Cẩm Nang | Cẩm nang | Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em thường gặp phải các vấn đề sức khỏe, trong đó tiêu chảy là một trong những bệnh lý phổ biến và gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Việc chăm sóc và đặc biệt là chế độ ăn uống cho trẻ khi bị tiêu chảy đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Nhưng “trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?” là câu hỏi mà không phải bậc phụ huynh nào cũng có câu trả lời chính xác. Trong bài viết này Hapacol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm cần thiết và cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này.

Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Tùy vào độ tuổi của bé mà việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có sự khác biệt. Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên tăng thêm số cữ bú cho trẻ để tránh mất nước. Còn với trẻ đang trong quá trình ăn dặm, mẹ nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đảm bảo đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng cho bé. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (6-8 bữa/ngày). Chú ý mẹ nên nấu thức ăn mềm, lỏng để trẻ dễ tiêu cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn. Mẹ nhớ cho trẻ uống nước thường xuyên nhé! (1)

Tham khảo: Các cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy mẹ nên biết

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Gạo

Là nguồn tinh bột dồi dào giúp trẻ dễ tiêu hóa và được áp dụng rất phổ biến. Hơn nữa, gạo còn thúc đẩy tiêu hóa những thực phẩm khác tốt hơn trong bữa ăn của trẻ. Các mẹ có thể dùng gạo để nấu bột, nấu cháo, nấu cơm hoặc rang lên đun lấy nước uống bù dịch cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Thường khi trẻ bị tiêu chảy hay mệt mỏi, chán ăn. Để kích thích sự thèm ăn của trẻ, mẹ có thể làm bánh mì nướng bơ. Món ăn này cũng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé. Lượng chất xơ trong món này không quá nhiều, phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy.

Khoai tây

Trong khoai tây nhiều tinh bột, bên cạnh đó còn có một lượng lớn chất xơ hòa tan. Đây cũng là thực phẩm giàu kali và thân thiện với hệ đường ruột còn yếu của trẻ. Những món làm từ khoai tây cho bé dễ ăn là súp khoai tây, khoai tây nghiền, luộc…

Các loại thịt

Không chỉ tinh bột mà trẻ bị tiêu chảy cũng rất cần được bổ sung protein. Những thực phẩm giàu protein đó là thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò. Để bé dễ ăn, mẹ nên ninh nhừ hoặc luộc hấp thịt thay vì chiên rán.

Sữa chua

Sữa chua chứa các lợi khuẩn cho đường ruột, rất phù hợp cho những ai đang gặp chứng khó tiêu, đầy hơi cũng như tiêu chảy. Ngoài ra sữa chua còn cung cấp canxi, hỗ trợ cho bé phát triển thể chất.

Chuối

Là loại hoa quả nhiệt đới có quanh năm, chuối nổi tiếng chứa nguồn kali dồi dào giúp cung cấp điện giải cho trẻ bị tiêu chảy. Chuối còn có chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong ruột trẻ. Thêm một loại chất xơ khác là inulin với số lượng lớn trong quả chuối chính là một loại probiotic, công dụng giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích đường tiêu hóa.

Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Để hệ tiêu hóa được hồi phục nhanh chóng, một số thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của trẻ cần được hạn chế tối đa. Vậy không nên cho bé ăn gì?

Thực phẩm chiên xào

Các loại đồ ăn được chế biến nhiều dầu mỡ khá khó tiêu vì chứa nhiều chất béo. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tiêu chảy của bé kéo dài.

Đồ ngọt

Các loại đường có trong thực phẩm đi vào đại tràng có thể làm gián đoạn các vi khuẩn đường ruột hoạt động, làm tăng thẩm thấu nước khiến bé bị tiêu chảy nặng thêm.

Trẻ bị tiêu chảy cũng nên tránh chất làm ngọt nhân tạo. Vì một số có thể có tác dụng nhuận tràng. Bánh kẹo, mứt, siro, nước ngọt… không nên dùng trong thời gian trẻ bị tiêu chảy.

Ăn quá nhiều chất xơ

Bình thường, bổ sung chất xơ giúp giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế táo bón. Nhưng với trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên hạn chế chất xơ trong khẩu phần của bé.

Đồ uống có ga

Đồ uống có ga khiến dạ dày dễ bị đầy hơi, khó chịu, nhanh no nên sức ăn của trẻ sẽ kém hơn.

Thực phẩm sống

Những món ăn như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Ngoài ra, không cho trẻ uống nước chưa đun sôi vì có thể mang mầm bệnh gây tiêu chảy kéo dài.

Thực phẩm dễ kích thích đường ruột

Các loại thực phẩm sau đây dễ khiến trẻ bị tiêu chảy đó là: Hành tây, tỏi, thức ăn cay, đồ chế biến sẵn; thực phẩm gây đầy hơi trướng bụng như cải bắp, bông cải xanh, súp lơ, trái cây họ cam quýt… Nếu cơ địa trẻ không dung nạp lactose từ sữa, thì mẹ không nên cho bé ăn hoặc uống chế phẩm làm từ sữa.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm: Mẹo chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh tại nhà

Làm sao để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng tránh và xử lý đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy hiệu quả mà cha mẹ cần lưu ý: (2)

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

  • Đảm bảo thực phẩm được rửa sạch và nấu chín kỹ.
  • Sử dụng nước uống đã được đun sôi hoặc nước đóng chai đảm bảo.
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm sống hoặc chưa qua chế biến kỹ.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Duy trì vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là khu vực bếp và nhà vệ sinh.

Chăm sóc sức khỏe đường ruột

  • Bổ sung các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua để cải thiện sức khỏe đường ruột của trẻ.
  • Cân nhắc việc sử dụng các chế phẩm vi sinh dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng cân đối

  • Đảm bảo trẻ nhận đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn đa dạng và cân đối.
  • Tránh thức ăn quá cay, quá nóng hoặc chứa nhiều chất bảo quản.

Tiêm phòng đầy đủ

  • Tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ, đặc biệt là các vắc xin phòng chống bệnh liên quan đến đường ruột.

Bên cạnh đó dinh dưỡng của mẹ cũng rất quan trọng nếu đó là trẻ sơ sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này: Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?

Qua bài viết trên, hy vọng rằng cha mẹ đã có được những thông tin hữu ích và cụ thể về việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ khi bị tiêu chảy. Điều quan trọng nhất là luôn theo dõi sức khỏe và phản ứng của trẻ đối với các loại thực phẩm, đồng thời không ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần thiết. Một chế độ ăn uống cân đối, nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và trở lại với cuộc sống hàng ngày một cách khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

  1. https://kidshealth.org/en/parents/diarrhea.html 
  2. https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Diarrhea.aspx 
Các bài viết khác

Cảm cúm nên ăn gì? Top 10 món ăn giúp giải cảm hạ sốt nhanh

Có phải khi bị cảm cúm, bạn thường có thắc mắc người bị cảm cúm nên ăn gì và tránh ăn gì...

Cách dùng 4 loại thuốc hạ sốt cho trẻ em an toàn

Khi trẻ bị sốt, nhất là những trẻ đã từng có tiền sử bị sốt cao co giật, các bậc cha mẹ...

Cảm cúm là gì? 6 dấu hiệu cảm cúm dễ nhận biết

Cảm cúm rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh sẽ khiến bạn mệt mỏi...

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng là điều kiện cần thiết trong thời gian điều trị F0 tại nhà. Một chế độ dinh dưỡng...

Vì sao liều giảm đau hạ sốt 650mg paracetamol phù hợp với thể trạng người Việt trong thời đại mới?

Chuyên gia cho biết, thể trạng thấp bé của người Việt gần 2 thập kỷ trước phù hợp với liều giảm đau...

7 cách chữa đau răng do sâu răng hiệu quả

Một trong những tác hại của sâu răng là khiến men răng cũng như lớp ngà răng bị phá hủy, làm cho...