Cẩm Nang | TRẺ BỊ SỐT CAO VÀ NÔN, MẸ NÊN LÀM GÌ?

TRẺ BỊ SỐT CAO VÀ NÔN, MẸ NÊN LÀM GÌ?

Sốt cao nôn ở trẻ em là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi hai triệu chứng này kết hợp với nhau có thể khiến bố mẹ cực kỳ lo lắng. Vậy, những bệnh nào sẽ khiến trẻ nhỏ sốt cao và nôn cùng lúc? Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý về cách xử trí cho từng tình huống cụ thể: tình huống nào có thể chăm sóc trẻ nhỏ tại nhà và tình huống nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Tại sao trẻ vừa sốt cao và buồn nôn?

Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn có thể làm đau đầu, buồn nôn, sốt nhẹ, đau bụng và chuột rút, tiêu chảy chán ăn, suy nhược thể trạng. Độc tố có thể làm ảnh hưởng làm cho mất nước từ đó dẫn đến đau đầu.

Trẻ sẽ khỏe hơn trong một vài ngày, không cần bất kỳ điều trị nào. Nhưng cần dùng thêm kháng sinh cho một số loại thực phẩm vi khuẩn.

Cần cung cấp đủ nước cho trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều, một số loại ngộ độc thực phẩm, như E.coili, salmonella, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Một trong những cách tốt để ngăn chặn đau đầu, lạnh người do ngộ độc thực phẩm là rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi làm thức ăn.

Viêm đường hô hấp

Nếu trẻ vô tình tiếp xúc với những người đang mắc bệnh viêm họng, viêm phôi, viêm mũi… sau đó dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Đây là trạng thái cấp tính nên xác định nhiệt độ của trẻ.

Nếu như trẻ có tiền sử về bệnh phổi bẩm sinh thì đến bệnh viện ngay để khám và xác định mức độ bệnh, điều trị tốt nhất cho trẻ.

Viêm màng não do virus, vi khuẩn

Triệu chứng bắt đầu từ 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh, xuất hiện từ từ và thường xuyên xảy ra cảm lạnh, tiêu chảy hoặc bị nhiễm trùng khác. Bệnh viêm màng não sẽ biến mất sau 5-14 ngày, thời gian này cần uống nhiều nước và thuốc giảm đau không kê đơn cần được điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng về sau.

Viêm não

Viêm não xảy ra khi não, tủy sống, màng bao quanh chúng bị viêm. Điều này có thể đe dọa tính mạng của trẻ, nên quan trọng hơn hết phải đến bệnh viện ngay lặp tức. Nhiễm trùng não có thể gây buồn ngủ, sốt, đau đầu, cứng khớp, buồn nôn, lú lẫn, nhạy cảm với ánh sáng, mất ý thức và hôn mê. Trẻ sơ sinh có thể cáu kỉnh, quấy khóc, ngủ gà và bỏ bú.

Nhiễm độc chì

Chì làm hỏng hết tất cả các bộ phận của cơ thể, gây ra vấn đề như giảm IQ, làm chậm sự tăng trưởng của cơ thể. Trẻ nhỏ có nguy cơ ngộ độc chì hơn người lớn. Ngộ độc chì có những triệu chứng đau đầu buồn nôn gồm:

  • Sụt cân, miệng có vị kim loại
  • Mệt mỏi, khó chịu, chán ăn
  • Táo bón, da nhợt nhạt.
  • Khó ngủ, đau quặn bụng hoặc thiếu máu
  • Co giật hoặc hôn mê

Triệu chứng của những bệnh gì khi sốt cao nôn ở trẻ em cùng lúc?

  • Trẻ bị sốt và nôn nhiều, kèm theo hiện tượng tiêu chảy: Đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh đường ruột như là: tiêu chảy cấp do Rota virus, nhiễm khuẩn đường ruột, vi rút, kí sinh trùng, viêm dạ dày do vi khuẩn và ngộ độc thức ăn nhẹ.
  • Trẻ bị sốt và nôn, kèm theo hiện tượng đau đầu: Đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng não.
  • Trẻ bị sốt và nôn, kèm đau bụng liên tục: Bé bị sốt kèm theo hiện tượng nôn và đau bụng liên tục có thể nghi ngờ là do bệnh viêm ruột thừa.
Bình tĩnh để nắm bắt các biểu hiện khi trẻ sốt cao và nôn

Bé nhỏ quấy khóc càng lúc càng nhiều, hay sốt và nôn tăng dần theo thời gian, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế

Xem thêm: 10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Cách xử lý khi sốt cao nôn ở trẻ em 

Đầu tiên, khi trẻ bị ốm, ba mẹ chắc rằng sẽ rất lo lắng. Tuy nhiên, trong những tình huống này, sự bình tĩnh là điều đầu tiên ba mẹ cần ghi nhớ. Hãy bình tĩnh để nắm bắt các biểu hiện khác mà trẻ có khi sốt cao và nôn. Chẳng hạn: 

– Trường hợp bị các bệnh liên quan đến não, trẻ lớn thường có biểu hiện như là cứng cổ, đau đầu, choáng váng, mất phương hướng, dễ bị kích động. Trong khi đó, trẻ sơ sinh không có biểu hiện rõ ràng mà thường có thể là quấy khóc và gào thét dữ dội. 

– Trường hợp bị bệnh viêm ruột thừa, trẻ đã lớn thì sẽ bị đau nhẹ, sau đó mức độ đau tăng lên, đau liên tục, cơn đau tập trung gần khu vực xương chậu bên phải.  Trẻ dưới 2 tuổi bệnh thường khó phát hiện hơn vì không có triệu chứng điển hình. Bố mẹ có thể nghi ngờ khi trẻ có những biểu hiện sau: cơ thể bị sốt, đau bụng kèm theo việc nôn ói, hay quấy khóc, gương mặt của trẻ lờ đờ, xanh xao. Không chỉ vậy, trẻ còn có thể bị chướng bụng, đầy hơi. Những cơn đầu đầu tiên ở trẻ nhỏ thường là cơn đau ở quanh rốn, vùng thượng vị, rồi mới lan ra sang cả ở hố chậu phải.

Thứ hai, ba mẹ luôn cần đặc biệt lưu ý khi có đồng thời cả hai triệu chứng sốt cao nôn ở trẻ em vì thông thường đây đều là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm hơn. Đừng vội vàng tự cho bé dùng thuốc để cố gắng giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Việc này sẽ cản trở việc phát hiện tình trạng bệnh diễn tiến nhanh đột ngột. 

Thứ ba, ngay khi tình trạng bệnh ngày càng chuyển biến xấu, chẳng hạn bé nhỏ quấy khóc càng lúc càng dữ dội, hay tình trạng sốt và nôn tăng dần theo thời gian, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có những xét nghiệm phù hợp, phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: 7 cách hạ sốt nhanh cho trẻ hiệu quả mẹ nào cũng nên biết

Những biểu hiện nào đi kèm với tình trạng sốt cao nôn ở trẻ em cần đến bệnh viện ngay lập tức? 

Tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ có thể diễn tiến xấu rất nhanh. Do đó, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có những triệu chứng kèm theo tình trạng sốt cao, sốt rất cao.

– Trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, sốt nhiều ngày liên tục hoặc trẻ sốt 39 độ C.

– Trong chất nôn của trẻ có những màu bất thường

– Trẻ sơ sinh nôn ói nhiều, không bú, bỏ bú

– Liên tục nôn ói trong nhiều giờ, nôn trớ không ngừng, cứ ăn là nôn

– Khô miệng, không đi tiểu trong 6 đến 8 giờ với trẻ em đã lớn hay không ướt tã ở trẻ nhỏ trong khoảng 4 -6 tiếng.

– Ôm bụng, kêu đau bụng nhiều

– Phân có máu

– Liên tục quấy khóc, khóc nhiều hoặc nằm li bì không tỉnh táo

Nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu sốt cao, sốt rất cao và nôn

Bố mẹ cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ khi trẻ sốt

Trên đây là những thông tin cần lưu ý khi sốt cao nôn ở trẻ em cùng lúc. Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C thì mẹ cần biết nhắc dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như thuốc hạ sốt Hapacol, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol nhiều lần trong ngày và cách nhau 4 giờ. Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. 

Hy vọng bài viết có thể giúp bộ mẹ vững tâm hơn trên hành trình chăm sóc con. Bố mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết khác liên quan đến các triệu chứng bệnh và sốt trên website của chúng tôi.

Xem thêm: Cách xử lý trẻ bị sốt cao hữu ích dành cho mẹ

Các bài viết khác

NHẬN BIẾT SỐT VIRUS VÀ SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết và sốt virus rất dễ bị nhầm lẫn vì có một số điểm giống nhau. Xác định đúng bệnh...

Cách chữa đau đầu khi mang thai cho bà bầu an toàn

Đau đầu khi mang thai là một tình trạng phổ biến, có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Cơn đau đầu có...

Đau đầu kéo dài là gì? Thường xuyên bị đau đầu nhiều ngày có nguy hiểm không?

Thông thường, triệu chứng nhức đầu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường...

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mô hôi hiệu quả

Cảm lạnh thường xuất hiện với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, và đau họng. Vậy cách chữa cảm lạnh...

Cúm B là bệnh gì? Những thông tin quan trọng về Cúm B

Cúm B thường xuất hiện rộng rãi trong giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông xuân. Bệnh này có thể dễ...

Nguyên nhân và cách chữa trị đau rát họng có đờm

Đau rát họng có đờm là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nguyên nhân thường...