Sốt đau họng tuy rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu về các triệu chứng cũng như cách khắc phục nếu không may gặp phải. Nhận biết như thế nào? Xử lý ra sao khi bị sốt đau họng? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Khi bị sốt đau họng, cơ thể sẽ biểu hiện 2 dấu hiệu đặc trưng nhất đó là:
Ngoài ra người bệnh sẽ có cảm thấy chán ăn, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nhiều, khó ngủ…
Tình trạng sốt đau họng thông thường có thể tự chữa khỏi trong vòng 3-4 ngày nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và được điều trị đúng cách. Thế nhưng nếu để tình trạng sốt cao kéo dài có thể dẫn tới các biểu hiện nguy hiểm như:
Trong trường hợp người bệnh được áp dụng nhiều biện pháp hạ nhiệt tại nhà nhưng tình trạng sốt cao đau họng vẫn không thuyên giảm, cần được đưa đến trung tâm y tế nhanh chóng.
Xem thêm: Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống
Khi bạn bị sốt cao đau họng, điều này cho thấy cơ thể đã bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân thường do virus và vi khuẩn, môi trường sống và cảm cúm.
Trong đó những loại virus và vi khuẩn gây bệnh gồm: virus cúm, sởi…; các loại vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu.
Thay đổi môi trường, thời tiết cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh. Thời tiết nóng lạnh thất thường, bụi bẩn từ khu công nghiệp, từ xe cộ hay khói thuốc lá, rơm rạ, bếp than cũng là tác nhân tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể.
Khi gặp phải hiện tượng viêm họng sốt cao cùng lúc, người bệnh cần chườm khăn mát để hạ thân nhiệt. Liên tục uống nhiều nước trong ngày để làm mát cơ thể và bù lại lượng nước đã mất đi. Người bệnh nên thường xuyên uống nước ấm để làm dịu cơn đau ở cổ họng, làm loãng dịch đờm và chống khô niêm mạc cổ họng.
Người bệnh cần chú ý khi thấy những bất thường xảy ra như: sốt cao nhiều ngày không giảm, chóng mặt, nôn mửa liên tục… Sau khi thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên môn tai – mũi – họng, một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt thường được chỉ định như: paracetamol, aspirin… Nhìn chung, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà liều lượng dùng sẽ được cân nhắc phù hợp đối với từng loại thuốc.
Ngoài ra, để giảm các triệu chứng sốt cao đau họng, người bệnh cũng cần kết hợp vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối ấm; bỏ thói quen hút thuốc hay tránh xa môi trường nhiều khói thuốc, bụi bẩn; giữ ấm cơ thể và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.
Xem thêm: Đau họng nên uống gì? 7 thức uống trị rát cổ họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Đối với người bị sốt đau họng nhẹ, bạn có thể không sử dụng để điều trị mà sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau đâu cũng có khả năng phục hồi.
Xem thêm: 7 cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà, an toàn, hiệu quả
Sốt đau họng dễ mắc phải nếu chúng ta không có biện pháp phòng tránh bệnh hợp lý. Thực hiện những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn không gặp lại căn bệnh khó chịu này nữa.
– Tập thói quen uống nước ấm, chia nhỏ nhiều lần trong ngày. Không uống nước đá thường xuyên vì dễ gây tổn thương cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
– Hàng ngày súc miệng bằng nước muối sinh lý; nước muối có tác dụng khử khuẩn hiệu quả. Giữ không gian bên trong khoang miệng luôn được sạch sẽ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
– Không lạm dụng rượu bia, các đồ uống có cồn hay chất kích thích gây hại, đặc biệt là thuốc lá.
– Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bị viêm họng, hay những người có bệnh về đường hô hấp.
– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với người bị sốt viêm họng.
– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu có vấn đề bất thường xảy ra trong khoang miệng và vùng họng.
Nhận biết và xử lý các triệu chứng sốt cao viêm họng không hề phức tạp. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng phổ biến này và có cách tự bảo vệ mình, nâng cao sức đề kháng trong thời điểm dịch bệnh nhé!
Xem thêm: Cách chữa trị đau họng tại nhà đơn giản an toàn