Cẩm Nang | ĐAU KHỚP TAY: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

ĐAU KHỚP TAY: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bàn tay được cấu tạo bởi nhiều xương, cơ và dây chằng khác nhau cho phép bạn sử dụng chúng một cách khéo léo và linh hoạt. Một trong những tổn thương có thể xảy ra ở bàn tay là đau khớp tay. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay, đau khớp cổ tay và đau nhức đầu ngón tay. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé.

1. Triệu chứng khi bị đau khớp tay 

Đau nhức mu bàn tay

Các triệu chứng thường gặp của tình trạng đau nhức mu bàn tay là:

  • Mu bàn tay bị sưng và đau trong thời gian dài, gây khó khăn trong việc cử động các ngón tay.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột và đau buốt.
  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm, người bệnh có cảm giác bị tê hoặc như bị kim châm, ngón tay cái yếu và khó cầm nắm các vật xung quanh.
  • Có một khối u nhẵn gần khớp cổ tay.
  • Vùng da mu bàn tay bị ngứa và phát ban.

Đau khớp cổ tay 

Một số dấu hiệu khi bạn bị đau khớp cổ tay là:

  • Không có khả nâng đồ vật hoặc sử dụng cánh tay.
  • Cổ tay bị đau vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi và cơn đau kéo dài trong nhiều ngày.
  • Không có khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong khớp.
  • Sưng hoặc bầm tím đáng kể xung quanh khớp cổ tay.
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt và da bị mẩn đỏ.
  • Cảm giác tê và ngứa ran ở cổ tay.
Triệu chứng đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay

Đau nhức đầu ngón tay 

Khi bị đau nhức đầu ngón tay, bạn sẽ thường trải qua các triệu chứng như:

  • Đầu ngón tay bị đau, sưng và bầm tím. Ngón tay khó cử động hoặc khó cầm nắm bất cứ thứ gì.
  • Gốc ngón tay cũng có thể bị đau và sưng khiến bạn khó cử động ngón tay.
  • Bạn không thể duỗi thẳng đầu ngón tay, và điều này thường xảy ra sau khi bạn cầm một vật gì đó.
  • Cơn đau xuất hiện khi bạn di chuyển các ngón tay.
  • Đau khi thời tiết lạnh hoặc khi bạn căng thẳng, đôi khi da bạn cũng bị đổi màu. 

2. Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp tay 

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay. Việc sử dụng lặp đi lặp lại và căng cổ tay có thể khiến các gân bị kích thích và dày lên, khiến không gian trong ống cổ tay bị thu hẹp lại. Hội chứng ống cổ tay có thể khiến cơn đau lan từ cổ tay sang mu bàn tay của bạn.

Viêm gân

Việc vận động bàn tay và cổ tay quá sức có thể khiến gân bị kích ứng, gây ra tình trạng viêm đau được gọi là viêm gân. Viêm gân sẽ khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay và đau nhức đầu ngón tay.

Viêm khớp

Viêm khớp là một tình trạng viêm làm mòn sụn trong khớp của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay và cổ tay của bạn, khiến bạn bị đau nhức mu bàn tay, đau nhức khớp ngón tay và đau khớp cổ tay.

Bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp tay. Đặc trưng của căn bệnh này là một cơn đau dữ dội và tấy đỏ ở các khớp bị ảnh hưởng, có thể bao gồm đau khớp cổ tay, đau nhức khớp ngón tay và đau nhức mu bàn tay.

Chấn thương

Khi bạn ngã hoặc bị té xe khi tham gia giao thông, bàn tay của bạn có thể sẽ bị một số chấn thương gây đau nhức mu bàn tay, đau khớp cổ tay và đau nhức đầu ngón tay.

3. Các phương pháp điều trị đau khớp tay 

  • Nghỉ ngơi:

Cách điều trị đầu tiên đối với các tình trạng đau khớp tay là cho khớp nghỉ ngơi để làm giảm viêm và sưng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải thận trọng khi cho khớp nghỉ ngơi vì không cử động trong thời gian dài có thể gây cứng khớp.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không steroid, hay NSAID, là một loại thuốc giảm đau rất phổ biến, có thể giúp bạn đối phó với các cơn đau nhức mu bàn tay, đau khớp cổ tay, đau nhức đầu ngón tay… Trên thị trường hiện nay, Hapacol là nhãn hiệu thuốc uy tín được nhiều người tin dùng với các dòng sản phẩm giảm đau như Hapacol 650, Hapacol Blue…. Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe.

Thuốc Hapacol 650

Hapacol 650 giảm đau hiệu quả

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh là một phương pháp giảm đau khớp tay hiệu quả, đặc biệt là đau do vận động nhiều. Bạn có thể đặt túi đá lên cổ tay hoặc mu bàn tay trong 20 phút và sau mỗi 3-4 giờ trong hai ngày đầu tiên. Cần lưu ý rằng việc kéo dài thời gian chườm lạnh sẽ không giúp giảm đau nhanh hơn mà còn có thể gây tổn thương cho các mô.

  • Tập vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập để kéo căng và tăng cường các cơ, làm giảm căng thẳng trên các khớp ở bàn tay và cổ tay, từ đó làm giảm đau nhức mu bàn tay và đau khớp cổ tay.

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/hand-pain

https://holland-pt.com/five-causes-of-pain-in-the-back-of-the-hand/

Các bài viết khác

5 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ

Có nhiều phương pháp điều trị đau xương khớp tại nhà như: tập thể dục, chườm nóng và chườm lạnh, massage, tinh bột nghệ...

SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Sốt cao và tiêu chảy khá phổ biến ở người lớn. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường khó chịu, mệt...

BÉ SƠ SINH BỊ HO LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ VÀ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bé sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Dựa theo các dấu hiệu mà bố mẹ có thể biết được đây...

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH CHĂM SÓC

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng đi ngoài bất thường, kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt… Nếu biết...

CÚM A: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHUẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cúm là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cúm A là một trong bốn loại virus cúm, có...

4 cách xử lý hiệu quả và an toàn khi trẻ sơ sinh bị ho

Mặc dù trẻ sơ sinh bị ho là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng phân biệt được đâu là...