Cẩm Nang | Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho bé

Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho bé

Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là cảm lạnh do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Lúc này, nhiều ba mẹ lo lắng muốn con mau khỏi bệnh nên thường mua thuốc cảm cho bé uống. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về việc dùng thuốc cảm cho bé, hiệu quả điều trị bệnh có thể không như bạn mong muốn. Thậm chí, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết sau!

1. Nhận biết cảm lạnh và cúm mùa ở trẻ

Cảm lạnhcảm cúm là hai bệnh khác nhau nhưng nhiều người thường nhầm lẫn là một bởi những triệu chứng bệnh khá giống nhau và đều lây truyền qua đường hô hấp. Tuy nhiên, xét về nguyên nhân gây bệnh, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm A, B gây ra. Trong khi đó, cảm lạnh là bệnh gây ra bởi nhiều nhóm virus khác nhau như Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus… Do vậy, trẻ có thể mắc cảm lạnh nhiều đợt trong năm. Đặc biệt, trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ dễ bị cảm lạnh nhất. Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh.

Khi trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc cảm lạnh và cảm cúm nhất

Triệu chứng nhận biết cảm lạnh và cảm cúm ở bé: 

Cảm lạnh

  • Đau họng.
  • Chảy nước mũi.
  • Chảy nước mắt.
  • Hắt xì.
  • Mệt mỏi.
  • Ho.
  • Sốt nhẹ (có thể xảy ra hoặc không).
  • Đau đầu (hiếm gặp).

Cảm cúm

  • Sốt cao đột ngột (trên 38,5- 39 độ C).
  • Đau đầu.
  • Đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Ở trẻ chưa biết nói thì thường quấy khóc.
  • Chảy nước mũi.
  • Đau họng.
  • Ho.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn.

2. Một số loại thuốc cảm cho bé

Các bậc phụ huynh lưu ý 4 loại thuốc cảm cho bé chuyên trị cảm lạnh, cảm cúm sau:

Paracetamol (Acetaminophen)

Paracetamol là hoạt chất thường được sử dụng trong các thuốc giảm đau nhanh và hạ sốt ở trẻ em. Hoạt chất này giúp làm giảm thân nhiệt ở trẻ bị sốt và giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh…

Sử dụng thuốc cảm cho bé cần đúng liều lượng

Sử dụng thuốc cảm cho bé cần đúng liều lượng theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho trẻ là 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần. Đối với trẻ trên 1 tháng – 12 tuổi sử dụng tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên: bạn cho trẻ dùng 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg trong 6-8 giờ.

Lưu ý

Paracetamol có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nên dùng ở mức hạn chế do trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi do dễ bị nhiễm độc paracetamol, có thể dẫn đến suy gan và tử vong.

Paracetamol là thuốc không kê đơn, bạn có thể dễ dàng mua tại nhà thuốc. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể có trong thành phần của một số thuốc cảm lạnh khác, do đó trẻ có thể dùng quá liều nếu bố mẹ không kiểm tra kỹ thành phần thuốc. Vì vậy, trước khi cho trẻ dùng paracetamol để hạ sốt hoặc giảm đau, bạn hãy chắc chắn các thuốc khác trẻ đang dùng không có chứa paracetamol nhé.

Decongestant

Decongestant là nhóm thuốc chống sung huyết (thuốc thông mũi) có thể giúp giảm triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, bao gồm các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine.

Liều dùng

Đối với phenylephrine 1,25 mg/0,8 mL, dung dịch uống:

  • Trẻ từ 2-5 tuổi: có thể uống 1,6 mL mỗi 4 giờ không quá 6 liều hàng ngày.

Đối với phenylephrine 1,25 mg/0,8 mL, viên nhai hoặc dung dịch uống:

  • Trẻ từ 6-11 tuổi: có thể 10mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: có thể uống 10-20 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.

Lưu ý

Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ. Nếu dùng decongestant ở dạng nhỏ mũi hoặc xịt mũi bạn chỉ cho trẻ sử dụng từ 3-5 ngày. Nếu sử dụng thời gian dài có thể bị tác dụng ngược và làm triệu chứng bệnh nặng hơn.

Thuốc ức chế ho

Codeine và dextromethorphan là hai loại thuốc ho thường được sử dụng. 

Bạn chỉ nên cho trẻ dùng thuốc ho khi trẻ bị ho dai dẳng gây mệt hay mất ngủ. Nếu trẻ không khó thở khi bị ho, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc ức chế ho. Nếu ho do tình trạng chảy dịch mũi sau thì bạn có thể sử dụng thuốc chống sung huyết kèm với siro ho.

Các loại thuốc trị cảm cho bé có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng liều lượng, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Các loại thuốc trị cảm cho bé có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng liều lượng

Lưu ý

Codein và dextromethorphan là hai thành phần có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ như khó thở. Do đó, các chuyên gia cũng cảnh báo về việc sử dụng các loại thuốc có các hoạt chất trên cho đối tượng trẻ em.

Thuốc kháng histamine

Histamine là một chất do cơ thể tiết ra khi chúng ta tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng histamine. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm các triệu chứng liên quan đến việc giải phóng histamine, chẳng hạn như:

  • Hắt xì
  • Ngứa tai và mắt
  • Chảy nước mắt
  • Ho
  • Chảy nước mũi

Một số hoạt chất phổ biến trong các thuốc kháng histamine như brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine. 

Các hoạt chất này thuộc thế hệ thuốc kháng histamine đời đầu, do đó có thể gây buồn ngủ. Vì tính chất này, bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ kê thuốc này để người bệnh dùng vào buổi tối.

Các thuốc kháng histamine không kê đơn thế hệ thứ hai không gây buồn ngủ, bao gồm cetirizine, fexofenadine, loratadine.

Liều dùng thuốc brompheniramine

  • Đối với trẻ từ 2- 6 tuổi: có thể dùng 6,25 mg uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 37,5 mg/ngày.
  • Đối với trẻ từ 6- 12 tuổi: có thể dùng 12,5-25 mg uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 150 mg/ngày.
  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên: có thể dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 300 mg/ngày.

Lưu ý

Thuốc có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu dùng quá liều, trẻ có thể bị khó ngủ, bồn chồn, chán ăn. Do đó, bạn không nên tự ý dùng thuốc kháng histamine cho trẻ dưới 2 tuổi.

3. Bố mẹ cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc cảm cho bé?

Điều đầu tiên mà bố mẹ cần lưu ý là các loại thuốc cảm sẽ không làm cho bé khỏe nhanh hơn. Việc sử dụng thuốc cảm cho bé chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và không bị khó chịu nhờ làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Nếu trẻ không cải thiện triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm sau một vài liều thuốc hoặc tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn, bạn nên dừng thuốc và đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám. 

Khi bé sốt cao liên tục, không có dấu hiệu giảm sốt mặc dù đã sử dụng thuốc cảm cúm cho bé thì cần đưa bé nhập viện ngay

Khi bé sốt cao liên tục, không có dấu hiệu giảm sốt cần đưa bé nhập viện ngay

Trên thị trường có nhiều loại thuốc cảm dùng cho người lớn có thành phần giống với thuốc cảm trẻ em nhưng hàm lượng cao hơn hoặc có chứa chất cấm dùng cho trẻ. Do đó, khi mua thuốc, bạn cần phải nói rõ mua cho trẻ để tránh hiểu lầm.

Khi chọn thuốc cảm cho bé, bạn hãy chắc chắn hiểu rõ công dụng của từng thành phần trong thuốc để trẻ dùng thuốc hiệu quả. 

FDA cảnh báo: Theo các chuyên gia, hầu hết các vấn đề với thuốc cảm lạnh xảy ra khi bố mẹ sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo (dùng thuốc thường xuyên hoặc sử dụng nhiều hơn một loại thuốc ho, thuốc cảm lạnh có cùng hoạt chất). Do đó, bố mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng sử dụng của thuốc cũng như những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

4. Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Đối với trường hợp trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm nhẹ, bạn có thể đến nhà thuốc tìm mua các loại thuốc cảm cho bé mà không cần chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng của trẻ ngày càng nặng hoặc tình trạng bệnh không cải thiện, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay.

Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở xuống bị sốt
  • Trẻ sốt từ 39°C trở lên
  • Môi xanh
  • Trẻ thở nặng nhọc, bao gồm phập phồng cánh mũi, khò khè, thở nhanh,co kéo lồng ngực
  • Trẻ không ăn hoặc uống, có dấu hiệu mất nước (như đi tiểu giảm)
  • Trẻ cáu kỉnh hoặc buồn ngủ quá mức
  • Trẻ đau tai dai dẳng
  • Trẻ ho kéo dài hơn ba tuần

Vì cơ địa mỗi trẻ sẽ khác nhau nên tốt nhất bạn cần nắm rõ các thông tin về thuốc, sử dụng thuốc cảm cho bé đúng liều lượng theo từng độ tuổi và cân nặng để điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi bé có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ thăm khám ngay lập tức, tránh trường hợp chủ quan, khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong điều trị và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác. 

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh và lưu ý khi sử dụng

Trẻ bị sốt nên làm gì? 10 điều nên và không nên làm


Nguồn tham khảo:

When to Give Kids Medicine for Coughs and Colds. https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/when-give-kids-medicine-coughs-and-colds

A Guide to Children’s Cold Medicines. https://www.verywellhealth.com/before-you-buy-childrens-cold-medicines-2632309

Common cold. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/symptoms-causes/syc-20351605

Các bài viết khác

Trẻ bị đau họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi bé bị đau họng nhiều phụ huynh rất lo lắng, không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu...

Trẻ mọc răng có bị ho sổ mũi không? Những lưu ý khi chăm sóc

Khi mọc răng, một số bé có xu hướng chảy nước mũi. Tình trạng bé bị sổ mũi vào lúc này thường...

Phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt do bệnh, Những điều bố mẹ cần biết

Các biểu hiện trong giai đoạn mọc răng của các bé có thể không giống nhau. Tuy nhiên, không ít trẻ bị...

Những biến chứng cảm lạnh bạn cần biết

Biến chứng cảm lạnh thường là những vấn đề nhiễm trùng phát sinh do tình trạng này kéo dài quá lâu hoặc...

Viêm khớp: nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương. Có rất nhiều nguyên...

Thông tin cần biết và cách chữa trị bệnh đau nhức khớp ngón tay

Bệnh viêm khớp ngón tay làm đau nhức khớp ngón tay, khó uốn cong hoặc khó cử động ngón tay và gặp...