Cẩm Nang | CÁC DẤU HIỆU KHÁC CỦA SỐT Ở TRẺ CẢNH BÁO SỰ NGHIÊM TRỌNG

CÁC DẤU HIỆU KHÁC CỦA SỐT Ở TRẺ CẢNH BÁO SỰ NGHIÊM TRỌNG

Mặc dù các bậc cha mẹ thường lo lắng khi trẻ bị sốt cao, nhưng sốt cao không hẳn cho thấy nguyên nhân nghiêm trọng như thế nào. Một số bệnh nhẹ gây sốt cao, trong khi một số bệnh nặng chỉ gây sốt nhẹ. Các triệu chứng khác đi kèm với sốt sẽ cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh rõ rệt hơn nhiều so với nhiệt độ.

Sốt là bao nhiêu độ ở trẻ nhỏ?

Nhiệt độ cơ thể bình thường khác nhau ở mỗi trẻ và trong suốt cả ngày (thường cao nhất vào buổi chiều). Bình thường trẻ mẫu giáo sẽ có thân nhiệt cao hơn và trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi có thân nhiệt cao nhất. Tuy nhiên, đối với câu hỏi sốt là bao nhiêu độ, hầu hết các bác sĩ đều xác định sốt là khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên.

Dấu hiệu khác của sốt cảnh báo trẻ đang trong tình trạng nghiêm trọng

Một số triệu chứng khác của sốt sẽ cảnh báo những tình trạng đáng lo ngại, bao gồm:

  • Bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
  • Trẻ lờ đờ, mệt mỏi hoặc bơ phờ.
  • Ngoại hình xanh xao.
  • Khó thở.
  • Xuất huyết ở da dưới dạng các chấm nhỏ màu tím đỏ (chấm xuất huyết) hoặc đốm (ban xuất huyết).
  • Tình trạng khóc liên tục ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
  • Nhức đầu, cứng cổ, rối loạn tâm thần ở trẻ lớn hơn.
Sốt ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu khác của sốt cho thấy trẻ đang trong tình trạng nghiêm trọng

Khi trẻ bị sốt nhưng có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào nêu trên hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi không có dấu hiệu cảnh báo trên nên được bác sĩ khám nếu trẻ em sốt 39 độ C trở lên, nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên rõ ràng (tức là trẻ đang hắt hơi và chảy nước mũi), hoặc nếu trẻ sốt liên tục hơn 5 ngày.

Đối với trẻ em trên 3 tuổi không có dấu hiệu cảnh báo, việc đến gặp bác sĩ để khám sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của trẻ. Những trẻ có các triệu chứng về nhiễm trùng đường hô hấp trên nhưng có biểu hiện tốt thì có thể không cần kiểm tra thêm. Trẻ em trên 3 tuổi bị sốt kéo dài hơn 5 ngày nên được đưa đi khám.

Làm gì khi trẻ bị sốt?

Cách xử lý khi trẻ sốt cao là câu hỏi lớn của nhiều bậc phụ huynh khi con mình bị sốt. Các cách điều trị chung khi trẻ bị sốt là:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm.
  • Cho trẻ tắm trong bồn nước ấm (chỉ mát hơn nhiệt độ của trẻ một chút).
  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé. Các loại thuốc này có thể làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách giúp hạ nhiệt độ xuống. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt em bé không có tác dụng đối với tình trạng nhiễm trùng hoặc các chứng rối loạn khác gây sốt. Thông thường, các loại thuốc hạ sốt em bé được sử dụng là: Paracetamol (Hapacol), Ibuprofen – qua đường uống. Bạn cần cho trẻ uống theo liều lượng khuyến cáo được ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Làm gì khi trẻ bị sốt?

Thuốc hạ sốt em bé của Hapacol

Phòng ngừa sốt ở trẻ em

  • Dạy trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đám đông hoặc ở gần người bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ lưỡng, phủ xà phòng lên cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay và rửa sạch hoàn toàn dưới vòi nước.
  • Mang theo nước rửa tay khi không có xà phòng và nước.
  • Dạy trẻ tránh chạm vào mũi, miệng hoặc mắt, vì đây là những cách chính mà virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây nhiễm trùng.
  • Che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Ngoài ra, hãy quay lưng lại với người khác khi ho hoặc hắt hơi để tránh truyền vi trùng sang họ.
  • Dặn trẻ tránh dùng chung cốc, chai nước và các đồ dùng khác với người khác.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn sốt là bao nhiêu độ, các dấu hiệu khác của sốt đáng quan ngại, làm gì khi trẻ sốt cao và cách phòng ngừa sốt cho trẻ rồi nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/symptoms-in-infants-and-children/fever-in-infants-and-children

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/symptoms-causes/syc-20352759

 

Các bài viết khác

Tìm hiểu về bệnh đau khớp vai và các biện pháp phòng ngừa

Bệnh đau khớp vai là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của...

Nguyên nhân bị đau cổ chân và các phương pháp điều trị

Đau cổ chân có lẽ không phải tình trạng hiếm gặp trên thực tế nữ. Những cơn đau là cảnh báo về...

ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ KHI BỊ SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy sốt...

NHẬN BIẾT SỐT VIRUS VÀ SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết và sốt virus rất dễ bị nhầm lẫn vì có một số điểm giống nhau. Xác định đúng bệnh...

Cách chữa đau đầu khi mang thai cho bà bầu an toàn

Đau đầu khi mang thai là một tình trạng phổ biến, có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Cơn đau đầu có...

Đau đầu kéo dài là gì? Thường xuyên bị đau đầu nhiều ngày có nguy hiểm không?

Thông thường, triệu chứng nhức đầu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường...