Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ buổi chiều và tối thường tăng hơn buổi sáng khoảng nửa độ (tức khoảng 37,3 độ C – 37,8 độ C). Vì thế, chỉ có thể xác định trẻ bị sốt về đêm khi có nhiệt độ trên 38 độ C và trẻ sốt cao về đêm nếu có nhiệt độ từ 39 – 40 độ C. Vậy điều gì đã khiến cho trẻ bị sốt về chiều đêm?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sốt cao về đêm, cụ thể:
Sốt không phải là bệnh mà là một trong những biểu hiện phổ biến của cơ thể. Vì thế dù ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng có thể bị sốt.
Theo các chuyên gia, trẻ càng nhỏ càng dễ bị sốt. Thế nhưng bố mẹ không cần phải quá lo lắng bởi hạ sốt cho trẻ thường dễ hơn nếu tìm ra nguyên nhân và xử lý nguyên nhân.
Thông thường, sốt ở nhiệt độ bình thường ( 38 – 40,5 độ C) không quá nguy hiểm và có thể khỏi dần sau 2, 3 ngày. Trong khi đó, nếu bé sốt cao về chiều và đêm trên 40,5 độ C thì vô cùng nguy hiểm bởi ngưỡng này rất dễ xảy ra co giật. Tuy nhiên ở nhiều trẻ có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, thậm chỉ chỉ cần sốt dưới 38 độ C là có nguy cơ gây co giật. Vì thế khi trẻ sốt cao về chiều và đêm, bố mẹ cần theo dõi bé liên tục nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Khi trẻ sốt, hãy giữ cho trẻ ở trong bộ quần áo thoải mái và giữ ấm. Chọn loại chất liệu nhẹ nhàng như cotton để tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Sử dụng quạt hoặc điều hòa không khí để làm mát phòng nằm. Môi trường thoải mái giúp trẻ dễ dàng nghỉ ngơi hơn.
Đảm bảo nước uống đủ
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giữ cho cơ thể được hydrat hóa. Nước cốt chanh hoặc nước lọc là những lựa chọn tốt.
Nếu bác sĩ đã đề xuất, sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho bé an toàn và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Luôn tuân theo liều lượng được đề xuất. Dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ cũng là một phương pháp phổ biến và an toàn khi được thực hiện đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thể tự đối phó với bệnh tình. Nếu trẻ muốn ngủ nhiều hơn, hãy cho phép.
Khi bé sốt cao về đêm, sẽ rất nguy hiểm nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
– Bé sốt cao khó hạ dù đã thực hiện các biện pháp như lau mát, uống thuốc hạ nhiệt, bổ sung nước….
– Xuất hiện triệu chứng nguy hiểm khác như bé thở khò khè, nôn ói, thở mệt, giật mình hoảng hốt, lạnh tay lạnh chân…
– Bé sốt cao 2 ngày liên tục hoặc sốt tái đi tái lại kéo dài hơn 1 tuần.
Với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi bị sốt về chiều và đêm, dù chưa xuất hiện các biểu hiện trên thì bố mẹ vẫn cần đi khám để tìm nguyên nhân, nhất là trẻ còn trong tháng mà bị sốt.
Để phòng tránh trường hợp trẻ sốt về chiều cũng như những bệnh lý truyền nhiễm khác, bố mẹ cần:
– Hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi hắt hơi.
– Mang theo dung dịch rửa tay cho bé nếu nơi sắp đi đến không có xà phòng và nước.
– Dạy bé cố gắng tránh dùng tay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt, vì đây là những cách chính mà vi rút và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
– Hướng dẫn bé che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi.
– Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tăng cường các dưỡng chất cho bé trong mỗi bữa cơm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa vì đây là thời điểm bé rất dễ bị bệnh nhất.
Trẻ bị sốt về đêm khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Hapacol 250 với 250mg paracetamol chính là giải pháp dành cho bố mẹ. Sản phẩm giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ nhanh chóng trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…
Nguồn tham khảo:
http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2090/nhung-luu-y-khi-tre-bi-sot.html
https://kidshealth.org/en/parents/fever.html