.
  • Uống paracetamol: ngoài ibuprofen và naproxen, paracetamol cũng có tác dụng tương tự trong việc giảm đau nhức cơ bắp tay. Tuy vậy, thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày, vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào nó. 
  • Thả lỏng cánh tay: một trong những cách tốt nhất để giảm đau bắp tay là thả lỏng cánh tay đang đau nhức càng nhiều càng tốt.

Đến gặp bác sĩ

Bên cạnh những biện pháp được đề cập bên trên, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức nếu như bạn:

  • Cảm thấy tức ngực và khó thở: đặc biệt khi đi kèm với 2 dấu hiệu này là cơn đau nhói tại bắp tay, buồn nôn, nôn và đổ nhiều mồ hôi
  • Không thể cử động cánh tay
  • Cường độ đau trở nên nghiêm trọng
  • Suy yếu sức lực ở cánh tay
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào khác

Đau nhức cơ bắp tay hiếm khi gây ra bất kỳ thương tổn lâu dài nào.

Do đó, thông thường, phẫu thuật không phải là liệu pháp cần thiết. Thay vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tập vật lý trị liệu. Công việc khó khăn nhất không phải là điều trị mà là phục hồi sau chấn thương.

Lúc này, việc nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn vẫn quá chú tâm vào các hoạt động hàng ngày, quá trình hồi phục có thể kéo dài, đồng thời gia tăng tỷ lệ tái phát chấn thương. 

Ngoài những mẹo trên bạn cũng có thể tham khảo 10 cách giảm đau cơ nhanh chóng tại nhà

Những cách phòng ngừa đau nhức cơ bắp tay

  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ bắp phục hồi và phát triển. Bạn nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Tập luyện đúng cách: Tập luyện quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức cơ bắp tay. Để phòng ngừa, bạn nên bắt đầu với các bài tập có cường độ vừa phải, sau đó tăng dần mức độ theo thời gian. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý khởi động kỹ trước khi tập luyện và giãn cơ sau khi tập luyện.
  • Kéo giãn cơ thường xuyên: Kéo giãn cơ thường xuyên giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giảm nguy cơ bị căng cơ và đau nhức. Bạn nên dành thời gian kéo giãn cơ trước khi tập luyện và sau khi tập luyện.
  • Uống đủ nước: Cơ thể mất nước có thể làm tăng nguy cơ bị đau nhức cơ bắp. Bạn cần uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng cơ bắp và hỗ trợ cho quá trình phục hồi sau khi tập luyện. Bạn nên bổ sung đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ ba mẹo giúp giảm đau nhức cơ bắp và đau cánh tay tại nhà. Bằng cách tuân thủ các mẹo này, bạn có thể giảm đau nhức cơ bắp và đau cánh tay tại nhà. Tuy nhiên, nếu vấn đề vẫn tiếp tục hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn thêm.


Nguồn tham khảo:

Bicep Pain Symptoms, Causes & Common Questions. https://www.buoyhealth.com/symptoms-a-z/bicep-pain/

3 Tips for Treating Your Bicep Pain at Home. https://health.clevelandclinic.org/have-bicep-pain-its-probably-in-your-shoulder/

What Causes Bicep Pain? https://www.livestrong.com/article/350820-causes-bicep-pain/.

Các bài viết khác

10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả

Có những cách giảm đau mỏi cơ bắp chân nhanh chóng thực hiện tại nhà hiệu quả sau khi bạn tập các...

Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?

Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng là triệu chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp...

Xét nghiệm sốt xuất huyết: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm sốt xuất huyết là cách giúp bạn xác định cơ thể có tồn tại virus gây bệnh hay không. Theo...

8 biện pháp giúp hạ sốt nhẹ kéo dài hiệu quả tại nhà

Khi thấy trán hơi ấm có thể chỉ là một cơn sốt nhẹ; đừng quá lo lắng bạn nhé vì đó là...

Mẹ bầu bị cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thời điểm giao mùa chính là thời gian biến đổi lớn làm cho bệnh dễ bị bùng phát nhất. Đây cũng là...

Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra quanh năm. Bệnh có diễn biến nhanh với các biểu hiện...