Cẩm Nang | BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ cần phân biệt đâu là sốt siêu vi so với sốt do các nguyên nhân khác. Vậy nguyên nhân sốt siêu vi là gì? Có phải sốt cao mất vị giác hay không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Sốt siêu vi ở trẻ là gì?

Sốt siêu vi là một tình trạng khi cơ thể của trẻ em tăng nhiệt độ cao hơn bình thường do nhiễm các loại virus gây bệnh. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ và thường xảy ra trong mùa đông hoặc mùa xuân.

Có nhiều loại virus có thể gây sốt siêu vi ở trẻ em, bao gồm virus cúm, virus viêm phổi, virus RSV (gây bệnh viêm phổi cấp tính ở trẻ em), và nhiều loại virus khác. Sốt siêu vi thường được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với đường hô hấp hoặc qua các giọt bắn nước bọt khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Xem thêm: Có bao nhiêu loại sốt thường gặp ở trẻ và cách xử trí như thế nào?

Nguyên nhân gây sốt siêu vi

Sốt siêu vi ở trẻ em hay còn gọi là sốt virus. Nguyên nhân đến từ sự xâm nhập của các loại virus thông qua đường hô hấp. Một số loại virus gây sốt siêu vi phổ biến như: Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm, Adenovirus…

Thời điểm trẻ dễ bị sốt siêu vi nhất là lúc tiết trời giao mùa, nắng mưa thất thường, nóng lạnh đột ngột, lúc này virus dễ phát tán và lây nhiễm nhất. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, có thể điều trị tại nhà nếu bố mẹ biết áp dụng hạ sốt đúng cách.

Thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi ở trẻ hay xảy ra vào thời tiết giao mùa

Những triệu chứng của sốt siêu vi nhìn bên ngoài khá giống với các loại bệnh phổ biến khác. Đặc trưng là sẽ có dấu hiệu trẻ bị sốt nhẹ hoặc vừa, sau đó có thể tăng lên từ 38 – 39 độ C hoặc thậm chí trẻ sốt 40 độ C. Những triệu chứng khác kèm như: chảy nước mũi, nước mắt, đau đầu, đau họng… Trẻ mệt mỏi, liên tục quấy khóc, chán ăn…

Sốt cao mất vị giác là triệu chứng không quá phổ biến ở sốt siêu vi, nhưng đây là triệu chứng khá đặc trưng khi cơ thể bị nhiễm COVID-19.

Nếu không được hạ sốt kịp thời, bệnh kéo dài càng dễ chuyển đến giai đoạn toàn phát. Lúc này, trẻ sẽ sốt rất cao, có thể xảy ra biến chứng rối loạn điện giải hoặc sốt cao co giật. Các triệu chứng của sốt siêu vi diễn ra như thế nào?

  • Sốt: Trẻ em sốt 38 độ trở lên, sốt cao liên tục trong 2-3 ngày.
  • Hội chứng viêm long đường hô hấp: Những ngày đầu khi phát sốt trẻ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhưng càng về sau dịch mũi đặc lại, làm nghẹt mũi, thở khò khè hoặc khó thở, có thể chuyển viêm amidan.
  • Trẻ sốt nôn hoặc trớ: Virus nếu tồn tại trong hệ tiêu hóa, gây cản trở hoạt động của dạ dày và ruột, do đó thức ăn bị đẩy ra ngoài. Trẻ lúc này biếng ăn, quấy khóc, nôn sau khi ăn xong.
  • Phát ban toàn thân: Những nốt phát ban đỏ hoặc những nốt ban chìm thường mọc ở cổ, bụng, lưng hoặc cánh tay của trẻ.
  • Ho, viêm họng, viêm amidan: Xuất hiện trong những ngày đầu phát bệnh và kéo dài đến khi khỏi hoàn toàn. Vì đau họng nên trẻ sẽ khó ăn, từ đó không muốn ăn…
  • Co giật: Sốt cao lên đến 39 độ C trẻ sẽ dễ dẫn tới hiện tượng sốt co giật.

Bật mí những cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ hiệu quả

Cách điều trị phổ biến và hiệu quả hiện nay đó là giảm ảnh hưởng của các triệu chứng do sốt gây ra ở trẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ để có thể chống lại virus.

Bù nước

Khi trẻ bị sốt, cơ thể mất nước nhanh chóng, do đó, việc bù nước là rất quan trọng. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước, nước ép hoặc nước trái cây để duy trì sự cân bằng nước cơ thể. Nếu trẻ không muốn uống nhiều nước, bạn có thể thử cho trẻ sử dụng nước hoa quả đóng chai hoặc sử dụng nước muối sinh lý để giúp cung cấp các chất điện giải cần thiết.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi là một yếu tố quan trọng để giúp cơ thể trẻ hồi phục nhanh chóng. Hãy đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đủ giấc và không phải tham gia vào các hoạt động quá mệt mỏi trong thời gian bị sốt siêu vi.

Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn

Nếu sốt của trẻ cao và gây khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, hãy luôn tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tìm hiểu kỹ về cách sử dụng an toàn cho trẻ em. Nếu có bất kỳ điều kiện hay lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như thuốc hạ sốt Hapacol và cho uống cách nhau 4 – 6 giờ.

Sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Bố mẹ có thể dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ

Trên đây là cách nhận biết các triệu chứng của sốt siêu vi. Tuy không có hiện tượng sốt cao mất vị giác hay có nhiều triệu chứng nguy hiểm đến trẻ, thế nhưng bố mẹ lúc nào cũng nên cẩn thận theo dõi tình hình diễn biến sức khỏe của trẻ để có cách xử lý nhanh chóng và an toàn nhất.

Các bài viết khác

HO NHIỀU KHI SỐT LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ?

Ho sốt là triệu chứng của một số bệnh thường gặp về đường hô hấp, nhưng không phải ai cũng có thể...

Trẻ bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ em sốt cao liên tục

Bài viết dưới đây Hapacol sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc: “nên làm gì khi trẻ bị...

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Nhiều bố mẹ cho rằng khi bị sốt phát ban, trẻ cần được kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… mới nhanh hết...

Những thực phẩm nên bổ sung cho bé mùa nóng

Mùa hè nắng nóng, tốt nhất nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ. Hạn chế...

Chuyên gia bày cách ứng phó với tình huống giãn cách xã hội kéo dài

Dantri.com.vn - TS.BS Phạm Lê Duy đưa ra những tư vấn hữu ích để những ngày ở nhà giãn cách xã hội...

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà tỉ lệ là 70% là khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không theo dõi...