Cẩm Nang | Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh?

Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh?

Cảm lạnh có thể khiến bạn khó chịu trong nhiều ngày và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến những biến cố không mong muốn. Do đó, để ngăn chặn trường hợp này, chuyên gia Hapacol khuyên mỗi người nên có biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ngay từ đầu.

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến do virus gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên. Một số người còn gọi cảm lạnh là viêm mũi họng cấp tính. 

Cảm lạnh là một vấn đề truyền nhiễm nên khả năng lây lan của bệnh rất cao. Thông thường, quá trình lây nhiễm sẽ bắt đầu 1 – 2 ngày trước khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện và kéo dài cho đến khi chúng biến mất.

Do chủng vi sinh vật gây cảm lạnh có đến hơn 200 loại, cơ thể bạn không thể tạo sức đề kháng cho tất cả chúng. Đây cũng chính là lý do vì sao cảm lạnh có thể thường xuyên tái phát liên tục ở một người.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, trung bình mỗi năm, người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2 – 3 lần, trong khi số lần trẻ nhỏ mắc bệnh có nguy cơ lên đến con số 12. 

Ngoài ra, nếu không được điều trị hiệu quả hay kéo dài quá lâu, cảm lạnh có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như viêm phế quản cấp tính hoặc thậm chí là viêm phổi. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, mọi người thường chủ trương phòng ngừa cảm lạnh ngay từ đầu.

  Những biến chứng cảm lạnh bạn cần biết

Vậy, bạn đã biết gì về tình trạng này cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả?

2. Những dấu hiệu bị cảm lạnh

Phần lớn trường hợp, các triệu chứng cảm lạnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 2 – 3 ngày, thường bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Ho
  • Chất nhầy (đờm) chảy xuống cổ 
  • Chảy nước mắt
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao (mặc dù hầu hết trường hợp, người bị cảm lạnh sẽ không sốt)
cảm lạnh xuất hiện ở nhiều môi trường

Triệu chứng của cảm lạnh trở nặng sau khoảng thời gian ủ bệnh

Sau khi virus xâm nhập vào mũi và xoang, chất nhầy ở nơi đây sẽ được sản sinh nhằm rửa trôi “dị vật”. Sau khoảng 48 giờ, chất nhầy có thể chuyển sang màu trắng, vàng hoặc xanh. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường nên bạn không cần dùng kháng sinh để loại bỏ virus. 

Bên cạnh đó, không phải ai bị cảm lạnh đều có triệu chứng. Theo thống kê từ các chuyên gia, khoảng 1/4 người bệnh không bộc lộ bất kỳ dấu hiệu cảm lạnh đặc trưng nào. 

3. Nguyên nhân cảm lạnh bắt nguồn từ đâu?

Virus gây cảm lạnh gồm nhiều chủng loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là rhinovirus với tỷ lệ “góp mặt” chiếm hơn 50% trường hợp. Chủng vi sinh vật này còn có thể kích thích cơn hen suyễn, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhiễm trùng xoang và tai. 

Một số chủng virus khác cũng có thể gây cảm lạnh gồm:

  • Virus hợp bào hô hấp
  • Virus parainfluenza 
  • Adenovirus, coronavirus và metapneumovirus

4. Cách phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả: không phải ai cũng biết

Cảm lạnh có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong nhiều ngày liên tục. Nếu bạn không muốn trải qua tình cảnh này thêm lần nào nữa, hãy tìm hiểu và áp dụng một số cách phòng ngừa cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn chính là điểm mấu chốt của các biện pháp trên.

Virus gây cảm lạnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí hoặc thông qua sự tiếp xúc cá nhân. Mặt khác, bạn cũng có thể nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc dịch tiết của người bệnh.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh, bạn cần: 

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch

Bạn nên tập thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch trong 20 giây để tạm thời diệt hết vi trùng đang bám trên bộ phận này, bao gồm cả virus cảm lạnh. Nếu không có đủ dụng cụ, bạn có thể thay thế bằng nước rửa tay khô hoặc chất khử trùng tay chứa cồn. 

rửa tay phòng tránh cảm lạnh

Rửa tay thường xuyên để tránh lây cảm cho bản thân hay người khác

Tránh dùng tay bẩn chạm vào mắt, mũi và miệng 

Việc dùng tay chưa rửa sạch chạm vào mắt, mũi hay miệng là yếu tố rủi ro phổ biến nhất của các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh. Bởi vì virus cảm lạnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các “con đường” trên. 

Hạn chế dùng tay dụi mắt để phòng ngừa cảm lạnh

Hạn chế dùng tay chạm lên mặt để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Lúc này, người bệnh có phần tương tự “ổ virus sống”, có thể lây lan virus cảm lạnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với họ. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị mọi người nên hạn chế tiếp xúc với những đối tượng này nhằm phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh để tránh lây lan bệnh

Nên giữ khoảng cách phù hợp với người bệnh để tránh lây lan

Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy áp dụng các mẹo sau đây để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho người thân, bao gồm: 

  • Ở trong phòng và hạn chế tiếp xúc với mọi người
  • Tránh những cử chỉ thân mật như ôm, hôn hay bắt tay
  • Quay mặt đi hoặc tốt nhất là tránh xa người khác nếu bạn muốn ho hoặc hắt hơi
  • Sử dụng khăn giấy để che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc xì mũi rồi vứt đi ngay
  • Rửa tay sau khi ho, hắt hơi hay xì mũi
  • Khử trùng các đồ vật mà bạn thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc điều khiển tivi

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị cảm lạnh hiệu quả, nhanh chóng

Biến chứng của cảm lạnh


Nguồn tham khảo:

How to Prevent the Common Cold. https://www.onhealth.com/content/1/prevent_catching_cold_flu

10 Best Ways to Stop a Cold Before It Even Starts, According to Doctors. https://www.prevention.com/health/a20469206/how-to-prevent-a-cold/

Các bài viết khác

Đau họng kéo dài là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thông thường, đau họng có thể biến mất trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau họng kéo dài quá 10 ngày, bạn có thể...

Điều cần biết về đau họng liên cầu khuẩn không kèm sốt

Trong vài trường hợp, nhiệt độ cơ thể của người mắc bệnh đau họng liên cầu khuẩn có thể vẫn ở mức...

Tập thể dục khi cảm lạnh: nên hay không nên

Mục đích chính của tập thể dục là nâng cao sức khỏe cho cơ thể, từ đó hỗ trợ tăng cường khả...

Vì sao bạn bị đau cơ sau khi luyện tập thể thao?

Đau cơ sau khi luyện tập hay chứng đau nhức cơ trì hoãn khởi phát là một dạng điều hòa cơ bắp, có...

Tiết lộ 6 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức quai hàm dai dẳng

Cơn đau nhức quai hàm có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân...

Điểm khác nhau giữa viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Mặc dù viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai tình trạng riêng biệt, nhưng không ít người vẫn nhầm...