Alo Bác Sĩ | Lời khuyên bác sĩ | 10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

10 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là bệnh mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những viêm nhiễm. Đa phần sốt không kèm các triệu chứng khác không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc bé để bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt hơn.

Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Khi bé bị sốt không cần dùng kháng sinh, kể cả khi bé bị sốt cao 38-39 độ C. Thông thường bé chỉ cần uống thuốc hạ sốt cho bé có thành phần paracetamol. Chỉ định và liều lượng cần phải có sự tham khảo bác sĩ chuyên môn. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bé bị sốt siêu vi, sốt do vi khuẩn gây nên.

Nếu tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tăng nguy cơ kháng thuốc, có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn nếu cho bé sử dụng không đúng liều, hoặc thậm chí có  thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Pha thuốc hạ sốt vào sữa được không?

Vậy mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt như thế nào? Thuốc hạ sốt pha với sữa được không? Có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa? Câu trả lời là không có được pha thuốc hạ sốt vào sữa vì thuốc có thể phản ứng với các thành phần của sữa dẫn tới tình trạng thuốc không phát huy được hết tác dụng của nó và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Nếu trẻ không chịu uống thuốc với nước lọc, có thể pha thuốc với nước trái cây hoặc nước rau củ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên cho trẻ uống sữa cách xa thời gian uống thuốc hạ sốt ít nhất 30 phút. Điều này sẽ giúp đảm bảo thuốc hạ sốt được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể trước khi sữa được tiêu hóa. Nếu trẻ uống sữa ngay sau khi uống thuốc hạ sốt, sữa có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, khiến thuốc không phát huy được tác dụng như mong muốn.

Pha thuốc hạ sốt vào sữa được không?

Pha thuốc hạ sốt vào sữa được không?

Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bố mẹ cần phải biết

Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Khi trẻ bị sốt, tăng cường cho bé ăn nhiều trái cây tươi, nước ép hoa quả, thực phẩm mềm, loãng để bé dễ tiêu và tăng sức đề kháng của bé. Đặc biệt khi trẻ sốt sẽ bị mất nước, nên cho bé ăn nhiều trái cây tươi sẽ bổ sung và ngăn chặn sự mất nước của bé khi bị sốt. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được nước ép trái cây, nên cho bé uống nhiều sữa để tránh bị mất nước.

Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Nếu con bị nôn mửa và tiêu chảy

Trường hợp bé bị sốt kèm theo triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, cho bé uống thật nhiều nước. Ngoài ra uống nước bù điện giải, nước muối loãng cũng giúp bé không bị mất nước do tiêu chảy. Một số trường hợp, bé cứ uống thuốc là bị nôn ra, nhưng mẹ lưu ý tuyệt đối không có được pha thuốc hạ sốt với sữa vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ sốt.

cho bé uống thật nhiều nước

cho bé uống thật nhiều nước

Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn của bé

Để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch, khi bé sốt mẹ có thể cho bé ăn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn.

Xem thêm: Trẻ Bị Sốt Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất mẹ có thể áp dụng là dùng khăn mềm ấm đắp trên trán trẻ, hoặc lau khăn ở những vùng như cổ, nách, bẹn.

Chú ý số lần tiểu tiện của bé

Nếu bé không tiểu tiện trong vòng 5-6 giờ, mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc nước bù điện giải vì bé đang bị mất nước.

Lưu ý sau khi bé bị nôn

Sau khi bé bị nôn, tuyệt đối không cho bé uống nước hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác. Chờ ít nhất 30 phút mới cho bé ăn.

Theo dõi các triệu chứng khác

Nếu bé chỉ sốt và vẫn ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ không biết cách xử lý trẻ bị sốt và nôn hoặc bé sốt quá 3 ngày, kết hợp tiêu chảy và nôn 5-6 lần/ ngày, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Bé sẽ được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

Bình tĩnh

Trong mọi trường hợp, người mẹ luôn cần bình tĩnh để biết nên làm gì khi trẻ bị sốt, phán đoán và xử lý tình huống nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Cách hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Các lời khuyên khác

Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn

Paracetamol(hay còn gọi là acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ, được sử dụng trong hầu hết...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cách sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao, co giật, nôn trớ

Làm cha mẹ, chúng ta hầu như ai cũng phải thường xuyên đối mặt với những cơn sốt của trẻ,...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Viêm họng đỏ là gì? Cách điều trị viêm họng đỏ hiệu quả

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng và sưng huyết đỏ. Người mắc viêm họng...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

10 lời khuyên khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho bé

Tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Làm sao để trị ê buốt răng sau sinh?

Trị ê buốt răng sau sinh luôn là điều được nhiều người làm mẹ quan tâm. Cơn đau răng có...

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh