Cẩm Nang | Cách chữa đau đầu sau sinh không dùng thuốc hiệu quả

Cách chữa đau đầu sau sinh không dùng thuốc hiệu quả

Đau đầu sau sinh nói chung hay đau đầu sau sinh mổ nói riêng do nhiều nguyên nhân gây ra như thay đổi hormone, mất nước, thuốc gây tê và rối loạn giấc ngủ. Thông thường, bạn chỉ cần uống đủ nước, nghỉ ngơi và dùng thuốc kháng viêm để giảm bớt sự khó chịu.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu sau sinh kéo dài hơn 24 giờ, nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm bằng các biện pháp tại nhà, bạn cần đến gặp bác sĩ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu sau sinh mổ và cách điều trị, mời bạn tham khảo bài viết của Hapacol sau đây nhé.

1. Tại sao bạn bị đau đầu sau sinh mổ?

Đau đầu sau sinh mổ khiến các thai phụ mệt mỏi, khó chịu

Đau đầu sau sinh khiến các thai phụ mệt mỏi, khó chịu

Thực tế, đau đầu sau sinh mổ được chia thành hai nhóm chính:

  • Đau đầu nguyên phát, bao gồm đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu
  • Đau đầu thứ phát do một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra

Một số nguyên nhân gây đau đầu sau sinh nguyên phát

  • Bệnh sử cá nhân hoặc gia đình mắc đau nửa đầu
  • Thay đổi nồng độ hormone
  • Giảm cân do giảm nồng độ hormone
  • Căng thẳng
  • Thiếu ngủ
  • Mất nước
  • Phụ nữ sau sinh bị thiếu máu
  • Tâm trạng lo âu căng thẳng
  • Tác động từ gốc tự do
  • Các yếu tố môi trường khác

Nguyên nhân gây đau đầu sau sinh thứ phát

  • Tiền sản giật
  • Gây tê cục bộ
  • Huyết khối tĩnh mạch vỏ não
  • Một số loại thuốc
  • Viêm màng não

Cho con bú có phải là nguyên nhân gây đau đầu sau sinh?

Cho con bú không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau đầu sau sinh nhưng bạn có thể bị đau đầu khi cho con bú vì một vài lý do khác nhau:

  • Mức hormone dao động khi cho con bú
  • Bạn có thể bị kiệt sức vì lo lắng về việc cho con bú
  • Thiếu ngủ hoặc mất nước có thể gây ra căng thẳng hoặc đau nửa đầu.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bị đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng hơn khi cho con bú.

Các loại đau đầu sau sinh mổ

Đau đầu nguyên phát

– Đau đầu căng thẳng

Đau đầu căng thẳng là một tình trạng phổ biến và thường nhẹ. Bạn có thể đau ở một bên hoặc hai bên đầu.

Đau nhức sau sinh mổ khiến cho việc chăm sóc con cái khó khăn

Đau đầu khiến cho công việc chăm sóc con cái khó khăn và mệt mỏi hơn gấp trăm lần

Các cơn đau có thể kéo dài khoảng 30 phút hoặc duy trì trong vòng 1 tuần. Các yếu tố có thể gây đau đầu căng thẳng như thiếu ngủ, mất nước, áp lực…

– Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường gây ra các cơn đau nhói và dữ dội, xảy ra ở một bên đầu. Các triệu chứng đau nửa đầu bao gồm buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Cơn đau có thể khiến bạn không thể hoạt động trong vài giờ, thậm chí là vài ngày.

Theo các chuyên gia, cứ 4 phụ nữ sẽ có một người mắc chứng đau nửa đầu trong 2 tuần sau khi sinh con. Nguyên nhân có thể do nồng độ hormone trong cơ thể mẹ giảm sau khi sinh.

Tương tự như đau đầu căng thẳng, các yếu tố môi trường như thiếu ngủ, mất nước có thể gây ra đau nửa đầu.

Đau đầu thứ phát

– Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng rất nghiêm trọng có thể xảy ra trước hoặc sau khi sinh. Bệnh xảy ra khi bạn bị huyết áp cao và có thể có protein trong nước tiểu.

Tiền sản giật có thể dẫn đến co giật, hôn mê hoặc tử vong nếu không được điều trị.

Đau đầu do tiền sản giật thường nghiêm trọng và có thể:

  • Đau nhức từng đợt
  • Tồi tệ hơn với hoạt động thể chất
  • Xuất hiện ở hai bên đầu

Bạn cũng có thể có:

  • Huyết áp cao hoặc protein trong nước tiểu
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Đau bụng trên
  • Ít đi tiểu
  • Khó thở

Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm, cần phải được cấp cứu ngay.  Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mắc tiền sản giật.

– Đau đầu sau tổn thương chọc ngoài màng cứng

Đau đầu sau sinh mổ hoặc đau nhức sau sinh mổ là một trong số tác dụng phụ do việc thực hiện gây tê cục bộ trong khi sinh con.

Đau đầu sau tổn thương chọc ngoài màng cứng có thể xảy ra nếu việc gây tê ngoài màng cứng hoặc cột sống vô tình châm thủng màng cứng trước khi sinh.

Điều này có thể khiến bạn đau đầu dữ dội trong 72 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, đặc biệt là khi bạn đứng hoặc ngồi thẳng. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Cứng cổ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Thay đổi thị giác và thính giác

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bạn. Hầu hết các trường hợp có thể được giải quyết bằng các phương pháp điều trị bảo tồn trong vòng 24 – 48 giờ, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước
  • Dùng caffeine

Bác sĩ cũng có thể điều trị tình trạng đau đầu sau tổn thương chọc ngoài màng cứng bằng một phương pháp điều trị xâm lấn hơn, chẳng hạn như một bản vá màng cứng bằng máu tự thân.

Điều trị đau đầu sau sinh mổ

Điều trị dùng thuốc

Phương pháp điều trị đau đầu sau sinh mổ sẽ phụ thuộc vào loại đau đầu bạn mắc phải.

Cơn đau đầu nguyên phát

Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid không kê đơn, chẳng hạn như naproxen và ibuprofen, và thuốc giảm đau (như paracetamol) để điều trị đau đầu hoặc đau nhức sau sinh mổ.

Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì một số thuốc có thể truyền qua sữa mẹ (paracetamol).

Bạn cũng nói cho bác sĩ biết nếu đang dùng một loại thuốc trị đau đầu khác để chắc chắn thuốc có tương thích với việc cho con bú hay không.

Cơn đau đầu thứ phát

Nhức đầu thứ cấp phải luôn được bác sĩ điều trị và có thể cần điều trị mạnh hơn so với đau đầu nguyên phát. Bạn nên thảo luận về những rủi ro của phương pháp điều trị đau đầu thứ phát với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.

Các điều trị không dùng thuốc

Chườm ấm/lạnh

Chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau đầu cho phụ nữ sau sinh mổ vì khi chườm lạnh sử dụng nước mát có nhiệt độ thấp giúp thu hẹp mạch máu, giáp được áp lực đè lên các dây thần kinh, cải thiện cơn đau đầu rõ rệt. Ngược lại nếu chườm nóng sẽ giúp giản nở các cơ, các cơ được thư giản hơn nên tình trạng đau nhức cũng được cải thiện.

Do đó khi xuất hiện những cơn đau đầu, bạn có thể sử dụng phương pháp này lên vùng tráng hoặc sau gáy trong khoản 15 phút để giúp giảm bớt tình trạng đau đầu

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống khoa học là một phần quan trọng trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng giúp tăng sức để kháng cho mẹ bầu sau sinh. Bữa ăn của phụ nữ sau sinh phải da dạng các thành phần dinh dưỡng như đạm, đường, vitamin, khoáng chất, rau xanh, những chất giàu sắc như gan,…  Đam bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không được sử dụng các loại nước ngọt có ga đóng chai, thực phẩm chiến biến sẵn đóng hộp.

Ngủ đủ giấc

Mẹ bầu cũng cần phải có thời gian ngủ khoa học, nên ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày để có thể nghi ngơi, thư giản. Thỉnh thoảng cũng nên masage vùng cổ, đầu, sau gáy để máu lưu thông tốt hơn từ đó giảm được các cơn đau đầu bất chợt.

Tập thể dục nhẹ mỗi ngày

Mẹ bầu cũng nên tập những bài thể dục nhẹ vào mỗi buổi sớm như yoga, thiền để hít thở không khí trong lành vào buổi sáng giúp máu lưu thông tốt hơn, có tính thần thoải mái hơn, giảm stress. Phương pháp này cũng giúp giảm trình trạng đau đầu đáng kể.

Xem thêm: 5 cách bấm hiệu chữa đau đầu hiệu quả 

Phòng ngừa đau đầu sau sinh mổ

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa căng thẳng và đau nửa đầu là chăm sóc bản thân thật tốt. Dưới đây là một vài mẹo để phòng ngừa đau đầu nguyên phát:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống nhiều nước.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Cố gắng thư giãn để giảm căng thẳng, chẳng hạn như đi bộ, nghe nhạc, đọc sách.

Đau đầu sau sinh mổ có thể tự biến mất không?

Thực tế, cơn đau đầu sau sinh mổ sẽ biến mất trong vòng 6 tuần hoặc hơn vài tuần sau khi sinh em bé.

Thông thường, đau đầu sau sinh là do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Bạn có thể điều trị tại nhà hoặc nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ.

Đau đầu thứ phát là tình trạng nghiêm trọng hơn nên bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng hơn xảy ra.
Xem thêm: Đau đầu do thiếu ngủ: bạn phải làm sao?


Nguồn tham khảo:

What Causes Postpartum Headaches and How Are They Treated? https://www.healthline.com/health/pregnancy/postpartum-headaches#outlook

Benign and Serious Causes of Headaches After Pregnancy. https://www.verywellhealth.com/why-do-i-have-a-headache-after-childbirth-1719586

Các bài viết khác

Đâu là cách hạ sốt siêu vi hữu hiệu?

Hầu hết trường hợp, sốt siêu vi không có phương pháp chữa trị cụ thể. Vì vậy, những cách hạ sốt siêu...

10 nguyên nhân gây đau đầu mà ít người biết đến

Đau đầu và sốt là hai tình trạng thường đi chung với nhau và thường liên quan đến một số bệnh lý, chẳng...

Tại sao sổ mũi hoài không hết – chữa sổ mũi lâu ngày không khỏi

Người lớn, trẻ em hay khi bị chảy nước mũi thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc hô hấp. Vậy sổ...

Tìm hiểu cách chữa đau răng cho bà bầu

Đau răng là một vấn đề sức khỏe mà hầu hết phụ nữ mang thai đều có nguy cơ phải đối mặt....

16 lý do có thể khiến bạn thường xuyên nhức đầu, mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống của bạn? Bạn có bao giờ  tự hỏi vì sao...

Những điều có thể bạn chưa biết về tình trạng đau cơ

Đau cơ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết các trường hợp không gây nguy hại...