Cẩm Nang | SỐT SIÊU VI Ở NGƯỜI LỚN: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CAN THIỆP TẠI NHÀ

SỐT SIÊU VI Ở NGƯỜI LỚN: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CAN THIỆP TẠI NHÀ

Bối cảnh thời tiết nắng mưa thất thường là thời điểm những bệnh về đường hô hấp tăng mạnh. Ở người lớn, khi hệ miễn dịch suy giảm là lúc các virus tấn công, gây sốt siêu vi. Vậy triệu chứng sốt siêu vi là gì? Sốt cao mất vị giác có phải là sốt siêu vi không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng sốt siêu vi ở người lớn

Khi bị sốt virus, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiệu nhiều dấu hiệu đặc trưng. Tuy không nghiêm trọng, thế nhưng người bệnh không được chủ quan mà không chăm sóc bản thân. Đặc biệt khi thân nhiệt tăng, sốt cao sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể bản thân người bệnh trở thành nguồn lẫy nhiễm rất cao vì virus có trong dịch tiết cơ thể khi ho, chảy nước mũi… Dưới đây là những triệu chứng điển hình khi bị sốt siêu vi (sốt virus).

Sốt cao đến rất cao

Đầu tiên, người bệnh thường chỉ bị sốt nhẹ, nhưng sau đó thân nhiệt sẽ tăng lên dần đều từ cao đến rất cao, vào khoảng 39 – 41 độ C. Sốt cao nếu không được hạ đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Sử dụng thuốc hạ sốt chính là biện pháp điều trị thường được áp dụng tại nhà.

Sốt siêu vi làm người bệnh mệt mỏi, kiệt sức

Sốt siêu vi khiến thân nhiệt tăng cao, toàn thân mệt mỏi

Mệt mỏi trong người

Hệ miễn dịch bị virus tấn công làm cản trở hoạt động của nhiều cơ quan, khiến cơ thể người bệnh thường rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, khó chịu. Đây chính là điểm khác nhau giữa sốt siêu vi và cảm sốt thông thường.

Đau mắt

Người bệnh bị sốt virus thường cảm thấy nóng rát ở mắt, mỏi mắt, một vài trường hợp nặng hơn có thể bị đau trong nhãn cầu, mắt bị đỏ rất khó chịu.

Nhức toàn thân

Triệu chứng đau nhức toàn thân lẫn sốt cao khiến người bệnh không thể làm việc, học tập, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cả người rệu rã, mệt lử chỉ muốn nằm một chỗ, đó là dấu hiệu đặc trưng của sốt siêu vi ở người lớn.

Nhức đầu

Đây được xem là triệu chứng đi kèm với sốt và nhức mỏi toàn thân.  Để giảm tình trạng này, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, có thể dùng thuốc điều trị.

Ngạt mũi

Virus lây bệnh qua đường hô hấp thường tác động mạnh mẽ lên cơ quan tai mũi họng, rõ nhất là sổ mũi, nghẹt mũi, dịch mũi bị tắc ở khoang mũi sẽ dẫn tới tình trạng khó thở. Ngoài ra cổ họng luôn có cảm giác vướng víu, ngứa gây ho liên tục.

Phát ban

Thông thường sau khi sốt 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu bị phát ban, tức nổi mẩn đỏ li ti toàn thân. Nguyên nhân của trình trạng này là do cơ thể sốt cao kéo dài, từ đó gây ra các phản ứng lên da.

Nổi hạch

Khi cơ thể bị virus tấn công, dẫn đến xuất hiện hạch ở cổ, đầu. Lúc này người bệnh có thể cảm nhận hạch nổi rõ bằng việc sờ trực tiếp bằng tay.

Có nhiều loại virus gây hiện tượng sốt cao, thế nhưng không phải sốt cao mất vị giác là do sốt siêu vi. Mất vị giác, khứu giác được xem là biểu hiện đặc trưng khi bị nhiễm COVID-19.  Chúng ta cần nhớ và phân biệt rõ triệu chứng sốt siêu vi để có thể xác định đúng bệnh, đúng nguyên nhân từ đó có cách điều trị phù hợp.

Bên cạnh triệu chứng thì nhiều người cũng quan tâm liệu sốt siêu vi có lây không? Chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết tình trạng đó qua bài viết này: Sốt siêu vi có lây không? Sốt siêu vi nguy hiểm như thế nào?

Điều trị sốt siêu vi ở người lớn

Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi ở người lớn đều không quá nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 5 – 7 ngày, cao nhất là 10 ngày, nếu có cách điều trị hợp lý cùng chế độ chăm sóc đúng cách tại nhà. Làm gì khi bị sốt siêu vi?

Bổ sung nước

Khi nhiệt độ cơ thể tăng do sốt, dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Để hạn chế điều này, người bệnh cần tăng cường bổ sung nước uống khi có dấu hiệu sốt. Ngoài nước lọc, nước ép trái cây giàu vitamin C cũng được khuyến khích nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Sốt được xem là phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu lại mối nguy hại xâm nhập từ bên ngoài. Việc cần làm là người bệnh dành thời gian để nghỉ ngơi hồi sức. Ngay cả khi không thể nằm dài cả ngày trên giường thì cũng không nên tránh hoạt động thể chất nhiều. Ngoài việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên làm việc quá sức khi cơ thể vẫn còn đang rất mệt mỏi.

Sử dụng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như thuốc hạ sốt Hapacol

Những loại thuốc hạ sốt mua không kê đơn chính là cách dễ dàng nhất để kiểm soát cơn sốt tại nhà như thuốc hạ sốt Hapacol. Ngoài việc tạm thời hạ nhiệt độ cơ thể, các thuốc này cũng giúp bạn giảm bớt những triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, ngạt mũi…

Một số thuốc hạ sốt không kê đơn phổ biến bao gồm: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen.

Dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt siêu vi

Sử dụng thuốc hạ sốt khi bị sốt siêu vi

Người bệnh nên nhớ, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn thì bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Dưới đây là một vài khuyến cáo khi sử dụng thuốc:

Aspirin không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Thuốc này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.

Không được dùng quá liều hơn liều được đề xuất trong nhãn thuốc. Nếu không, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như chảy máu dạ dày, tổn thương gan hoặc có vấn đề về thận.

Người bệnh nên ghi lại thời gian đã uống thuốc để đảm bảo không sử dụng quá liều trong vòng 24 giờ.

Để biết thêm những thông tin về thuốc điều trị sốt siêu vi thì mời bạn đọc qua bài viết này: Sốt siêu vi uống thuốc gì để nhanh khỏi

Tóm lại, để có cách điều trị đúng, người bệnh cần phân biệt những triệu chứng đặc trưng như sốt cao mất vị giác, mất khứu giác, đau họng, khó thở do nhiễm COVID-19 hay sốt cao phát ban do sốt siêu vi. Bên cạnh đó, khi bị sốt cần đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận khi ra ngoài để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Nguồn tham khảo:

https://medlatec.vn/tin-tuc/nam-long-8-dau-hieu-dien-hinh-cua-sot-virus-o-nguoi-lon-s195-n19920

Các bài viết khác

Trẻ Em Sốt Cao Co Giật Có Ảnh Hưởng Gì Không? | Hapacol

Sốt là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường biến mất sau vài ngày điều trị. Nhưng nếu tình trạng...

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN UỐNG THUỐC HẠ SỐT GIẢM ĐAU SAU KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19?

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bạn nên...

Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Sau Khi Tiêm Vắc Xin? | Hapacol

Tiêm vắc xin hiện là cách hiệu quả nhất trong việc bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của...

Bé ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách trị ho hiệu quả

Khi tiết trời trở lạnh, bố mẹ hay thấy trẻ bị ho về đêm, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt...

CÁC THÓI QUEN TAI HẠI KHIẾN BẠN BỊ ĐAU NHỨC 1 BÊN VAI TRÁI

Đau nhức 1 bên vai trái có thể là kết quả của một chấn thương trong quá trình tập thể hình, nhưng...

TÌM HIỂU CÁC BỆNH LÝ VỀ ĐAU NHỨC MU BÀN TAY VÀ ĐẦU NGÓN TAY

Bàn tay và bàn chân của con người là một cấu trúc phức tạp và tinh tế. Các cơ và khớp ở...