Cẩm Nang | Chữa cảm lạnh không dùng thuốc có hiệu quả như mong đợi?

Chữa cảm lạnh không dùng thuốc có hiệu quả như mong đợi?

Ngày nay, bạn có rất nhiều lựa chọn cho việc chữa cảm lạnh, bao gồm cả dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Tuy nhiên, thực tế theo như Hapacol, không phải phương pháp nào cũng hiệu quả. 

Mỗi người chúng ta đều đã từng trải qua tình trạng cảm lạnh ít nhất một lần. Vấn đề này không quá nghiêm trọng, nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu vô cùng. Do đó, không ít người tìm kiếm những biện pháp chữa cảm lạnh hữu hiệu.

Để nắm rõ cách thoát khỏi cơn cảm lạnh, trước tiên bạn cần tìm hiểu về căn bệnh này.

Dấu hiệu của cảm lạnh

Đau họng và sổ mũi thường là hai dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Sau đó, cơ thể bạn sẽ tiếp tục biểu hiện những triệu chứng cảm lạnh khác, ví dụ như:

Phần lớn trường hợp, người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số tình huống hy hữu, cảm lạnh có nguy cơ tiến triển thành vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm viêm phế quản hoặc viêm phổi. Các tình trạng này thường xuất hiện ở những người có:

  • Hệ miễn dịch kém
  • Các vấn đề liên quan đến hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn

Để phòng ngừa cảm lạnh, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên tập một số thói quen tốt như:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch
  • Không đưa tay chạm vào mặt, mắt, miệng
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Nguyên nhân cảm lạnh thông thường bắt nguồn từ nhiều chủng virus hô hấp. Trong số đó, phổ biến nhất vẫn là chủng rhinovirus. Loại vi sinh vật này không chỉ có khả năng kích thích cơn hen suyễn mà còn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai.

Một số chủng virus khác cũng đóng vai trò là nguyên nhân cảm lạnh gồm:

  • Virus hợp bào hô hấp
  • Adenovirus
  • Coronavirus
  • Metapneumovirus
  • Virus parainfluenza

Người bị cảm lạnh uống thuốc gì?

một số loại thuốc không kê đơn trị cảm lạnh

Sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để trị cảm lạnh

Để mau chóng đẩy lui cơn cảm lạnh, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ một số loại thuốc trị cảm, chẳng hạn như:

1. Một số loại thuốc giảm đau

Theo các chuyên gia, không phải ai cũng có thể dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào để chữa cảm lạnh. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bé chỉ có thể dùng paracetamol. Trẻ lớn hơn có thể dùng thêm ibuprofen. Ngoài hai đối tượng trên, người trưởng thành còn có thể sử dụng aspirin.

Một vấn đề đặc biệt bạn cần lưu ý là trẻ dưới 18 tuổi không được phép tự ý dùng aspirin nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Điều này là do mối liên hệ giữa aspirin và hội chứng Reye, một tình trạng sức khỏe hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Thuốc không kê đơn

Đối với người trưởng thành và trẻ em từ 5 tuổi trở lên, thuốc thông mũi không kê đơn, thuốc kháng histamine có thể giúp giảm bớt triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng phòng ngừa căn bệnh này hoặc rút ngắn thời gian phát bệnh. Đồng thời, hầu hết thuốc không kê đơn đều kèm theo tác dụng phụ.

Do đó, việc lạm dụng thuốc không kê đơn để chữa cảm lạnh có nguy cơ khiến sức khỏe của bạn chịu thêm thương tổn. Các chuyên gia luôn khuyến nghị mọi người nên tham vấn bác sĩ trước khi dùng và không để người thân trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ, sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Các mẹo chữa cảm lạnh tại nhà có thật sự hiệu nghiệm?

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa có phương pháp chữa cảm lạnh theo tiêu chuẩn y tế. Những biện pháp hiện tại chủ yếu điều trị triệu chứng cảm lạnh.

Vì cảm lạnh rất quen thuộc với mọi người nên cách chữa trị cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên, liệu tất cả liệu pháp đều đem lại kết quả như mong đợi?

Những cách chữa cảm lạnh tự nhiên và hiệu quả

Cảm lạnh có thể kéo dài khoảng 1 – 2 tuần và đi kèm với nhiều dấu hiệu khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải “chịu khổ” trong giai đoạn này. Ngoài sử dụng thuốc, các phương pháp dưới đây cũng có khả năng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, bao gồm:

1. Duy trì lượng chất lượng nước trong cơ thể

bổ sung nước liên tục

Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là một cách phòng chống cũng như làm nhẹ cảm lạnh hiệu quả

Nước trong cơ thể bạn có thể hao hụt đáng kể trong suốt quá trình cảm lạnh. Vì vậy, một trong những cách chữa cảm lạnh hiệu quả nhất là bổ sung nước liên tục. Bạn có thể làm tăng thêm mực chất lỏng trong người bằng cách:

  • Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc hoặc nước ép trái cây
  • Ăn các món dạng lỏng như canh, súp, cháo…

Ngoài ra, chanh mật ong không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mất nước mà còn hỗ trợ làm thuyên giảm tình trạng tắc nghẽn ở hệ hô hấp.

Bạn cũng cần tránh uống rượu, cà phê, soda hoặc các thức uống tương tự. Chúng có nguy cơ khiến tình trạng mất nước trở nên tệ hơn.

2. Nghỉ ngơi nhiều

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức khi bị cảm

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức khi bị cảm

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể, bạn nên tránh hoạt động nhiều trong khoảng thời gian này. Theo bác sĩ, tất cả những gì bạn cần làm là thả lỏng cơ thể cũng như tâm trí.

  Tập thể dục khi cảm lạnh: nên hay không nên

3. Xoa dịu cổ họng

Mỗi người bị cảm lạnh đều trải qua cảm giác đau họng khó tả. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể pha dung dịch nước muối để súc miệng, gồm 1/4 – 1/2 muỗng cà phê muối hòa tan trong 200ml nước ấm. Tuy nhiên, biện pháp chữa cảm lạnh này không được khuyến khích dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì chúng dường như chưa biết làm thế nào để súc miệng đúng cách.

Ngoài ra, bạn còn có thể thử dùng thuốc xịt trị viêm họng, viên ngậm hoặc kẹo cứng. Tương tự biện pháp trên, trẻ từ 6 tuổi trở xuống không nên dùng viên ngậm hoặc kẹo cứng, do hai loại này có thể khiến chúng mắc nghẹn.

4. Trị nghẹt mũi

Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi không kê đơn có thể giúp bạn thoát khỏi tình huống khó thở do nghẹt mũi. Đối với trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyến nghị bố mẹ nên nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) vào một bên mũi, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút hết đờm trong mũi của bé ra ngoài. Thuốc xịt mũi chỉ có thể dùng ở trẻ lớn hơn.

5. Tăng thêm độ ẩm cho không khí

Máy phun sương hoặc máy tăng độ ẩm không khí có thể bổ sung độ ẩm trong phòng bạn. Điều  này giúp bạn giảm bớt tình trạng nghẹt mũi.

Những nhận định sai về cách chữa cảm lạnh

Mọi người thường truyền tai nhau nhiều biện pháp điều trị cảm lạnh nhưng lại không biết một số trong đó sẽ không có hiệu quả như mong đợi, ví dụ như:

1. Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, trong khi nguyên nhân cảm lạnh lại xuất phát từ virus. Do đó, bạn đừng yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh hay tự ý dùng liều kháng sinh đang có sẵn. Việc dùng kháng sinh để chữa cảm lạnh hoàn toàn không giúp bạn mau chóng khỏe hơn. Ngược lại, chúng còn có nguy cơ khiến sức khỏe của bạn tệ hơn. Mặt khác, lạm dụng kháng sinh còn tạo điều kiện tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn.

2. Tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc không kê đơn

Thuốc cảm và ho không kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn dự tính cho trẻ dùng.

  Những biến chứng cảm lạnh bạn cần biết

Một số biện pháp vẫn đang gây tranh cãi

Hiện nay, một số phương pháp cách chữa cảm lạnh vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học, bao gồm:

1. Sử dụng vitamin C

Thực tế, theo nhiều nhà nghiên cứu, vitamin C không thể giúp bạn ngăn chặn cảm lạnh. Tuy nhiên, bổ sung đầy đủ loại vitamin này trước khi triệu chứng cảm lạnh xuất hiện có thể rút ngắn thời gian bệnh diễn ra.

Mặt khác, vitamin C còn có thể mang lại lợi ích cho những người có nguy cơ cao bị cảm lạnh.

2. Dùng thảo dược Echinacea

thảo dược Echinacea

Vẫn còn mốt số tranh luận đối với một vài biện pháp chữa trị cảm lạnh

Hiện nay, kết quả nghiên cứu về khả năng ngăn chặn hoặc rút ngắn thời gian cảm lạnh của thảo dược Echinacea vẫn chưa rõ ràng. Một số thí nghiệm cho thấy loại thảo dược này không hữu dụng.

Một số khác lại thể hiện mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian xuất hiện của triệu chứng cảm lạnh trong giai đoạn đầu có chuyển biến tích cực, sau khi người bệnh dùng Echinacea. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa nói lên được điều gì vì các loại Echinacea khác nhau khi áp dụng trong những nghiên cứu trên hoàn toàn có khả năng cho ra kết quả khác nhau.

Echinacea dường như có hiệu quả nhất nếu được sử dụng khi:

  • Bạn nhận thấy các triệu chứng cảm lạnh.
  • Bạn tiếp tục dùng trong vòng 7 – 10 ngày.

Thêm vào đó, dù thảo dược Echinacea có thể xem là an toàn cho người trưởng thành, nhưng nó vẫn có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc. Nếu bạn muốn dùng Echinacea để chữa cảm lạnh, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước.

3. Bổ sung kẽm cho cơ thể

Kể từ cuộc nghiên cứu vào năm 1984 cho thấy khả năng của kẽm đối phó với cảm lạnh, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc có nên bổ sung kẽm khi bị cảm lạnh hay không. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa có kết luận chính thức nào về vấn đề này.

Một số nghiên cứu cho thấy viêm ngậm hoặc siro chứa kẽm có thể làm giảm thời gian cơn cảm lạnh phát tác trong một ngày. Đặc biệt, điều này càng hiệu quả nếu bạn dùng chúng trong vòng 24 giờ kể từ lúc cơ thể bộc lộ triệu chứng cảm lạnh đầu tiên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng kẽm vẫn có khả năng gây tác dụng phụ có hại đối với sức khỏe. Do đó, đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn có ý định áp dụng biện pháp này.

Xem thêm: 

Viêm xoang trán: dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bí kíp trị cảm lạnh hiệu quả ngay lập tức

“1000 câu hỏi” về cảm lạnh và lời giải đáp

Nguồn tham khảo:

Cold remedies: What works, what doesn’t, what can’t hurt. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403.

Common cold. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/symptoms-causes/syc-20351605.

Common Colds: Protect Yourself and Others. https://www.cdc.gov/features/rhinoviruses/index.html.

Các bài viết khác

Phòng ngừa trẻ nhỏ bị cảm cúm, bố mẹ nên làm gì?

Người lớn bị cảm cúm đã mệt, trẻ nhỏ bị bệnh lại còn mệt hơn. Ngoài ra, trẻ bị cảm cúm sẽ...

Liệu thuốc cảm cúm có đem lại hiệu quả như mong đợi?

Thuốc tri cảm cúm được nhiều người sử dụng để giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh cảm cúm . Thế nhưng các...

Những cách trị cảm cúm hắt hơi sổ mũi không thể bỏ qua

Hắt hơi sổ mũi là một tình trạng cực kỳ phổ biến, nhiều người cảm thấy khó chịu nhất là trẻ nhỏ....

Hắt hơi sổ mũi ở mẹ bầu: làm sao mới an toàn?

Bởi sức đề kháng yếu, mẹ bầu có thể dễ dàng bị hắt hơi sổ mũi. Nhằm đảm bảo an toàn cho...

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa...

Tinh dầu có thể giảm bớt triệu chứng sốt hiệu quả không?

Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật. Theo nghiên cứu, một số loại tinh dầu có đặc tính chữa trị một...