Cẩm Nang | Tinh dầu có thể giảm bớt triệu chứng sốt hiệu quả không?

Tinh dầu có thể giảm bớt triệu chứng sốt hiệu quả không?

Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật. Theo nghiên cứu, một số loại tinh dầu có đặc tính chữa trị một số triệu chứng bệnh. Một số loại tinh dầu thậm chí giúp hạ sốt. Chúng có thể giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng – các nguyên nhân khiến bạn sốt.

Tuy nhiên, tinh dầu không thể chữa khỏi sốt hoặc điều trị nhiễm trùng. Để điều trị thích hợp, bạn có thể cần dùng thuốc hạ sốt (như paracetamol) hoặc kháng sinh.

Các triệu chứng sốt

Bạn có thể bị sốt nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 37°C. Các triệu chứng khác của sốt bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Rùng mình
  • Đỏ da hoặc đỏ bừng
  • Đổ mồ hôi
  • Đau nhức
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Mất nước
  • Yếu
  • Mệt mỏi

Những loại tinh dầu có thể giúp hạ sốt

Tinh dầu quế

Năm 2013, các chuyên gia đã nghiên cứu các thảo dược như quế, đinh hương, bạch đậu khấu, thì là và đưa ra kết luận quế có khả năng chống vi khuẩn tốt nhất.

tinh dầu quế hạ sốt

Quế có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và chống lại vi khuẩn

Theo một nghiên cứu năm 2019, tinh dầu quế có đặc tính gây tê, chống oxy hóa và sát trùng, hiệu quả trong việc chống lại sốt, vi khuẩn salmonella và các tình trạng nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, tinh dầu quế có chứa một số chất kháng sinh tự nhiên, giúp chống lại một số chủng vi khuẩn mà các thuốc kháng sinh khó “xử lý”. Tinh dầu quế còn được dùng ở dạng xịt để phòng ngừa vi trùng lây lan qua không khí.

Tinh dầu gừng

Gừng từ xưa đến nay là một gia vị rất quen thuộc của người Việt. Bên cạnh đó, gừng còn có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe. Loại thực phẩm này sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bảo vệ dạ dày, ruột.

tinh dầu gừng hạ sốt

Tinh dầu gừng có khả năng nổi bật ở hoạt động giảm đau trong một thời gian nhất định

Theo các chuyên gia, gừng cũng có công dụng hạ sốt và nhiễm trùng trong cơ thể vì có các hợp chất chống viêm.

Sốt và nhiễm trùng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Do đó, bạn có thể thoa tinh dầu gừng pha loãng lên cơ thể và massage để hạ sốt cũng như giảm các triệu khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau đầu.

Xem thêm: Sốt Cao Mất Vị Giác: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Bạc hà

Tinh dầu bạc hà có chứa menthol – một thành phần phổ biến trong các thuốc trị ho. Tinh dầu bạc hà có thể giúp làm mát da và cơ thể khi bạn bị sốt.

tinh dầu bạc hà hạ sốt

Bạc hà là loại thảo dược chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Khi hít tinh dầu bạc hà pha loãng, hơi ấm từ tinh dầu sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi, do đó sẽ giúp hạ sốt.

Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn giúp giảm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên dùng tinh dầu bạc hà cho người lớn vì nó có thể khiến trẻ em gặp các vấn đề về hô hấp.

Tràm trà

Theo các nghiên cứu, tinh dầu tràm trà có hàm lượng chất khử trùng và kháng khuẩn cao có thể giúp giảm nhiễm trùng gây ra sốt. Loại tinh dầu này cũng có thể hoạt động tốt như một chất khử trùng để giúp tiêu diệt virus trong không khí hoặc virus bám trên đồ dùng trong nhà.

tràm trà trị sốt

Dầu tràm trà có hiệu quả như một chất kháng khuẩn, chống virus và chống viêm

Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để hạ sốt bằng cách mát xa tinh dầu ở ngực và lòng bàn chân. Bạn cũng có thể sử dụng máy xông tinh dầu tràm trà để khử trùng phòng ở khỏi các loại virus có thể kéo dài cơn sốt.

Khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có các chất chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau, do đó giúp hạ sốt. Ngoài ra, tinh dầu khuynh diệp có khả năng làm dịu hệ hô hấp, giúp bạn dễ thở hơn nếu bị nghẹt mũi. Thông thường, mọi người kết hợp tinh dầu bạc hà và tinh dầu oải hương để giảm sốt.

dầu khuynh diệp hạ sốt

Khuynh diệp giúp giảm đau, thúc đẩy thư giãn và giảm các triệu chứng sốt do cảm lạnh

Ở trẻ em, bạn có thể dùng một chiếc khăn đã ngâm nước có tinh dầu khuynh diệp và tinh dầu oải hương để chườm lên trán con.

Khi khăn khô, bạn lại ngâm vào hỗn hợp nước tinh dầu này và tiếp tục chườm cho trẻ. Thực hiện 3 lần mỗi ngày cho đến khi con khỏe hơn.

Một điều bạn cần lưu ý là không dùng tinh dầu khuynh diệp cho trẻ dưới 10 tuổi vì mùi hương nồng của nó sẽ làm trẻ khó chịu.

Oải hương

Các nhà khoa học đã phát hiện oải hương có thành phần làm dịu, do đó thường được sử dụng trong các loại trà và thuốc. Nếu kết hợp với tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu oải hương có thể giúp người bệnh thư giãn và bình tĩnh.

tinh dầu oải hương hạ sốt

Tinh dầu hoa oải hương được cho là có tính chất sát trùng và chống viêm

Ngoài ra, loại tinh dầu này còn giúp giảm viêm khớp, cơ và các cơn đau do tình trạng sưng gây ra.

Nếu sử dụng tinh dầu oải hương cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể kết hợp 3 giọt tinh dầu oải hương với 3 giọt tinh dầu chanh vào khoảng 30ml dầu nền (Carrier oil). Việc sử dụng dầu nền giúp làm loãng tinh dầu để không gây ngứa cho trẻ.

Thoa hỗn hợp này vào cột sống và chân của trẻ. Bạn vẫn có thể thoa hỗn hợp này ở các khu vực khác nhưng đừng cho trẻ chạm vào. Nếu trẻ vô tình đưa hỗn hợp này chà vào mắt, con sẽ bị ngứa.

Tinh dầu hương trầm

Từ rất lâu, hương trầm đã được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh, chẳng hạn như giúp hạ sốt ở trẻ em do có thành phần giảm đau và chống viêm. Ngoài ra, tinh dầu trầm hương không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng.

tinh dầu hương trầm trị sốt

Hương thơm trầm hương giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu

Sử dụng tinh dầu để hạ sốt như thế nào?

Cách sử dụng tinh dầu

Bạn không nên sử dụng tinh dầu để bôi trực tiếp trên da mà hãy pha loãng nó với dầu nền. Bạn cũng không nên uống hoặc thoa tinh dầu gần mắt vì có thể gây kích ứng.

Chỉ sử dụng các loại tinh dầu theo hướng dẫn trên nhãn. Một số cách dùng tinh dầu bạn có thể áp dụng như sau:

  • Nhỏ tinh dầu vào gối trước khi bạn ngủ
  • Dùng máy xông tinh dầu
  • Cho tinh dầu vào bồn tắm trước khi tắm
  • Sử dụng tinh dầu pha loãng để massage
  • Xông hơi mặt bằng tinh dầu pha loãng

Dùng tinh dầu để hạ sốt cho trẻ em

Tinh dầu có chứa các hoạt tính mạnh, do đó bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng. Đặc biệt, không được để trẻ uống tinh dầu.

Một số loại tinh dầu có thể gây thay đổi hormone trong cơ thể, chẳng hạn như dùng tinh dầu oải hương và tràm trà quá nhiều có thể gây tăng sinh mô vú ở các bé trai.

Xem thêm: Trẻ sốt không hạ ba mẹ phải làm sao?

Tác dụng phụ và thận trọng khi dùng tinh dầu

Thực tế, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem tinh dầu có giúp ngăn chặn các triệu chứng bệnh và sốt trong cơ thể hay không. Các chuyên gia vẫn chưa rõ liều lượng an toàn hoặc thời gian sử dụng tinh dầu để có hiệu quả.

Ngoài ra, tinh dầu còn có thể gây tác động xấu đến người dùng, bao gồm phản ứng dị ứng ở da.

Sử dụng tinh dầu có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, luôn thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ làn da của bạn nhé.

Một lưu ý khác là tinh dầu cũng có thể tương tác với các loại thuốc kê toa và không kê đơn khác. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ về việc bạn đang dùng tinh dầu nhằm tránh những hậu quả không mong muốn.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Sốt có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Do đó, những người có hệ miễn dịch yếu cần được điều trị ngay lập tức.

Sốt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Sốt rất cao có thể gây co giật ở trẻ nhỏ.

Đến gặp bác sĩ nếu:

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống và sốt trên 38°C
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi và sốt trên 38,8°C
  • Trẻ dưới 17 tuổi và sốt trên 38,8°C trong hơn 3 ngày
  • Bạn sốt cao hơn 39,4°C
  • Bạn bị sốt kèm với đau dữ dội ở bất cứ đâu trong cơ thể, khó thở hoặc cứng cổ

Có thể bạn quan tâm:

10 nguyên tắc cần nhớ khi trẻ bị sốt


Nguồn tham khảo:

10 Best Essential Oils for Fever Reduction. https://naturallymademom.com/essential-oils-for-fever-reduction

Can Essential Oils Treat the Symptoms of a Fever? https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-fever#when-to-seek-help

Các bài viết khác

Liệu thuốc cảm cúm có đem lại hiệu quả như mong đợi?

Thuốc tri cảm cúm được nhiều người sử dụng để giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh cảm cúm . Thế nhưng các...

Chữa cảm lạnh không dùng thuốc có hiệu quả như mong đợi?

Ngày nay, bạn có rất nhiều lựa chọn cho việc chữa cảm lạnh, bao gồm cả dùng thuốc hoặc không dùng thuốc....

Hắt hơi sổ mũi ở mẹ bầu: làm sao mới an toàn?

Bởi sức đề kháng yếu, mẹ bầu có thể dễ dàng bị hắt hơi sổ mũi. Nhằm đảm bảo an toàn cho...

“1000 câu hỏi” về cảm lạnh và lời giải đáp

Cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm virus ở mũi và cổ họng (đường hô hấp trên). Có rất nhiều loại...

Đâu là cách hạ sốt siêu vi hữu hiệu?

Hầu hết trường hợp, sốt siêu vi không có phương pháp chữa trị cụ thể. Vì vậy, những cách hạ sốt siêu...

10 nguyên nhân gây đau đầu mà ít người biết đến

Đau đầu và sốt là hai tình trạng thường đi chung với nhau và thường liên quan đến một số bệnh lý, chẳng...